Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 133 - 137)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của

Trƣờng

Điều kiện sinh hoạt vật chất có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giảng dạy - học tập, NCKH của cán bộ, giáo viên và sinh viên; thu nhập của CBGD còn thấp so với mặt bằng giá cả sinh hoạt đời sống, tình trạng sinh viên Giỏi, Khá của Trường không tham gia làm đề tài NCKH (Khoa luận) khá nhiều có nguyên nhân chủ yếu là do không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy, để tạo động lực trong hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ, sinh viên cần có những chế độ khuyên khích về mặt kinh tế, những chính sách xã hội để động viên tinh thần đối với họ. Theo chúng tôi, Nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ lương, chế độ phụ cấp ưu đãi, học bổng và các phụ cấp khác cho cán bộ, sinh viên của Trường. Đối với những giáo viên, cán bộ có khó khăn cần tạo điều kiện giúp đỡ họ tăng thu nhập, để họ yên tâm công tác. Đối với sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn, học giỏi cần có sự động viên, giúp đỡ kịp thời. Thu xếp nơi ở ương ký túc xá cho những sinh viên ngoại thành, để tạo cho sinh viên có điều kiện học tập, đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh.

4.2.7. Thành lập phòng quản lý khoa học (kiêm công tác đối ngoại) nhằm kiện toàn

công tác quản lý hoạt động NCKH và mở rộng quan hệ với các trường đại học, cao đẳng, các chuyên gia, Giáo SƯ, Tiến sĩ, các cơ quan, tổ chức NCKH ương nước và quốc tế.

Theo Qui định về tổ chức trƣờng Cao đẳng sƣ phạm (ban hành theo Quyết định số 38/QĐ ngày 15/01/1981 của BGD) chức năng nhiệm vụ của phòng giáo vụ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ, công tác có liên quan đến các mặt: giảng dạy, học tập, bồi dưỡng, NCKH, phối hợp các Tổ chức trong và ngoài nhà trường để điều hòa, cân đối các mặt hoạt động: học tập, lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, công việc hành chánh giáo vụ (nội quy, quy chế học tập, sổ sách, thời khoa biểu, học bạ, bằng tốt nghiệp...)

Trong những năm qua và hiện nay, phòng giáo vụ Nhà trường mặc dù phải thực hiện rất nhiều chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhưng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình một các mỹ mãn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động GD - ĐT của Nhà trường, góp phần rất lớn trong các thành tích mà Nhà trường đã đạt được trong những năm vừa qua. Tuy

nhiên, do phải đảm nhiệm quá nhiều phần việc nên sự quán xuyến, bao quát, tường tận mọi vấn đề không phải là tuyệt đối. Do vậy, kiện toàn bộ phận quản lý công tác NCKH của Trường để đưa công tác NCKH dần dần vào nề nếp và phát huy vai trò đầu mối quản lý KH (bao gồm hợp tác quốc tế KHKT, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá kết quả...) là việc cần thiết phải tiến hành nhằm nâng cao, đảm bảo chất lượng quản lý, điều hành các mặt hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung và hoạt động NCKH nói riêng của Nhà trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của đơn vị trong hiện tại cũng như trong tương lai. Bên cạnh đó mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế cũng cần được Nhà trường quan tâm và xem như là một nhiệm vụ để tăng cường nguồn lực cho Nhà trường.

Thành phố HỒ CHÍ MINH là một trong những trung tâm văn hoa, KHKT, kinh tế, ngoại giao... của đất nước. Thành phố là nơi có Tất nhiều các viện, trung tâm, tổ chức, cơ quan NCKH, các trường đại học lớn, các tổ chức, các cơ quan quốc tế về văn hóa, giáo dục... Thành phố còn có một đội ngũ đông đảo các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia giỏi về mọi lãnh vực khoa học. Do đó, đây là một điều kiện khá thuận lợi đối với trường CĐSP TP.HCM trong việc thiết lập, mở rộng quan hệ với các trường đại học, cao đẳng, các chuyên gia, Giáo sư, Tiến sĩ, các cơ quan tổ chức KH trong nước và hợp tác quốc tế. Theo nhiều báo cáo tổng kết và kinh nghiệm trong công tác NCKH, quan hệ đối ngoại của nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước thì nếu xây dựng được mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ tốt với các chuyên gia, cơ quan, tổ chức, NCKH trong và ngoài nước sẽ giúp cho các trường tăng cường được tiềm lực NCKH của đơn vị ở những mặt hoạt động quan trọng sau đây:

 Giúp cho trường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ CBGD, hợp tác NCKH, trao đổi học thuật và liên kết đào tạo, giúp tài liệu chuyên môn, thiết bị.

 Tổ chức hoặc tham gia các báo cáo KH của các chuyên gia trong và ngoài nước, các hội nghị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu.

 Mối quan hệ trong KH và CN giữa trường và địa phương (sở KH - CN và MT, Sở GD - ĐT, các ban ngành của địa phương,...) phát triển giúp cho quy trình đào tạo sinh viên có chất lượng cao.

