Hình thức thực hiện XHHGD ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 37 - 40)

Khi nói đến công tác XHHGD ở trường THCS, câu hỏi thường đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục là XHHGD cần được tổ chức như thế nào. Giải quyết được vấn đề này sẽ có ý nghĩa vô cùng tích cực trong việc góp phần nâng cao chất lượng công tác XHHGD. Để thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD ở các trường THCS, đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải có các hình thức tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình của địa phương. Các hình thứ chủ yếu của XHHGD hiện nay gồm:

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Để tạo điều kiện cho mọi người đều được học tập, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, Đảng và Nhà nước ta chủ

trương đa dạng hóa các loại hình học tập như học tập chính quy, không chính quy; tập trung, không tập trung, học từ xa, học qua mạng. Đối với các trường THCS hiện nay, hình thức đa dạng hóa loại hình học tập không nhiều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là học chính quy tại trường, học phổ cập giáo dục; học một buổi hoặc học hai buổi/ngày.

Lập các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy. Hình thức này được thực hiện thông qua các trường bổ túc văn hóa; các trung tâm giáo dục thường xuyên-giáo dục nghề nghiệp; các trung tâm giáo dục ngoài giờ như trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề; mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên và không chuyên được thực hiện rất đa dạng về hình thức và nội dung học tập.

Du học tự túc do gia đình tài trợ hoặc vừa làm vừa học ở nước ngoài. Hình thức này phổ biến hơn ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc cao đẳng, đại học. Cấp THCS ít được thực hiện hơn, nhất là ở vùng nông thôn vì rất tốn kém và học sinh THCS ở độ tuổi không thể vừa học, vừa làm.

Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tài trợ. Hình thức này dễ dàng được thực hiện bởi các trường THCS ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc vì các mạnh thường quân, các nhà tài trợ thường quan tâm hỗ trợ vùng khó khăn. Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này, người hiệu trưởng nhà trường phải thật sự năng động trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân ở các vùng phát triển quan tâm và đồng ý tài trợ.

Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý kiến vào các quyết sách liên quan đến giáo dục như chiến lược phát triển GDĐT, chương trình đạo tạo, sách giáo khoa, cải tiến thi cử. Hiện nay, hình thức này chủ yếu được thực hiện ở tầm vĩ mô, đối với các cấp quản lí thuộc trung ương và tỉnh. Tuy nhiên, trong tương lai, khi trình độ dân trí cao hơn, việc phân cấp quản lí rộng hơn đến các cơ sở giáo dục thì các cơ sở giáo dục có thể sử dụng hình thức này để tạo điều kiện cho người dân tại địa phương tham gia vào đóng góp ý kiến cho chương trình giáo dục của nhà trường; những chủ trương, kế hoạch mà nhà trường đề ra.

Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác giáo dục, đào tạo; mời chuyên gia giáo dục nước ngoài hoặc người ngoài ngành đến giảng dạy. Đây là hình

thức góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế cũng như chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, hình thức này rất khó thực hiện đối với các trường THCS vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vì nguồn lực tham gia thực hiện còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn tài lực và nhân lực; khả năng sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên cũng còn nhiều hạn chế, khó thực hiện được.

Thành lập và củng cố các tổ chức hội như hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục, ủy ban văn hóa giáo dục. Các tổ chức trên là lực lượng quan trọng giúp cho các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện công tác XHHGD của mình. Do vậy, cần đưa các tổ chức trên vào hoạt động có quy củ và hiệu quả. Đây là những tổ chức làm đầu mối, tạo niềm tin giữa các nhà tài trợ và các cơ sở giáo dục. Việc củng cố các tổ chức hội này cần phải được thực hiện từ trung ương đến cơ sở thì hiệu quả hoạt động của nó mới đáp ứng yêu cầu.

Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính trong lĩnh vực giáo dục.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã đưa ra các điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa cũng như các nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa như giao đất làm trường, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế đất, ưu đãi tín dụng. Hình thức này chỉ được các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện; các cơ sở giáo dục chỉ là người tham mưu.

Nhà nước điều tiết ngân sách và điểm chuẩn thi tuyển theo hướng ưu tiên cho các vùng miền và các đối tượng. Hình thức này cũng chỉ được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.

Tóm lại, đối với các trường THCS có thể thực hiện các hình thức XHHGD sau:

(1) Lập các học bổng, các quỹ khuyến học trong nhà trường, kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học bổng và quỹ khuyến học của nhà trường;

(2) Tạo điều kiện cho người dân, cha mẹ học sinh tham gia đóng góp cho chương trình giáo dục cũng như các chủ trương, kế hoạch nhà trường để chương trình giáo dục cũng như các chủ trương, kế hoạch nhà trường phù hợp với điều kiện

thực tế địa phương, khả thi và được đồng thuận cao;

(3) Liên kết với các trường trong vùng, các cơ sở giáo dục trong huyện, trong tỉnh để hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục; kêu gọi các nhà trí thức ở địa phương tham gia giảng dạy, giáo dục miễn phí cho học sinh;

(4) Củng cố hội khuyến học của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, hội đồng trường và các hội đồng khác. Huy động các tổ chức này tham gia thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)