6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.2. Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt độngNCKH để thực hiện tốt vai trò, chức
năng của các trƣờng sƣ phạm
Để thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, trường sư phạm phải tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH, đáp ứng cho yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ thành lực lượng KH và CN hiện đại cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hiệu quả hoạt động NCKH là một khái niệm phức tạp. Hiệu quả là một khái niệm kép, nó hàm chứa kết quả và chi phí để có được kết quả đó. Kết quả càng cao và chi phí càng thấp thì hiệu quả càng lớn.
1.3.2.1. Kết quả hoạt động NCKH
Kết quả hoạt động NCKH phải được xem xét ở các mặt:
Số lượng
Số lượng của kết quả hoạt động NCKH là số lượng công trình, đề tài KH, đạt yêu cầu của kế hoạch, chương trình NCKH, trong năm học hay khóa học. Kết quả này phải được so sánh với số lượng (chỉ tiêu) đề tài đăng ký theo kế hoạch. Hiệu số bao gồm số đề tài chưa đạt yêu cầu. Số lượng còn được dùng để đánh giá xem có đạt chỉ tiêu kế hoạch hay không.
Chất lượng
Những đề tài đạt yêu cầu của kế hoạch, chương ứình nội dung NCKH có mức độ khác nhau, thường được phân ra các loại: đạt yêu cầu, khá, giỏi, xuất sắc. Tỷ lệ đề tài đạt từ khá trở lên thường được dùng để so sánh chất lượng nghiên cứu của các năm học, các khóa với nhau; trong đó cũng thường chú ý riêng đến tỷ lệ đề tài giỏi và xuất sắc. Bên cạnh đề tài được phân loại như trên, còn có đề tài được phân loại theo cấp độ: Bộ, Sở (thành phố), trƣờng, khoa.
Chất lượng đề tài NCKH phải được hiểu là chất lượng toàn diện, bao gồm: chất lượng lí luận - thực tiễn, thiết thực, phù hợp, khả năng vận dụng, ứng dụng theo các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. NCKH phải xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, nhanh chóng đưa những kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, gắn lí thuyết với thực hành, gắn nghiên cứu với ứng dụng, tạo ra hiệu quả cao trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Đó là những đề tài chứa đựng kiến thức khoa học, có luận cứ khoa học chặt chẽ, số liệu tin cậy, tính mới, tính thực tiễn, phương án giải quyết sáng tạo, những đề xuất rõ ràng, có sức thuyết phục; đề tài có sức khả thi cao, phục vụ hữu hiệu cho quá trình GD - ĐT và sự phát triển của nhà trường sư phạm.
Cơ cấu
Hệ thống đề tài được xác lập dựa trên các căn cứ phân tích nhu cầu của thực tiễn giáo dục, sự phát triển của khoa học, KHGD, theo sự đề xuất của các cơ quan chỉ đạo, các ngành học, theo các tư tưởng chỉ đạo thể hiện trong các văn kiện của Đảng, các chỉ thị năm học của Bộ GD - ĐT; dựa trên cơ sở kế hoạch NCKH có chỉ tiêu đăng ký các đề tài nghiên cứu, các Hội nghị khoa học cho từng Khoa, từng Tổ bộ môn. Kế hoạch ấy nhằm để mọi người có cơ hội tập dượt nghiên cứu, gắn quá trình dạy học với nghiên cứu và nhà trường có được những công trình khoa học, đủ về số lượng, về các lĩnh vực khoa học, đảm bảo cho việc thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tốt kế hoạch NCKH đã được xác định.
1.3.2.2. Chỉ phỉ hoạt động NCKH
Chi phí hoạt động NCKH bao gồm tất cả các chi tiêu cho nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động NCKH. Nó gồm các khoản chi:
Khấu hao các tài sản cố định sử dụng cho công tác NCKH.
Kinh phí cho đề tài của giảng viên và sinh viên.
Kinh phí cho các hội thảo, hội nghị khoa học, báo cáo khoa học...
Mua sắm các vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác NCKH, cho các bộ phận phục vụ khác.
Các khoản chi hành chánh.