Kết quả trưng cầu ý kiến ở phụ lục 14 cho thấy: HT và đa số CBQL, CBGD được hỏi đều đồng ý với biện pháp: "Thành lập phòng khoa học (kiêm công tác đối ngoại) nhằm kiện

toàn công tác quản lý hoạt động NCKH và mở rộng quan hệ với các trƣờng đại học, cao đẵng, các chuyên gia, Tiến sĩ, viện KHGD, các cơ quan, tổ chức NCKH trong nƣớc và quốc tế."

Chúng tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này tại trường CĐSP MGTW3, nơi đã thành lập phòng Khoa học (kiêm công tác đối ngoại) gần đây và được đồng chí hiệu trưởng, TS. Xuân Hồng cho biết: phòng quản lý KH Trường đã phát huy vai trò tích cực, hiệu quả trong các hoạt động KHCN như: hoạt động NCKH của cán bộ giáo viên và sinh viên, công tác thông tin KH trong Trường, biên tập và phát hành các tập san thông tin Khoa học giáo dục mầm non, biên soạn biên dịch tài liệu, giáo trình thông tin KH giáo dục mầm non của Trường, thông tin KH, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế và xây dựng đội ngũ cán bộ... Việc tổ chức quản lý có hiệu quả của phòng quản lý KH gắn liền với những hoạt động cụ thể, chẳng hạn: phòng KH có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, là đầu mối để phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động NCKH, thực hiện đề tài KH, quản lý về kế hoạch tiến độ, nội dung và chất lượng đề tài theo quy chế chung của Trường và của Bộ về hoạt động NCKH (hoàn chỉnh việc xây dựng, phổ biến và áp dụng nghiêm túc các qui trình quản lý KH: khâu đăng ký đề tài, bảo vệ đề tài, báo cáo định kỳ kết quả nghiên cứu và tình hình chi tiêu, đến khâu nghiệm thu đánh giá và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu), Phòng KH còn đóng vai trò điều phối các mối quan hệ và quản lý (với phòng tài vụ, phòng tổ chức.) và theo dõi thực hiện trong việc quản lý các hoạt động NCKH.

Như vậy, qua các kinh nghiệm, tổng kết của nhiều trường đại học, cao đẳng và từ thực tiễn trường CĐSP TP.HCM có thể thấy rằng các biện pháp như đã trình bày là cần thiết phải được xúc tiến thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động NCKH ở trường CĐSP TP.HCM.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Quản lý hoạt động NCKH là quá trình người quản lý (HT) sử dụng các công cụ quản

lý thông qua các hoạt động, chức năng của mình tác động vào các thành tố của hoạt động NCKH, nhằm đạt được mục tiêu đã định và đem lại hiệu quả hoạt động NCKH mong muốn.

1.2. Công tác quản lý hoạt động NCKH ở trường CĐSP TP.HCM đã được thực hiện

tương đối tốt ở các nội dung: quản lý mục tiêu, yêu cầu; nội dung, chương trình; kế hoạch NCKH, quản lý công tác NCKH. Tuy nhiên, việc thực hiện nề nếp hoạt động NCKH cần phải được chú ý nhiều.

1.3. So với chi phí hoạt động NCKH còn rất hạn hẹp thì hiệu quả trong của hoạt động

NCKH của Trường là khá và có xu hướng tăng. Hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý nâng cao trình độ đội ngũ CBQL, CBGD của Trường, giảm thiểu tối đa tình trạng sinh viên Giỏi, Khá ít tham gia thực hiện NCKH, tăng cường nâng cấp ,bổ sung phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động NCKH và tích cực cải tiến công tác quản lý hoạt động NCKH để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động NCKH của Trường.

1.4. Các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của trường CĐSP

TP.HCM, bao gồm:

1.4.1. Cải tiến mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH cho phù hợp với thực tiễn hoạt động NCKH ở trƣờng CĐSP TP.HCM.

1.4.2. Cải tiến nội dung, chƣơng trình; kế hoạch hoạt động NCKH để nâng cao chất lƣợng NCKH của Trƣờng.

1.4.3. Tăng cƣờng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ CBQL, CBGD của Trƣờng.

1.4.4. Tăng cƣờng công tác quản lý và kiểm tra chặt chẽ công tác NCKH để bảo đảm nề nếp hoạt động NCKH.

1.4.5.Nâng cấp, bổ sung phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động NCKH, nhằm đáp ứng các yêu cầu của NCKH.

1.4.7. Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của Trƣờng để họ yên tâm công tác và học tập.

1.4.8. Thành lập phòng quản lý Khoa học (kiêm công tác đối ngoại) nhằm kiện toàn công tác quản lý hoạt động NCKH và mở rộng quan hệ với các trƣờng đại học, cao đẳng, các chuyên gia, Giáo sƣ, Tiến sĩ, Viện KHGD, các cơ quan, tổ chức NCKH trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)