Các nguyên tắc quản lí cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 47 - 50)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.2. Các nguyên tắc quản lí cơ bản

Nguyên tắc quản lí là những yêu cầu, những quy định chung nhất, cơ bản phổ biến, chỉ đạo hoạt động và tổ chức của hệ thống quản lí nhằm đảm bảo mục đích quản lí. Do tính chất chỉ đạo của nó, nguyên tắc phải biểu hiện được các mối quan hệ ổn định, bền vững, tồn tại trong hệ thống quản lí. Nhờ thực hiện nó, các quy luật chi phối đối tượng quản lí được đảm bảo.

Các nguyên tắc của QLGD là:

1.5.2.1. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng

Trước hết là làm cho tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng đã cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương, chính sách... giáo dục trở thành hệ tư tưởng và quan điểm chủ đạo duy nhất của toàn bộ công tác giáo dục.

Nguyên tắc này coi việc giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và đạo đức là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình giáo dục.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cần chăm lo xây dựng Tổ chức Đảng vững mạnh trong nhà trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, làm tham mưu tốt cho các cấp ủy Đảng về phát triển và QLGD; đồng thời chăm lo xây dựng các tổ chức chính quyền, các đoàn thể vững mạnh.

1.5.2.2. Tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lí. Xét về mặt tổ chức thì đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Việc thực hiện nguyên tắc này bảo đảm sự thống nhất của tổ chức và trình độ tổ chức cao của hệ thống đồng thời đảm bảo phát huy cao độ các khả năng tiềm tàng, trí tuệ tập thể. Nó thể hiện ở sự kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ dân chủ, tập thể trong quản lí.

Thực chất nguyên tắc này đảm bảo cho kỉ luật chặt chẽ. Do kỉ luật đó được xây dựng trên cơ sở dân chủ rộng rãi, chế độ dân chủ nhằm tạo nên sức mạnh của tổ chức, tăng cường tính kỷ luật trong tổ chức.

Nguyên tắc này thể hiện trong đường lối giáo dục thống nhất, các quan điểm nguyên tắc giáo dục thống nhất đồng thời phát huy tính đa dạng, tính sáng tạo của quần chúng trước hết là đội ngũ giáo viên, làm cho việc quản lí được thống nhất mà không "đồng nhất" một cách máy móc.

Để thực hiện nguyên tắc này, một mặt Hiệu trưởng cần xác lập đầy đủ, cụ thể những phạm vi trách nhiệm trong hoạt động giáo dục, mặt khác làm cho mỗi giáo viên nhận thức sâu sắc và tự giác phạm vi trách nhiệm của mình trong tập thể.

1.5.2.3.Bảo đảm tính khoa học, tính kế hoạch và tính thực tiễn trong quản lí giáo dục

Muốn bảo đảm tính khoa học trong QLGD, người quản lí phải nắm được cơ sở khoa học của nó. Khoa học và QLGD phải dựa vào thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau: điều khiển học, luật học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục học, tâm lí học... Vì vậy, tính khoa học ương QLGD trước hết đòi hỏi quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm vận động (phát triển).

Chân lí bao giờ cũng cụ thể, hoạt động giáo dục không chấp nhận sự dập khuôn và đơn giản, nên tính khoa học trong QLGD đòi hỏi tính cụ thể và tính thực tiễn. Đối tượng của giáo

dục là những nhân cách cụ thể, đa dạng. Do đó, tính cụ thể trong quản lí đòi hỏi phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể. Tính thực tiễn trong QLGD đòi hỏi người quản lí hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế trong từng thời gian ở các không gian khác nhau.

Các quá trình giáo dục thường diễn ra trong thời gian dài và có nhiều lực lượng tham gia cùng một lúc; vì vậy QLGD luôn luôn đòi hỏi tính kế hoạch cao. Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, toàn diện và từng mặt là một yêu cầu nghiêm ngặt của QLGD.

1.5.2.4. Nguyên tắc tính hiệu quả

Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức và quản lí giáo dục. Muốn đạt hiệu quả cao, người quản lí phải nắm được những thành tựu mới của KHKT, vận dụng các phương pháp khoa học vào công tác quản lí như: các phượng pháp dự thảo và thông qua quyết định, tối ưu hóa hệ thống và cơ cấu tổ chức các cơ quan QLGD, tổ chức khoa học lao động, quản lí khoa học v.v...

Hiệu quả QLGD phải được tính đến trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những phí tổn nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực). Trong giáo dục cần phân biệt

hiệu quả trong và hiệu quả ngoài.

Các hoạt động chức năng của người quản lí phải tuân theo một số nguyên tắc quản lí cơ bản như:

 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

 Nguyên tắc tập trung dân chủ.

 Nguyên tắc tính khoa học.

 Nguyên tắc tính hiệu quả.

Thí dụ: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đòi hỏi người quản lí khi lập kế hoạch phát triển giáo dục phải theo đường lối phát triển giáo dục của Đảng đề ra. Đó là một nền giáo dục phục vụ cho sự phát triển KT - XH của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nó phải đào tạo ra đội ngũ nhân lực, đội ngũ KH và CN để tiến hành CNH, HĐH đất nước; xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi người quản lí phải xây dựng kế hoạch theo một quy trình:

 Dự thảo kế hoạch.

 Thảo luận kế hoạch.

 Hoàn thiện kế hoạch.

 Trình dụyệt cấp trên.

 Phổ biến kế hoạch.

Sau khi phổ biến kế hoạch cho tập thể lao động thực hiện thì, với cương vị người quản lí, Hiệu trưởng phải chỉ đạo và kiểm tra sát quá trình thực hiện kế hoạch từ đầu đến cuối. Từ khi xây dựng kế hoạch cho đến quá trình thực hiện kế hoạch và hoàn thành kế hoạch, tổng kết đánh giá thì gọi là kế hoạch hóa. Hay nói khác đi, kế hoạch hóa hoạt động nhà trường gồm cả hai quá trình xây dựng kế hoạch và sau đó biến toàn bộ kế hoạch thành hiện thực.

Nguyên tắc tính khoa học đòi hỏi việc thu thập và xử lí thông tin bằng những phương pháp khoa học, khách quan để có những kết luận đáng tin, làm cơ sở cho việc xác định đúng phương hướng phát triển của nhà trường, quyết định đúng các mục tiêu, xử lí đúng đắn các vấn đề trên cơ sở luật pháp, KHGD, khoa học quản lí...

Nguyên tắc tính hiệu quả đòi hỏi người quản lí luôn hướng mọi hoạt động của nhà trường vào các mục tiêu đã định và đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về kết quả cũng như về chi phí các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu.

1.6. SỬ DỤNG TỐT CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÍ ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA TRƢỜNG SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)