Cách thức xử lí kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 65 - 67)

* Cách thức mã hóa số liệu

Số liệu được mã hóa sau khi xử lý theo quy ước của bảng dưới đây;

Bảng 2.1. Quy ước số liệu và định khoảng trung bình Khoảng điểm đánh giá Vai trò Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện Mức độ ảnh hưởng Quy ước mã hóa 1-> 1.8 Không có vai trò gì Không bao giờ Không hiệu quả Hoàn toàn không ảnh hưởng 1 1.81 -> 2.61 Ít quan trọng Thỉnh thoảng Thấp Ảnh hưởng ít 2 2.62 -> 3.42 Bình

thường Bình thường Bình thường Bình thường 3

3.43 - > 4.23 Quan trọng Thường

xuyên Cao Ảnh hưởng 4

Trên 4.23 Rất quan trọng

Rất thường

xuyên Rất cao Ảnh hưởng

* Công thức tính định khoảng trung bình như sau

Khoảng trung bình = (số lựa chọn – 1)/ số lựa chọn * Phần mềm xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phầm mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) của IBM và phầm mềm Excel của Microsoft.

* Các số thống kê được sử dụng trong luận văn Điểm trung bình

Điểm số trung bình trong luận văn được sử dụng với những ý nghĩa sau: Trung bình là số đại diện cho tất cả các phần tử trong tập hợp một quan sát vì nó nhạy cảm với mọi sự biến thiên về giá trị của các phần tử có trong quan sát. Người nghiên cứu sử dụng điểm trung bình nhằm định tâm các lựa chọn của khảo sát, để đưa ra những nhận định mà các ý kiến khảo sát có xu hướng tập trung nhiều nhất.

Trung bình cộng được sử dụng khi người nghiên cứu muốn có một số định tâm có thể chịu ảnh hưởng với tất cả mọi sự thay đổi của các phần tử trong quan sát.

Khoảng điểm trung bình

Mục đích sử dụng khoảng trung bình là để ước lượng một cách tương đối các nhận định của những người khảo sát về mức độ đánh giá một nội dung cụ thể nào đó trong thăm dò. Biên độ của khoảng đánh giá bằng số lựa chọn trừ đi một và chia cho số lựa chọn đó.

Căn cứ vào mức độ định khoảng người nghiên cứu có thể nhận biết được mức độ đồng tình hay không đồng tình của một nội dung khảo sát.

Độ lệch chuẩn

Trong một quan sát độ lệch chuẩn cho biết sự phân tán các phần tử của quan sát so với điểm trung bình của quan sát. Hay nói cách khác, độ lệch chuẩn cho biết khoảng cách giữa từng phần tử của quan sát so với điểm trung bình.

Nếu độ lệch chuẩn càng lớn thì các phần tử quan sát càng cách xa điểm trung bình. Nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì các phần tử quan sát càng tập trung gần với điểm trung bình.

phân tán các ý kiến khảo sát xung quanh số định tâm trung bình. Qua đây có thể xác định được sự ổn định của những ý kiến khảo sát.

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

Chỉ số Cronbach's Alpha là chỉ số nói lên độ tin cậy của thang đo và cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không? Nhưng lại không cho biết các biến quan sát được biến nào là hợp lí, biến nào không hợp lí, biến nào cần giữ lại, biến nào cần loại bỏ. Trong khuôn khổ luận văn này người nghiên cứu không tìm hiểu sâu về chỉ số này mà chỉ quan tâm đến các thông số đo được của các quan sát trong luận văn.

Theo các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)