Các công cụ quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 50 - 52)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1. Các công cụ quản lí

Người quản lí (HT) phải nắm chắc các công cụ của mình để tác động vào toàn bộ cơ cấu và hoạt động của nhà trường, mà hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH.

Các công cụ quản lí là các phương tiện mà người quản lí (HT) có thể sử dụng để tác động vào đối tượng quản lí nhằm làm cho đối tượng vận động và phát triển, tiến tới mục tiêu đã định.

Các công cụ mà người quản lí (HT) cần sử dụng để tác động vào đối tượng là:

Đó là các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động NCKH, các chính sách, chế độ đối với giáo viên và học sinh, các quy định đối với các hoạt động của nhà trường; chính sách đầu tư cho giáo dục.

Nhà nước ta đang tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến hành cải cách hành chính, tăng cường quản lí mọi mặt hoạt động xã hội bằng pháp luật. Trường sư phạm, với tư cách là một cơ quan Nhà nước, cũng cần quản lí nhà trường bằng pháp luật, tăng cường kỷ cương, phép nước trong việc quản lí mọi mặt hoạt động của nhà trường.

Các chế định được xây dụng từ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ quy luật phát triển của xã hội, trong đó có nền giáo dục. Vì vậy, quản lí các mặt hoạt động của xã hội theo các chế định thì đảm bảo các hoạt động quản lí đúng đắn và có kết quả. Người ta thường nói: người quản lí là người phải hành động có nguyên tắc. Đó là nguyên tắc làm việc theo các chế định. Nhưng thực tiễn luôn biến đổi, khi đó chủ trương, đường lối cũng thay đổi. Do vậy mà các chế định cũ đã không còn phù hợp, không phát huy được tác dụng tích cực trong công tác quản lí và sự phát triển của xã hội. Trong trường hợp đó phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế định. Điều này cho ta thấy, một mặt người quản lí phải luôn nắm vững các chế định và sử dụng các chế định thích hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế công tác; mặt khác, người quản lí phải sâu sát thực tế và có tư duy mềm dẻo để khi thấy chế định không còn phù hợp nữa thì không thể cứ máy móc áp dụng các quy định đã lạc hậu. Bác Hồ đã dạy: "nguyên tắc cứng đờ thì hỏng việc".

1.6.1.2. Tổ chức

Để thực hiện mỗi nhiệm vụ công tác thì công cụ tổ chức là rất cần thiết đối với người quản lí. Nó giúp xây dựng một cơ cấu bộ máy thích hợp cho công việc, hoặc nó giúp cải tiến cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn, nó đổi mới quy chế làm việc, nó giúp giảm biên chế để làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn..

1.6.1.3. Các nguồn lực

Các nguồn lực gồm có nhân lực, vật lực và tài lực:

 Nhân lực: Một đơn vị tổ chức bao giờ cũng cần cổ một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nếu đội ngũ nhân lực chưa đạt yêu cầu về các mặt đó thì phải bổ sung, thay thế, bồi dưỡng, đào tạo, giảm bớt, để luôn có một đội ngũ tốt, làm việc có năng suất và chất lượng cao. Con người là nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn nhân

lực chủ yếu của trường học là đội ngũ giáo viên; bên cạnh còn có đội ngũ cán bộ, công nhân viên khác.

 Vật lực: bao gồm tất cả vật tư, trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ cho việc thực hiện một nhiệm vụ công tác. Trường lớp và thiết bị phục vụ cho dạy -học, NCKH là sức mạnh vật chất của trường học. Có cơ sở vật chất hiện đại thì mới có nền giáo dục và trình độ NCKH hiện đại. Vì vậy, cần từng bước nâng cấp cơ sở vật chất ưường học theo hướng hiện đại hóa. Cơ sở vật chất trường học phải phục vụ đầy đủ cho mọi mặt giáo dục toàn diện của nhà trường. Mặt khác, nó phải tạo ra một cảnh quan sư phạm, môi trường học thuật có tác dụng giáo dục nhiều mặt đối với sinh viên, giáo viên và cán bộ, công nhân viên của trường.

 Tài lực: là vốn đầu tư về tài chính cho trường, bao gồm ngân sách Nhà nước, vốn tự có và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật. Vốn tài chính nuôi sống hoạt động của nhà trường, nhưng thường nó không được cấp đủ và đúng lúc cần thiết. Vì vậy, nên cần có những phương án dự phòng, quản lí chặt chẽ nhằm kịp thời khai thông các vướng mắc để đảm bảo cho guồng máy nhà trường luôn chạy đều; đặc biệt là đảm bảo lương và các chế độ phụ cấp cho giáo viên và công nhân viên để họ luôn yên tâm công tác. Tình trạng phổ biến và kéo dài trong các trường học của chúng ta là tài lực thiếu thốn, thường nó chỉ đủ chi lương cho cán bộ và một số khoản chi tối thiểu khác. Do vậy, nhiều mặt hoạt động bị hạn chế, cơ sở vật chất thì nghèo nàn, lạc hậu và xuống cấp. Với chính sách ưu tiên đầu tư cho ngành sư phạm, vấn đề này đang và sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài chính, tránh lãng phí và chi tiêu đúng, trước hết là cho việc cải thiện các điều kiện dạy - học, NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)