Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt độngNCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 98 - 118)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt độngNCKH

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NCKH, trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi không có tham vọng xem xét được hết các tác động, ảnh hưởng đó. Sau đây, chúng tôi xin được trình bày các yếu tố, mà theo chúng tôi có ảnh hưởng nhiều, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động NCKH của trường CĐSPTP.HCM.

XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG

3.3.3.1. Ngƣời dạy

Người dạy là một yếu tố quan trọng của hoạt động NCKH ở trường CĐSP. Trong nhà trường, người thầy sư phạm, trước hết, phải có tâm huyết với nghề, có phương pháp sư phạm, ham nghiên cứu KHGD, có năng lực sư phạm, có nề nếp, tác phong tự học, tự nghiên cứu; thông qua các hoạt động NCKH, trình độ KH và trình độ thực tiễn của họ được nâng cao, nội dung giảng dạy và hướng dẫn sinh viên sẽ phong phú và có chất lượng hơn, nội dung học thuật của các bộ môn, trung tâm sẽ được hình thành và được xác định rõ ràng hơn, các yêu cầu của thực tế, giáo dục và xã hội sẽ làm phong phú thêm cho các bài giảng. Họ sẽ có được niềm say mê, hào hứng trong NCKH, ý thức tìm tòi, khám phá trong giảng dạy và giáo dục sinh viên, lòng say mê nghề nghiệp, sự tận tụy đối với sinh viên, sẩn sàng giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên NCKH... Vì vậy, yếu tố tác động chủ yếu, trực tiếp có tính chất quyết định đối với hoạt động NCKH rõ ràng là ở đội ngũ giáo viên. Vậy chất lượng hoạt động NCKH của người giáo viên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Theo chúng tôi, có năm yếu tố chính. Đầu tiên là phẩm chất đạo đức mà những biểu hiện trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động NCKH là quan điểm chính trị, tỉnh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ. Thứ hai là năng lực trình độ chuyên môn - sƣ phạm. Thứ ba là chất lƣợng của tập thể sƣ phạm (đoàn kết thân ái, tương trợ lẫn nhau, trình độ về các mặt chính tri - đạo đức, chuyên môn, sư phạm). Thứ tư là các phƣơng tiện dạy học - NCKH (sách vở, tài liệu, đồ dùng thí nghiệm...). Thứ năm là sức khỏe và toàn bộ các điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của ngƣời giáo viên. Năm yếu tố trên không độc lập với nhau, mà tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của giáo viên; do đó,

ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động NCKH. Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ xin đề cập đến trình độ học vấn và ý thức của đội ngũ CBGD trong Trường thể hiện ở bảng 3.7abảng 3.7b sau đây:

Bảng 3.7a: Phân loại trình độ học vấn của CBGD của các năm học.

Số liệu ghi nhận ở bảng trên cho thấy:

• Số lượng đội ngũ CBGD của Trường có trình độ học vần sau đại học có tăng lên từ

1,2% đến 17,7%. Đây là một vấn đề mang tính tất yếu, vì đội ngũ CBGD là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Đối với trường CĐSP TP.HCM, thì việc nâng cao trình độ CBGD theo đ/c Hiệu trưởng là "Rất cần thiết" vì nó có ý nghĩa then chốt, quyết định sự phát triển của Nhà trường nói chung và hoạt động NCKH nói riêng. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ CBGD có trình độ sau đại học trong những năm học qua của Nhà trường chưa tương xứng so với yêu cầu và quy mô đào tạo ngày càng mở rộng và phát triển của Nhà trường, số lượng CBGD trình độ sau đại học tăng lên chậm, nhất là đội ngũ CBGD có trình độ Tiến sĩ, do vậy mà lực lượng cán bộ khoa học đầu đàn, đội ngũ giảng viên có năng lực, tiềm lực chất xám, sức sáng tạo KH của Trường những năm học qua như đ/c Hiệu trưởng có nhận xét: "Còn ít, chƣa đủ mạnh" và giải thích điều này như sau: Ở các phòng Khoa, Tổ chuyên mốn số cán bộ giỏi, đầu đàn, có thâm

niên sư phạm cao, giảm nhanh do sự giảm tự nhiên của đội ngũ (rất nhiều CBGD, CBQL lâu năm đến tuổi nghỉ hưu).

