Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt độngNCKH và kiểm tra chặt chẽ công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 129 - 132)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt độngNCKH và kiểm tra chặt chẽ công tác

NCKH

Để đạt chất lượng NCKH tốt, ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và bồi dưỡng khả năng hoạt động KH cho sinh viên thông qua việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về phương pháp chuyên môn, làm quen với các phương pháp tìm kiếm, sắp xếp và phản ánh có phê phán các kiến thức lý luận, khả năng sử dụng các kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ nhất định, tập cho sinh viên phương pháp tiếp cận sáng tạo, giáo dục họ tính chủ động, khả năng độc lập, định hướng những vấn đề nảy sinh ra, phân tích các hiện tượng và đưa ra kết luận, phát triển trí tưởng tượng và óc quan sát, tăng cường tính tích cực của sinh viên trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà trường, mà nhiệm vụ trực tiếp là các Khoa và Tổ bộ môn. Do thực tế

phát triển KT-XH, giáo dục thay đổi, tri thức, thông tin KH mới không ngừng phát hiện và phát triển; yêu cầu về NCKH càng đòi hỏi sự nhanh nhạy, sự cải tiên, có kế hoạch chu đáo, khoa học và hợp lý, trong khi CBGD (vì lý do khách quan hoặc chủ quan) thường quen vói cách làm việc cũ, chậm thay đổi, ít tìm hiểu thực tế, tiếp nhận những thông tin mới nên trong NCKH còn có một số hạn chế, nội dung nghiên cứu chưa thực tế, tiến trình thực hiện các công việc còn chưa hợp lý...

Theo kết quả trứng cầu ý kiến ở bảng 3,4b về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động và nề nếp NCKH của Khoa, Trường cho thây: 27,2% số ý kiến của CBQL và CBGD cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động và nề nếp NCKH của Khoa, Trường là "Đôi khi", và "Không bao giờ". Đây là một trở ngại lớn cho việc quản lý nhằm tăng cường hoạt động NCKH cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động này bởi "quản lý mà không kiểm tra thì không là quản lý". Để hạn chế điều nấy thì quản lý hoạt động NCKH phải sâu sắc, chặt chẽ, nhất thiết phải có kiểm tra về hoạt động NCKH ở Khoa, Tổ bộ môn một cách khoa học, khách quan để đánh giá chính xác khả năng, chất lượng NCKH của giáo viên và sinh viên. Qua đó có cơ sở để uốn nắn những hạn chế, thiếu sót và cổ vũ, động viên phong trào NCKH trong tập thể sư phạm và sinh viên của Trường, từ đó ngày càng nâng cao số lượng và chất lượng NCKH, đảm bảo yêu cầu đặt ra trong mục tiêu yêu cầu NCKH.

Theo chúng tôi, công tác quản lý hoạt động NCKH của Trường, trong thời gian tới cần đặc biệt chú ý thực hiện tốt những nội dung sau đây:

 Kiểm tra nắm vững công tác chuẩn bị hoạt động NCKH ở các Khoa, Tổ bộ môn gồm kế hoạch, thời gian thực hiện, số lượng đề tài KH, người thực hiện, tiến trình công việc phải làm, đề cương nghiên cứu... của giảng viên và sinh viên.

 Theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện các đề tài NCKH của giảng viên, sinh viên tiến hành đúng thủ tục, qui định, đúng lịch trình.

 Tăng cường kiểm tra các sản phẩm khoa học để đánh giá khả năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tri thức KH và khả năng NCKH của giảng viên, sinh viên.

 Thường xuyên tiến hành trao đổi, thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung NCKH và phương pháp NCKH ở các Khoa, Tổ bộ môn.

 Cuối mỗi học kỳ, cuối năm học phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác NCKH ở các Tổ, Khoa, Trường.

4.2.4. Nâng cấp, bổ sung các phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH

4.2.4.1. Tăng cƣờng bổ sung tài liệu, sách tham khảo cho hoạt động NCKH

Hiện nay, dò tri thức KH, các lĩnh vực KH luôn phát triển nhanh, khối lượng thông tin vừa mới vừa nhiều; những tài liệu sách tham khảo mà thư viện Trường có phần nhiều đã cũ, việc mua tài liệu, sách mới thường bị ấn định bồi lượng kinh phí nhất định nên số lượng tài liệu, sách tham khảo,... để cung cấp cho giảng viên và sinh viên còn nhiều hạn chế. Đối với một số kiến thức của lĩnh vực KHCB, KHGD, có thể có tài liệu, sách cũ vẫn còn có giá trị nhưng phần lớn các tài liệu, sách đã lạc hậu hoặc đang thiếu nhiều tài liệu. Để có thể nghiên cứu, hoàn thành một đề tài NCKH nào đó thường thì người nghiên cứu phải có tài liệu hoặc sách chuyên ngành của lĩnh vực khoa học đó, một số sách tham khảo có liên quan, một số báo, tạp chí, sách giáo khoa phổ thông... Nguồn sách và tạp chí nói trên chù yếu do thư yiện cung cấp. Vì vậy, theo chúng tôi, để nâng cao chất lượng NCKH, Nhà trường cần thường xuyên bổ sung các sách có liên quan đến ngành nghề, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên. Sự cung cấp kịp thời các loại sách này sẽ giúp giảng viên, sinh viên có thể nhanh chóng tiếp cận với những kiến thức mới, cần thiết cho ngành sư phạm nói chung và cho những bộ môn khoa học nói riêng. Đồng thời, việc xây dựng, mở rộng phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, mở cửa liên tục cũng là một điều kiện để thu hút giảng viên, sinh viên nghiên cứu, tham khảo, tự bồi dưỡng, mở mang kiến thức.

4.2.4.2. Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH

Kết quả trưng cầu ý kiến ở bảng 3.7h về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH cho thấy chỉ có 3,3%, ý kiến đánh giá là "Đầy đủ, khá tốt''; 57,2% đánh giá là "Chƣa đạt yêu cầu, cần phải nâng cấp, mua sắm thêm nhiều"32,3% cho rằng "Vừa phải, chấp nhận đƣợc". Điều này cho thấy trang thiết bị kỹ thuật của Nhà trường mới đáp ứng được một phần cho hoạt động NCKH, còn một phần cũng đáng kể là những trang thiết bị cũ, lạc hậu, nhất là ở các phòng thí nghiệm hoá, lý, sinh, phòng máy vi tính... Trong thời gian qua, kinh phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị được tập ứung xây dựng một số phòng thí nghiệm và

một số thiết bị kỹ thuật, thiết bị thông tin nghe nhìn. vấn đề đặt ra là giáo viên, sinh viên lại chưa được trang bị những kiến thức để sử dụng những thiết bị kỹ thuật có thể dùng để nghiên cứu chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thiết thực.

Việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho NCKH là hết sức cần thiết, vì đây là công cụ giúp người nghiên cứu thu được nhiều thông tin, dữ liệu và xử lý trong NCKH và giúp tiếp cận dễ dàng vấn đề, đối tượng nghiên cứu. Thiết bị kỹ thuật dùng cho NCKH còn giúp người nghiên cứu thực hiện các phương pháp nghiên cứu mới theo công nghệ, phương pháp nghiên cứu tiên tiến, qua đó phát huy được tối đa tính tích cực của giảng viên, sinh viên, Tuy nhiên điều cần lưu ý là phải hướng dẫn cho giáo viên, sinh viên sử dụng tốt, thành thạo những thiết bị kỹ thuật dùng cho NCKH thì việc nghiên cứu mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)