6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2. Hiệu quả ngoài của hoạt độngNCKH
Hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH nói lên khả năng, năng lực tốt trong nghiên cứu,
thực hiện các đề tài nghiên cứu, công trình khoa học của giảng viên và sinh viên trong hoạt động NCKH, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu của quá trình giảng dạy, học tập. Đây là hiệu quả đích thực của hoạt động NCKH. Hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH của
trường CĐSP TP.HCM là sự đánh giá khả năng thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ NCKH, hoàn thành các đề tài, công trình của giảng viên và sinh viên ương công tác NCKH. Đó là tỷ lệ giảng viên và sinh viên tham gia thực hiện được những yêu cầu nhiệm vụ NCKH, đề tài KH mà không lúng túng, vướng mắc, đạt được các đòi hỏi về NCKH, thực hiện và hoàn thành các công
trình, đề tài KH từ đạt yêu cầu trở lên. Việc xác định hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên ở trường CĐSP TP.HCM là cần thiết. Chúng tôi mong muốn tìm hiểu hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH để có cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của Nhà trường. Bảng 3.6a và 3.6b sau đây là kết quả trưng cầu ý kiến của Hiệu Trưởng, các CBQL, CBGD và sinh viên năm thứ 3 trước khi ra trường về khả năng NCKH của giảng viên và sinh viên Nhà trường.
Bảng 3.6a: Khả năng thực hiện đề tài NCKH của giảng viên
Kết quả bảng 3.6a cho thấy có 97,8% số ý kiến CBQL, CBGD có chung ý kiến của HT đánh giá khả năng và trình độ NCKH của giảng viên từ "Đạt yêu cầu" trở lên (trong đó "Tốt":
36,5%, "Khá": 49,1%, "Trung bình": 12,2%). Chỉ có 2,1% số ý kiến cho rằng khả năng, trình độ NCKH của giảng viên thuộc loại "Yếu, còn nhiều hạn chế". Như vậy, có thể nói hiệu quả ngoài trong hoạt động NCKH của giảng viên trường CĐSP TP.HCM khá tốt. Điều đó có nghĩa
là phần lớn đội ngũ CBGD đã có khả năng, trình độ cần thiết đế tham gia hoạt động NCKH và đảm bảo cho hoạt động NCKH, công tác NCKH đạt kết quả tốt nhất.
Kết quả này, đã được Đ/c Dƣơng Trí Đức, Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM, rất tin tưởng vào năng lực đội ngũ cán bộ của Nhà trường và nhận định như sau: "khả năng và trình độ NCKH của đội ngủ giảng viên là tốt bởi số lƣợng cán bộ khoa học, cán bộ giáo dục, đội ngũ chuyên gia đầu ngành có tay nghề chuẩn ở nhiều Khoa, nhiều bộ môn đƣợc phát triển dần từng bƣớc vững chắc, tuy chậm nhƣng xét về mặt chất lƣợng và số lƣợng, tiềm lực chất xám, sức sáng tạo khoa học là tƣơng đối mạnh". Bà Dƣơng Hồng Thanh, chánh văn phòng sở GD-ĐT TP.HCM, nguyên là cán bộ Sở GD-ĐT phụ trách công tác NCKH của Ngành, cho biết:
"Trƣờng CĐSP TP.HCM là một đơn vị mạnh của Ngành về NCKH, lực lƣợng đội ngũ cán bộ, sinh viên Nhà trƣờng trong hoạt động NCKH có năng lực nghiên cứu rất tốt, nhiều đề tài NCKH đƣợc đánh giá rất cao, số lƣợng đề tài NCKH chiếm tỷ lệ 50% của Ngành hàng năm. Có thể nói năng lực NCKH của Nhà trƣờng khá mạnh".
Thực tế hoạt động giảng dạy học tập, giáo dục - đào tạo của Nhà trường đã chứng minh: qua việc NCKH, thực hiện các đề tài khoa học phục vụ cho giảng dạy - học tập, GD - ĐT, đội ngũ CBGD Nhà trường luôn có ý thức tìm tòi, khám phá trong giảng dạy và giáo đục sinh viên. Kết quả NCKH đã thực sự tạo nên một sắc thái mới trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của CBGD trong Trường. Nhờ vậy CBQL, CBGD của Trường một mặt được nâng cao trình độ KH, giúp cho việc giảng dạy, đào tạo có chất lượng hơn, có những bước chuyển đáng ..kể trong những năm gần đây, mặt khác nghiệp vụ (nghề), năng lực NCKH cũng được vững vàng và có kết quả hơn... Tất cả đã giúp cho Nhà trường luôn tự khẳng định mình là một trường sư phạm tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, nhiều lần đơn vị nhận cờ thi đua của Bộ GD và ĐT, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 1996 và năm 2001 nhân kỷ niệm 25 năm thành lập (1976 - 2001), Trường lại một lần nữa được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì.