Các khoản chi về đi thực tế, tham quan, tài liệu, sách tham khảo, in ấn.
Chi phí cho hoạt động NCKH là khá lớn vì một mặt do quá ưình nghiên cứu tương đối dài, mặt khác do yêu cầu đảm bảo chất lượng NCKH của đề tài, công trình KH, cộng thêm với
yêu cầu đảm bảo cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, sinh viên có một đời sống tinh thần và vật chất tốt để yên tâm và toàn tâm, toàn ý cho công tác NCKH, sinh viên phải có điều kiện học tập và sinh hoạt thuận tiện để tập trung được vào việc học tập và NCKH.
Hiện nay, mọi quốc gia đều coi chất lượng và trình độ NCKH như một cơ sở, điều kiện quan trọng để hội nhập vào thế giới hiện đại, văn minh và phát triển. Do đó, người ta cũng xem xét ngân sách giáo •dục, NCKH của các quốc gia để đánh giá chiến lược đầu tư cho giáo dục, NCKH trong cuộc chạy đua ở thế kỷ 21 của các dân tộc.
Như vậy là hiệu quả hoạt động NCKH phụ thuộc vào bốn chỉ số:
trong mối quan hệ sau đây:
Mỗi chỉ số thay đổi đều có ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH. Trong thực tế của chúng ta, chi phí hoạt động NCKH chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động NCKH, yêu cầu đào tạo về nhiều mặt. Tuy nhiên, cần phải chông lãng phí để đảm bảo chi cho các khoản cần thiết ở mức cho phép, trong khi chờ ngân sách được tăng dần theo Nghị quyết của Trung ương Đảng và Nhà nước và thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Vấn đề còn lại lổn nhất là phải tăng cường phấn đấu để đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu các công trình NCKH đúng kế hoạch về số lượng và cơ cấu. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động NCKH.
1.3.2.3. Hiệu quả trong, hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH
Xem xét về hiệu quả hoạt động NCKH của một trường Đại học, Cao đẳng người ta thường chú ý đến kết quả hoạt động NCKH hàng năm ứng với toàn bộ chi phí cho hoạt động NCKH của năm học đó. So sánh sự biến đổi của các chỉ số của hiệu quả hoạt động NCKH để kết luận là hiệu quả hoạt động NCKH tăng hay giảm. cần lưu ý rằng: hiệu quả hoạt động
NCKH hàng năm căn cứ vào những chỉ số được tính toán ở trong trường được gọi là hiệu quả trong.
Nhưng hiệu quả lớn nhất của hoạt động NCKH của trường SƯ phạm là đội ngũ giảng viên, sinh viên phải có được năng lực NCKH, tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo, nâng cao trình độ: Quá trình nghiên cứu đề tài (dù ở cấp độ Tổ bộ môn, cấp Khoa hay Trường và cao hơn nữa) người cán bộ, giảng viên được trương thành về nhiều mặt từ việc chọn đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề ra giả thiết khoa học, chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, khả thi đến việc tổ chức nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm, xử lí các số liệu thu được và tiến tới viết báo cáo khoa học tổng kết quá trình nghiên cứu (để nghiệm thu)..., qua các hoạt động NCKH trình độ khoa học và tành độ thực tiễn của giảng viên được nâng cao, nội dung giảng dạy và hướng dẫn sinh viên sẽ phong phú và có chất lượng hơn; Đối với sinh viên, NCKH sẽ rèn luyện năng lực làm việc độc lập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, trau dồi về phương pháp luận NCKH, biết sử dụng các phương tiện tính toán, các thiết bị đo lường để thực hiện thí nghiệm nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; bắt kịp trình độ khoa học, NCKH ở khu vực và thế giới và làm việc có kết quả. Đây là hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH ở trường sư phạm. Nó nói lên hiệu quả hoạt động NCKH của trường sư phạm đối với xã hội. Hay nói cách khác: NCKH là điều kiện để các thầy cô giáo, các nhà khoa học và sinh viên phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dạy tốt, học tốt, nghiên cứu tốt, thực hành giỏi, có nhiều cống hiến cho đất nước, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.