• Số CBGD của Trường có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chưa nhiều do điều kiện chủ quan, khách quan chi phối mà có sự mất cân đối trong việc qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sau đại học của đội ngũ CBGD: số cán bộ đi học sau đại học ở cấc môn KHXH nhiều hơn các môn KHTN và Ngoại ngữ. Cơ cấu lại không đồng bộ, không đủ chủng loại ở tất cả các bộ môn gây nên sự bất cân bằng giữa các môn trong cùng một Khoa. Mặc dù Trường đã có 25 năm xây dựng và trưởng thành, nhưng đội ngũ giáo viên lại chưa có sự trưởng thành về trình độ học vấn, đa số chỉ tập trung ở trình độ Cử nhân đại học (trung bình của các năm học là

76,8%). Phải chăng, Nhà trường chưa tạo điều kiện giúp đỡ anh chị em nâng cao trình độ, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình hay do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giáo viên chưa đảm bảo nên họ chưa chú trọng đến việc học tập, nghiên cứu. Theo chúng tôi, Nhà trường (HT) cần tiếp tục có những chủ trương, biện pháp thích hợp, quan tâm động viên để anh chị em ương Trường tích cực trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên ngày càng phức tạp, nặng nề. Người CBGD nếu không có ý thức thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề của mình. vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của CBGD là vấn đề sống còn của chất lượng giáo dục.

Bảng 3.7b: về ý thức, trách nhiệm của giảng viên trong việc tham gia hoạt động NCKH, công tác NCKH

Kết quả ghi nhận ở bảng trên cho thấy:

• Số lượng CBGD có ý thức, trách nhiệm "Tốt""Khá" trong việc tham gia các hoạt động NCKH, công tác NCKH là 73,8%, còn lại 26,1% ở mức "Trung bình""Yếu, còn hạn chế". Điều này cho thấy sốCBGD có ý thức tích cực, nghiêm túc trong hoạt động NCKH là khá cao ở các Khoa, Tổ bộ môn và Trường; chúng tôi được cho biết: Theo Thông tƣ số37/TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 14/11/1980 thì việc học tập, bồi dƣỡng, NCKH là nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy tại trƣờng ĐHSP và CĐSP, đó vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của ngƣời giáo viên, nhằm thiết thực giúp cho công tác giáo dục, giảng dạy, đào tạo đạt chất lượng tốt. Do đó nhiều CBQL, CBGD cho rằng ý thức, thái độ tích cực, nghiêm túc ương việc tham gia các hoạt động NCKH, công tác NCKH là đương nhiên phải có, có như thế người giáo viên mới làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình và ở nhiều Khoa, Tổ bộ môn hoạt động NCKH được tiến hành một cách đều đặn, nghiêm túc, thường xuyên hàng năm theo đúng qui định, kế hoạch của Khoa, Tổ bộ môn và Trường. Một SỐCBGD khác thì cho rằng: NCKH còn là một trong những cách thức để người giảng viên học hỏi, bồi dưỡng tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình; Hướng dẫn sinh viên làm đề tài NCKH (Khóa luận) là một trong những hình thức dạy học trong quá trình dạy học ở bậc đại học.

• Kết quả đánh giá ở bảng 3.7b cũng đưa ra sự khác nhau của các ý kiến đánh giá giữa các đối tượng được trưng cầu ý kiến. số ý kiến đánh giá của CBQL về ý thức, trách nhiệm của giảng viên trong việc tham gia hoạt động NCKH, công tác NCKH ở mức độ “Tốt""Khá" thì thấp hơn so với số ý kiến đánh giá của CBGD và số ý kiến đánh giá của CBQL về vấn đề này ở mức độ "Trung bình (Tạm đƣợc)""Yếu, còn hạn chế" lại cao hơn so với số ý kiến đánh giá của CBGD. Sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của CBGD và CBQL về việc này, có thể lý giải như sau: đội ngũ CBGD là những người trực tiếp tạo nên sản phẩm khoa học bằng sự cố gắng, nỗ lực lớn lao cho việc đầu tư sức lực, trí tuệ, tiền bạc của cá nhân với mong muốn sản phẩm khoa học của mình có chất lượng cao nhất như mong muốn. Do đó họ thường đánh giá cao về bản thân; bên cạnh đó, cũng có một số người có thể đánh giá chưa chính xác về mình, họ có thể đánh giá cao hơn so với thực tế về con người của mình: về tinh thần, trách nhiệm, năng lực, danh dự... khi họ giao tiếp, bàn luận với người khác. Như vậy, đánh giá của Hiệu trưởng, đội ngũ CBQL được trưng cầu ý kiến về ý thức, trách nhiệm của giảng viên ương việc tham gia hoạt động NCKH, công tác NCKH, xem ra có thể chính xác hơn. Vì đ/c Hiệu trưởng và các

