6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.5. Tăng cƣờng vốn tài chính phục vụ cho công tác NCKH
Nguồn tài chính phục vụ cho công tác NCKH của Trường là rất hạn hẹp. Chi phí đào tạo do Nhà nước thực cấp cho mỗi sinh viên một năm thấp hơn so với định mức chi phí đào tạo do Bộ Tài chính quy định (6.300.000đ/lsv/lnăm). Mặt khác, kinh phí mà Nhà nước hỗ trợ cho Trường không thu học phí của sinh viên (theo Thông tƣ 66/1998/TTLT/BGD và ĐT-BTC ngày 26/2/1998 của liên bộ GD-ĐT- Bộ tài chính) lại chậm được thực hiện.
Muốn phát huy vai trò, tác dụng của các nguồn nhân lực, vật lực; muốn bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công tác NCKH của Trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH thì phải tăng cường vốn tài chính cho hoạt động này. Theo chúng tôi, để làm tốt công tác này, Nhà trường cần chú ý các vấn đề sau:
Tận dụng khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn thu khác của Trường từ các dịch vụ: trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm luyện thi, cho thuê mặt bằng, các hợp đồng đào tạo với các trường bạn..., sắp xếp điều chỉnh các hoạt động có thu đưa về quỹ tự có của Trường, tạo điều kiện tài chính thực hiện các chính sách nội bộ khuyến khích hoạt động NCKH.
Tranh thủ nguồn tài trợ của Nhà nước và nước ngoài (qua các dự án về các trường sư phạm, dự án trung học cơ sở, các cơ sở doanh nghiệp, tổ chức văn hoá, khoa học...).
Thành lập quỹ phát triển tài năng sinh viên trên cơ sở kêu gọi sự đóng góp hỗ trợ tự nguyện của các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ được triển khai hoạt động
theo hướng khuyến khích sinh viên thi đua học tập và NCKH (cấp nhiều học bổng hoặc khen thưởng cho sinh viên có thành tích NCKH).