Như vậy, hầu hết những giảng viên sư phạm khi tham gia hoạt động NCKH đã đáp ứng được yêu cầu về hoạt động NCKH, thực hiện các công trình KH từ mức đạt yêu cầu trở lên. Nghĩa là, về mặt chất lượng đội ngũ CBGD của trường CĐSP TP.HCM phần lớn đã đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của công tác NCKH phục vụ cho việc giáo dục bậc THCS và Tiểu học của TP. HỒ CHÍ MINH.
Kết quả của bảng 3.6b như sau: có 96,8% số ý kiến CBQL, CBGD, sv và HT đánh giá khả năng và trình độ NCKH của sinh viên từ "Đạt yêu cầu trung bình)" trở lên (trong đó "Tốt":
10,0%, "Khá": 44,5%, "Trung bình": 42,3%). Chỉ có 3,1% số ý kiến cho rằng khả năng, trình độ NCKH của sinh viên là "Yếu". Do vậy, có thể nói hiệu quả ngoài trong hoạt động NCKH của sinh viên trường CĐSP TP.HCM là tốt. Điều này có nghĩa là sinh viên đã thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ, các công việc, thao tác nghiên cứu.... cần phải làm trong hoạt động NCKH để hoàn thành đề tài KH; họ biết tích lũy, trang bị tri thức một cách vững chắc, áp dụng được những kiến thức lý thuyết vào những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, làm quen, trang bị phương pháp NCKH... góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và kết quả học tập. Theo nghĩa này, về mặt chất lượng phần đông sinh viên trường CĐSP TP.HCM sau khi học xong học phần phương pháp nghiên cứu KHGD hoặc có thực hiện đề tài NCKH đều đã có thể đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu trong hoạt động NCKH, công tác NCKH ở sinh viên giúp cho sinh viên khi tốt nghiệp vừa có trình độ chuyên môn vững chắc vừa có khả năng làm công tác nghiên cứu.
Kết quả ghi nhận ở bảng 3.6b cũng cho thấy có sự nhận định khác nhau giữa các đôi tượng được trưng cầu ý kiến; Sinh viên năm thứ ba đánh giá khả năng, trình độ NCKH của sinh viên đạt từ loại "Khá" trở lên, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn 63,0%; chỉ có 3,0% sinh viên đánh giá loại "Yếu". Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tuy không phải tất cả sinh viên tham gia thực. hiện đề tài NCKH (Khóa luận), nhưng sinh viên năm thứ 2 đã được học qua học phần phương pháp nghiên cứu KHGD và được tập làm đề tài KH cũng như được kiểm tra, đánh giá khi kết thúc học phần này. Khi đó họ đã được đánh giá khá tốt và đạt yêu cầu, rất ít sinh viên không đạt yêu cầu. Chỉ khi thực sự tham gia thực hiện đề tài NCKH (Khóa luận hoặc Niên luận) thì năng lực và trình độ mới được bộc lộ hết sức mình, họ mới cảm thấy sự khó khăn phức tạp khi NCKH, mới cảm thấy khả năng thực sự của mình đối với yêu cầu NCKH, đòi hỏi họ phải cố gắng, nỗ lực công sức, trí tuệ để hoàn thành, mà một số lớn sinh viên năm thứ ba không chọn làm đề tài NCKH (Niên luận, Khóa luận), họ chỉ có thể hình dung và so sánh đối chiếu nên họ tự tin và khả năng của mình. Trong khi đó, sự đánh giá của HT, các CBQL, CBGD của trường CĐSP thấp hơn so với sự đánh giá chung, tỷ lệ chọn "Trung bình" và "Yếu" cao hơn so với sinh viên. Theo chúng tôi, có lẽ do đồng chí HI, CBQL, CBGD của Trường là những người thầy, người hướng dẫn sinh viên NCKH, vì vậy họ có yêu cầu cao đối với học sinh của mình và luôn mong muốn sinh viên ngày càng "trƣởng thành" trong hoạt động NCKH và đạt kết quả cao nhất. Mặt
khác, các thầy cô thường dựa vào tiêu chí đầu tiên là kết quả học tập, khả năng nhận thức của sinh viên để đánh giá chất lượng hoạt động NCKH ở sinh viên.