CBQL có cái nhìn bao quát, khách quan hơn và hiểu rõ những gì đang diễn ra, họ có trách nhiệm quan trọng đối với hoạt động NCKH của giảng viên, do vậy họ phải đánh giá đúng về công việc, về con người.

Nếu theo ý kiến đánh giá của đ/c Hiệu trưởng và các CBQL thì có 66,7% số ý kiến đánh giá ý thức, trách nhiệm của giảng viên trong hoạt động NCKH, công tác NCKH là “Tốt" và

"Khá"; còn lại 33,3%"Trung bình""Yếu, còn hạn chế" (25,9% ở mức "Trung bình"

7,4%"Yếu, còn hạn chế"). Nghĩa là, số CBGD có ý thức, trách nhiệm chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động NCKH, công tác NCKH còn ở một tỷ lệ đáng kể, đáng phải suy nghĩ. Theo chúng tôi, qua tìm hiểu thực tế các số liệu, qua trao đổi, trò chuyện trực tiếp với đ/c Hiệu trưởng, các CBQL, CBGD thì có những nguyên nhân chính sau đây:

 Do trình độ đội ngũ giảng viên một số người còn có những hạn chế nhất định nên một vài Khoa, Tổ bộ môn và Ban giám hiệu Trường chưa có yêu cầu cao và chưa thật sự đặt vấn đề NCKH trở thành một yêu cầu bức thiết, cấp bách.

 Do đời sống kinh tế của giáo viên nói chung và giáo viên ở Nhà trường sư phạm nói riêng trên cả nước và ở TP.HCM còn rất khó khăn, chật vật (Mức thu nhập trung bình của CBGD qua các năm học vừa qua theo phòng Tài vụ trường CĐSP. TP.HCM cho biết là khoảng 700.000 - 800.000 đ/tháng/người, bao gồm tất cả các khoản lương và phụ cấp, phúc lợi). Sự tác động của kinh tế thị trường tạo nên hiện tượng chuyển dịch chất xám ra các thành phần kinh tế khác có thu nhập cao hơn, có điều kiện phát triển hơn dẫn tới không ít anh chị em giảng viên chưa thật sự gắn bó, yên tâm trong công tác tại trường sư phạm.

 Do chế độ chính sách về kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, sinh viên làm NCKH từ Bộ cho đến Trường chưa thiết thực, thỏa đáng. Điều này chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở phần sau.

3.3.3.2 Ngƣời học

Một yếu tố có ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động NCKH của Trường từ phía người học đó là tình trạng sinh viên có kết quả học tập ở năm 2 xếp loại Khá, Giỏi nhưng không tham gia thực hiện đề tài NCKH. Thực tế công tác quản lý đào tạo ở Trường cho thấy: SỐ sinh viên xếp loại học tập Giỏi và Khá là đáng kể, tỷ lệ sinh viên năm 2 xếp loại học tập Giỏi và Khá qua các năm học (Bảng 3.7c) là: 1995-1996: 39,9%; 1996-1997: 41,9%; 1997- 1998: 31,9%; 1998-1999: 40,1%; 1999-2000: 59,9%; 2000-2001: 62,3%.

Do vậy, tỷ lệ sinh viên năm 2 có kết quả học tập xếp loại Giỏi, Khá nhưng không thực hiện làm đề tài NCKH, được ghi nhận là: 1995-1996: 84%; 1996-1997: 94,8%; 1997-1998:

91,4%; 1998-1999: 95,0%; 1999-2000: 95,5%; 2000-2001: 96,3%) (Xem phụ lục 13). Kết quả này cho thấy:

 Tỷ lệ sinh viên năm 2 có xếp loại học tập Giỏi, Khá nhưng không thực hiện làm đề tài NCKH, thấp nhất là 84,0 %, cao nhất là 96,3 %.

