khai kết quả công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường
Mục tiêu của biện pháp
Tự kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD là công việc mà hiệu trưởng nhà trường phải chủ động thực hiện nhằm mục đích tìm ra, khẳng định những ưu điểm để phát huy, đồng thời phát hiện kịp thời những hạn chế, sai sót để kịp thời điều chỉnh, giúp cho các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch công tác XHHGD của nhà trường đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lí công tác XHHGD đã đề ra.
Qua kiểm tra, đánh giá giúp cho hiệu trưởng nhà trường quản lí, nắm bắt được tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia. Bên cạnh đó, nguồn lực vận động, huy động đóng góp, tài trợ, hỗ trợ từ công tác XHHGD là nguồn lực của toàn xã hội, việc sử dụng các nguồn lực đó phải hiệu quả và được mọi người công nhận. Do vậy việc công khai và sử dụng các nguồn lực huy động được phải được thực hiện kịp thời, minh bạch và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng mà hiệu trưởng nhà trường cần phải thực hiện.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác XHHGD của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung của kế hoạch công tác XHHGD. Tuy nhiên, người hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD một cách cụ thể, rõ ràng, có mục tiêu, nội dung, phương pháp và các tiêu chí đánh giá cụ thể. Một kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa cụ thể, khoa học có thể giúp hiệu trưởng nhà trường theo dõi, nắm bắt được tiến độ và mức độ thực hiện kế hoạch công tác XHHGD của mình.
Tổ chức thành lập tổ kiểm tra gồm các thành viên trong hội đồng trường, Chủ tịch Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân và mời Ban địa diện cha mẹ học sinh để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ XHHGD của các các thành viên trong nhà trường; kết quả huy động và thực tế sử dụng các nguồn lực XHHGD của nhà trường; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện XHHGD của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ, kết quả thực hiện; kịp thời động viên, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện thường xuyên là một trong những nội dung của kế hoạch kiểm tra. Hiệu trưởng nhà trường cần thường xuyên theo dõi kế hoạch kiểm tra, thực hiện các nội dung kiểm tra thường xuyên và kịp thời. Qua kiểm tra, hiệu trưởng nhà trường có thể thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch XHHGD của mình, những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn cần khắc phục để từ đó đề xuất hướng điều chỉnh kịp thời.
Đôn đốc, động viên kịp thời mọi thành viên trong quá trình tham gia thực hiện hoạt động XHHGD tại đơn vị. Hiệu trưởng cần có những tác động cần thiết đến các đối tượng để biến yêu cầu của XHHGD thành nhu cầu hoạt động của từng người. Qua kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng nhà trường có thể biết được nội dung nào được thực hiện tốt, nội dung nào chưa được thực hiện tốt; ai thực hiện tốt nhiệm vụ, ai chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời động viên, khen thưởng hoặc đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.
Công khai kết quả thực hiện công tác XHHGD của nhà trường định kì trong các buổi họp, trên website, trên bảng thông báo và trong báo cáo của nhà trường. Đây là một nội dung rất cần thiết phải được thực hiện bởi vì các lực lượng được huy động tham gia vào thực hiện công tác XHHGD của nhà trường rất muốn biết kết quả thực hiện như thế nào cũng như những đóng góp của mình mang lại lợi ích gì đối với sự phát triển giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường cần công khai kết quả công tác XHHGD của nhà trường để toàn xã hội thấy được các nguồn lực huy động được từ xã hội hóa được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện hiệu quả các nội dung của biện pháp trên, cần phải có các điều kiện sau:
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá của nhà trường phải cụ thể, rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác XHHGD của nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể,
rõ ràng; xác định đầy đủ các nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
Hiệu trưởng nhà trường phải có khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy và chính xác; kịp thời biểu dương, khuyến khích, động viên để phát huy tính tích cực chủ động của các lực lượng khi tham gia các hoạt động của XHHGD nhà trường.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ và nguyên tắc công khai trong nhà trường. Đây là điều kiện bắt buộc cho bất kì nội dung quản lí nào của người hiệu trưởng nhà trường. Đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ và nguyên tắc công khai trong xây dựng kế hoạch cũng như sử dụng nguồn tài trợ từ công tác XHHGD giúp nhà trường nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên và sự tin tưởng, hưởng ứng của cha mẹ học sinh và cộng đồng.