Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 52 - 54)

+ Phẩm chất, năng lực quản lí của hiệu trưởng

Trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí XHHGD nói riêng, phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, những cơ sở giáo dục nào mà người hiệu trưởng có phẩm chất năng lực tốt thì công việc quản lí điều hành nhà trường rất hiệu quả và giúp cho trường đó phát triển không ngừng và ngược lại. Theo yêu cầu thì người hiệu trưởng trường THCS phải có những phẩm chất, năng lực sau: Về phẩm chất, trước hết phải có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; chấp hành tốt các đường lối chủ trương của Đảng và Pháp luật của nhà nước; có lối sống giản dị, tác phong sư phạm, gương mẫu, đoàn kết gắn bó với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Thứ hai, phải là người luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục với một tầm nhìn xa trông rộng, niềm tin tuyệt đối về lí tưởng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ngoài ra, còn phải kể đến một số phẩm chất cần thiết khác như: lòng nhiệt tình, nhân ái, trung thực, quyết đoán, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân và đồng nghiệp và luôn có tinh thần, ý chí cầu tiến. Tất cả các phẩm chất trên đều có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý thực hiện công tác XHHGD. Ví dụ như lòng nhiệt tình, nhân ái thì sẽ tạo được sự cảm mến, đồng thuận của cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và xã hội; tính trung thực sẽ giúp cho việc huy động, sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch. Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT đưa ra 5 tiêu chuẩn để đánh giá hiệu trưởng gồm: Phẩm chất nghề nghiệp; Quản trị nhà trường; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí. Ví dụ tiêu chuẩn Quản trị nhà trường có các tiêu chí mô tả tiêu chuẩn như: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; Quản trị nhân sự nhà trường; Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường; Quản trị tài chính nhà trường; Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học

sinh của nhà trường; Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ngoài ra theo Thông tư này, hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh

Trong GDĐT, nguồn lực lớn nhất, là một trong những yếu tố quan trọng đó là con người “con người là quý nhất”. Trong nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh là những yếu tố làm nên chất lượng giáo dục của nhà trường bởi vì hoạt động giáo dục là chủ đạo. Cán bộ, giáo viên có năng lực sẽ tham mưu cho nhà trường xây dựng kế hoạch, chiến lược đúng đắn, có tính khả thi cao; hơn nữa họ còn là lực lượng trực tiếp giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Học sinh ngoan, học giỏi là nguồn động lực to lớn cho nhà trường, quý thầy cô trong giảng dạy. Không những tạo nề nếp học tập nghiêm túc mà đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh còn đem lại nhiều danh hiệu, sự vinh quang cho nhà trường như danh hiệu giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các thành tích xuất sắc trong các kỳ thi. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà trường nâng cao uy tín, tạo được niềm tin vững chắc cho cộng đồng xã hội. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo viên cũng phải có năng lực tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

+ Hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã ghi rõ: “Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường để thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh...”. Đồng thời, Điều 6 của Điều lệ cũng quy định rõ: “Ban đại diện có nhiệm vụ phối hợp với hiệu trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng khuyến khích học

sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; động viên cán bộ giáo viên tích cực nâng cao chất lượng giáo dục”. Do vậy, Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng vai trò quan trọng trọng việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động XHHGD. Một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức, hoạt động đúng quy định, hiệu quả thì sẽ giúp nhà trường huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)