 Số lượng sinh viên năm 2 có đủ tiêu chuẩn để được làm đề tài NCKH (Kết quả học tập xếp loại Giỏi hoặc Khá) tính trung bình có xu hướng tăng lên từ năm học 1995-1996 đến năm học 2000-2001 nhưng số sinh viên tham gia thực hiện đề tài NCKH (Khóa luận) tính trung bình lại không tăng. Sự biến đổi không có tính tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng này qua các năm học trong các hoạt động GD-ĐT của Nhà trường nói chung và trong công tác NCKH, hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng, đòi hỏi những người làm công tác GD-ĐT, đ/c Hiệu trưởng, các CBQL, CBGD của Nhà trường phải hết sức quan tâm, chú ý, tìm hiểu và tìm ra phương cách, biện pháp hữu hiệu để có thể phát huy tiềm lực, trình độ khoa học, khả năng NCKH của sinh viên Nhà trường ở mức tốt nhất.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu ý thức, thái độ học tập, sự cố gắng thực hiện các bài tập thực hành NCKH của sinh viên, vì nó có thể liến quan đến việc sinh viên không muốn thực hiện làm đề tài NCKH. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.7d:

Bảng 3.7d: Ý thức, thái độ học tập, sự cố gắng thực hiện các bài tập thực hành NCKH của sinh viên

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

70,4% số ý kiến CBQL, CBGD, SV và HT đánh giá ý thức, thái độ học tập, sự cố gắng thực hiện các bài tập NCKH của sinh viên là "Tốt""Khá", có 23,0% cho là ở mức độ

"Trung bình" và chỉ có 6,6% cho là "Yếu".

Số ý kiến đánh giá ở bảng 3.7d cũng cho thây sự khác nhau trong nhận định giữa các đối tượng được trưng cầu ý kiến. Sinh viên năm thứ 3 đánh giá ý thức, thái độ, sự cố gắng trong học tập NCKH đạt từ "Khá" trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn so với CBQL, CBGD (74,6%); chỉ có

25,4% cho là ý thức, thái độ, sự cố gắng là "Trung bình""Yếu". Bởi có thể, sinh viên cho rằng mình đã cố gắng ở mức tốt nhất và có ý thức, thái độ học tập tốt, ít ai cho rằng mình còn có ý thức, thái độ, sự cố gắng kém trong học tập. Trong khi đó, tỷ lệ CBQL đánh giá ý thức, thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong việc thực hiện các bài tập thực hành, NCKH ở mức độ

"Tốt""Khá" là thấp hơn so với sv và CBGD, có lẽ do các CBQL là những người ít hoặc không trực tiếp giảng dạy sinh viên ở học phần phương pháp NCKH Giáo dục nên thường dựa vào kết quả học tập để nhận xét. Do đó chỉ có đội ngũ CBGD là những người trực tiếp, thường xuyên giảng dạy, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra sinh viên trong quá trình học tập là có thể hiểu biết rõ nhất, vì vậy số ý kiến đánh giá của giảng viên về ý thức, thái độ và sự cố gắng trong việc thực hiện các bài tập thực hành, NCKH là xác đáng nhất. Với số ý kiến đánh giá “Tốt"

Như vậy, một bộ phận lớn sinh viên của Trường đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng, cần thiết của hoạt động NCKH ở sinh viên. Qua trao đổi trực tiếp với một số sinh viên năm 3 sắp ra trường, chúng tôi được những sinh viên này cho biết thêm: việc thực hiện các bài tập thực hành NCKH, viết tiểu luận, viết các chuyên đề,., hoặc làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp sẽ giúp cho họ có một khả năng tư duy, phương pháp nghiên cứu để có năng lực giải quyết vân đề do yêu cầu của thực tiễn, được làm quen thực tế và góp phần giải quyết các vấn đề khoa học do thực tế giáo dục đặt ra. Vậy nguyên nhân nào khiến sinh viên năm 2 có kết quả học tập xếp loại Giỏi và Khá không muốn thực hiện làm đề tài NCKH? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét kết quả trưng cầu ý kiến ở bảng3.7e sau đây:

Bảng 3.7e: Nguyên nhân khiến sinh viên không thực hiện để tài NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)