Tình hình chung của Trƣờng năm học 2000-2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 61 - 63)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Tình hình chung của Trƣờng năm học 2000-2001

Qua 25 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường CĐSP TP.HCM là một ứong những trường lớn trong hệ thống các trường CĐSP trong cả nước. Cơ chế tổ chức của Trường đảm bảo theo nguyên tắc: "Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lí, nhân dân làm chủ tập thể".

Bộ mảy tổ chức của Trường bao gồm: Đảng ủy, Ban Giám Hiệu các tổ chức chính trị: công đoàn, đoàn TNCS Trường. Trường có 05 phòng chức năng (phòng Tổ chức - chính trị, phòng Hành chính - tổng hợp, phòng Giáo vụ, phòng Quản trị - đời sống và phòng Tài vụ); lo khoa đào tạo và bồi dưỡng với 16 ngành đào tạo. Các bộ phận khác trực thuộc Ban Giám Hiệu gồm: tổ Mác-Lênin, tổ Thể dục thể thao - Quân sự, tổ Tâm lí - Giáo dục, tổ Tin học, Thư viện, Y tế, Ký túc xá, trường Thực nghiệm sư phạm và trường Tiểu học thực hành.

Về cơ sở vật chất, ngoài các phòng làm việc của khu vực hiệu bộ, Trường có 94 phòng học, lo giảng đường, 03 phòng học tiếng nước ngoài, 09 phòng máy vi tính, OI phòng thiết bị - kỹ thuật dạy học; 14 phòng thí nghiệm (vật lí, hóa học, sinh vật); ngoài ra còn có các xưởng trường phục vụ cho việc đào tạo của các ngành kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp và kỹ thuật nữ công. Ngoài máy vi tính phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Tin học, Nhà trường còn có 40 máy vi tính phục vụ cho công tác quản lí của Trường. Thư viện với 13.000 đầu sách và 84.000 cuốn sách đã phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, học tập và NCKH của Trường.

Về đội ngũ, tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường gồm 548 người với 218 nam, 330 nữ. Trong đó 04 người có trình độ Tiến Sĩ, 79 người có trình độ Thạc sĩ và 333 người có trình độ Cử nhân đại học. Hiện tại có 04 người đang theo học nghiên cứu sinh để đạt trình độ Tiến sĩ, 36 người đang theo học Cao học để đạt trình độ Thạc sĩ và rất nhiều người đang theo học các Đại học khác để lấy bằng Cử nhân 2.

Hiện nay, Nhà trường đang thực hiện công tác đào tạo cho hơn 2510 sinh viên hệ CĐSP chính quy. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đang tổ chức đào tạo cho gần 700 sinh viên khóa 9 của hệ đào tạo nâng cao trình độ giáo viên THCS từ Cử nhân CĐSP lên Cử nhân Đại học Sư phạm, trong chướng trình liên kết với trường Đại học Sư phạm Huế - một hệ đào tạo mà sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp có thể theo học để đạt trình độ Đại học, đáp ứng được với

yêu cầu phát triển, đổi mới của Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, Nhà trường cũng đang tổ chức đào tạo cho 36 sinh viên bộ môn Nhạc - Họa (theo kế hoạch B) cho các tĩnh Huế, Kiên Giang.

Thuận lợi:

 Được sự chỉ đạo cụ thể và sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân, Sở giáo dục - Đào tạo, cùng các ban ngành trong thành phố nên Trường đã có các điều kiện thuận lợi để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học và chuẩn bị thực hiện chủ trương nâng cấp Trường thành trường Đại học sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên THCS và giáo viên Tiểu học có trình độ đại học cho thành phố.

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, Ban chấp hành công đoàn, toàn Trường đã đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất. Kết hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học một cách đồng bộ, tạo ra bầu không khí làm việc phấn khởi, đem lại hiệu quả, chất lược cao trong mọi hoạt động của Nhà trường.

 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường khắc phục mọi khó khăn trong đời sống hiện tại, có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn tốt có ý thức tự giác học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ người thầy giáo theo những yêu cầu mới của Ngành và xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Khó khăn:

 Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm nghỉ hưu ngày càng nhiều, số giáo viên trẻ mới về chưa có thời gian, chưa hội đủ các điều kiện để đảm trách nhiệm vụ được phân công, thiếu kinh nghiệm về mọi mặt: Công tác tổ chức quản lý trong giờ dạy, tính sư phạm, tính khoa học khi lên lớp, công tác hướng dẫn thực tế và thực tập, kiến tập sư phạm...

 Tổ chức thực hiện chương trình mới của Bộ. Vì vậy để triển khai việc thực hiện theo chương trình mới Nhà trường phải điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch đào tạo cho các Khoa, các ngành học một cách đồng bộ. Mặt khác phải chuyển đổi trong các ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cấp 2 về một số môn như: Sinh - Hóa; Lý - Tin học; KTCN - Tin học; KTCN - Hóa; KTCN - Sinh; KT nữ công - Hóa... là việc làm rất khó khăn, phức tạp, yêu cầu phải có sự nỗ lực lớn của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường.

Quy trình đào tạo mới theo chương trình của Bộ đang trong thời gian thử nghiệm nên cần có thời gian để đúc kết rút kinh nghiệm và ổn định về mặt giáo trình và đội ngũ cán bộ giảng dạy.

 Quy mô tuyển sinh ngày càng lớn với nhiều loại hình đào tạo và việc thực hiện theo quy trình đào tạo mới cho nên công tác quản lý và giảng dạy ở một số đơn vị gặp khó khăn về cần bộ giảng dạy.

 Cơ sở vật chất chưa ổn định, còn thiếu những hạng mục rất cơ bản và cần thiết như: ký túc xá của sinh viên vẫn còn tạm bợ, trường Tiểu học thực hành chưa có, Hội trường quá nhỏ, thư viện, các phòng thí nghiệm của Trường chật hẹp, chưa đúng quy cách theo yêu cầu quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nhà thể thao đa năng tuy có trong kế hoạch của chương trình 4 song chưa được xây dựng. số phòng học còn thiếu Trường phải tổ chức học 2 ca nên ảnh hưởng nhiều đến công tác rèn luyện nghiệp vụ và hoạt động giáo dục toàn diện của sinh viên.

 Kinh phí đầu tư cho việc nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn.

 Vấn đề phân công công tác cho sinh viên tốt nghiệp ra trường còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục tư tương cho sinh viên và công tác nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo.

 Việc sát nhập trường Trung học sư phạm và trường Cao đẳng sư phạm bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn về việc bố trí sắp xếp nhân sự và việc phải tiếp tục nâng cao trình độ của nhiều giáo viên để đáp ứng yêu cầu trong công tác đào tạo chung của Nhà trường.

 Đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên có nhiều khó khăn, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình, cho nên phải bươn chải làm thêm nên phần nào có ảnh hưởng đến việc đầu tư thời gian cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)