6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình NCKH
Theo phân cấp quản lý của Nhà nước, nội dung, chương trình NCKH của trường CĐSP được thực hiện theo các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà Nước và các văn bản quy định hướng dẫn của Bộ GD và ĐT.
Đây cũng là một vấn đề thuộc về chế định. Trong công tác NCKH của trường CĐSP TP.HCM, chương trình, nội dung NCKH được triển khai thực hiện dựa theo thông báo, quy định hướng dẫn cụ thể của Hiệu trưởng cho từng năm học.
Trường CĐSP TP.HCM đã thực hiện việc quản lý chương trình, nội dung NCKH theo phương thức: Hội đồng khoa học Trường, Trưởng phòng Giáo vụ và Ban chủ nhiệm các Khoa, Tổ ứưởng các Tổ trực thuộc quản lý nội dung, chương trình NCKH thẹo các văn bản quy định,
hướng dẫn của Ngành theo từng giai đoạn, thời kỳ, và của Trường theo từng năm học dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Chương trình, nội dung NCKH được các Khoa, Tổ bộ môn xây dựng phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo, với tình hình thực tế của các Khoa, Tổ bộ môn; vừa đảm bảo khối kiến thức KHCB, vừa đảm bảo khối kiến thức khoa học nghiệp vụ, KHGD. Trong quá trình quản lý nội dung, chương trình NCKH, Nhà trường đảm bảo việc thực hiện nội dung, chương trình, do Bộ ban hành có lưu ý một số trọng tâm nghiên cứu phù hợp với thực tiễn giảng dạy, học tập và giáo dục của Trường và của TP.HCM.
Nhiều năm nay, trường CĐSP TP.HCM đã thực hiện chương trình, nội dung NCKH theo các văn bản thông báo hướng dẫn, quy định về công tác NCKH của Hiệu trưởng qua các năm học. Chương trình, nội dung này trong phạm vi các vấn đề của KHGD và nghiệp vụ, KHCB gồm một số trọng tâm sau đây: Các vấn đề KHGD, công tác đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của bộ môn trong Nhà trƣờng, gắn với việc đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa bậc THCS, Tiểu học, biên soạn và chỉnh lý các giáo trình, đề cƣơng bài giảng theo chƣơng trình, quỵ chế đào tạo mới của Bộ GD và ĐT.
Đối với sinh viên, nội dung của đề tài chỉ hạn chế trong phạm vi các vấn đề của KHGD và nghiệp vụ, tuy nhiên đối với những sinh viên Giỏi cũng có thể chọn những vấn đề KHCB và ứng dụng. Việc lựa chọn các đề tài nghiên cứu cho sinh viên chủ yếu dựa vào những yêu cầu cụ thể của Trường, của Khoa và phải nhằm mang lại hiệu quả nhất định. Phương hướng chung là đi vào công tác điều tra cơ bản, thống kê và phân tích các số liệu của một khâu nào đó trong một đề tài nghiên cứu chung của Khoa, của Trường; tổng kết và hệ thống lại những vấn đề riêng rẽ đã được học theo một chương, một phần; đọc hiểu và tóm tắt có nhận xét sơ bộ của mình qua một cuốn sách; mở rộng và giải quyết một vấn đề nào đó dưới dạng một bài tập lớn; tìm hiểu những yêu cầu phương pháp, nội dung của công tác giảng dạy thực tế ở trường phổ thông THCS, trường Tiểu học,...
Sau nhiều năm thực hiện. Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến HT, CBQL, CBGD về chương trình, nội dung này, kết quả thăm dò được trình bày ở bảng3.2a sau đây:
Bảng 3.2a: Đánh giá chung về chƣơng trình, nội dung NCKH
Kết quả trên cho thấy có 73,8% số người được hỏi đánh giá nội dung, chương tành NCKH thực hiện là "Vừa phải, phù hợp"; chỉ có 3,3% cho rằng nội dung chương trình là
"Chƣa hợp lý", còn lại 22,9% ý kiên có cùng ý kiến của HT đánh giá nội dung chương trình NCKH là "Còn có một số hạn chế, cần cải tiến". Kết quả này cho thấy nội dung NCKH là "Phù hợp".
Mặc dù đa số ý kiến đánh giá nội dung, chương trình NCKH là "Vừa phải, phù hợp"; thế nhưng ở một vài Khoa, Tổ bộ môn một số nội dung đề tài NCKH của giảng viên chưa được Khoa, Tổ bộ môn xác định trọng tâm cần nghiên cứu cũng như tập trung vào những nội dung nghiên cứu qua văn bản hướng dẫn của Hiệu trưởng hàng năm mà thường xuất phát từ ý định, ý tưởng nghiên cứu của cá nhân giảng viên. Nội dung những đề tài NCKH này có thể rất phù hợp, thiết thực với thực tiễn quá trình GD - ĐT ở Nhà trường, thực tiễn tình hình giáo dục của TP.HCM do người giảng viên có chú ý quan tâm, tìm hiểu và đặt thành vấn đề để nghiên cứu nhằm có thể giúp cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy - đào tạo, giáo dục của trường CĐSP TP.HCM, chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học và THCS ở TP. Hồ Chí Minh,... Tuy nhiên cũng có đề tài mà nội dung chưa phù hợp với ngành chuyên môn, chưa thực sự có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao như mong muốn (ví dụ Khoa Hội họa - Âm nhạc có giảng viên cho rằng NCKH là việc vẽ tranh, sáng tác Ì tác phẩm; hoặc ở Tổ Mác-Lê có giảng viên lại đưa ra đề tài NCKH có phạm vi quá rộng, phức tạp,... do vậy có 22,9% số ý kiến cho rằng nội dung NCKH "Còn có một số hạn chế, cần cải tiến". Với trách nhiệm là người lãnh đạo, quản lý
cao nhất của Nhà trường có cách nhìn chừng mực và mong muốn mọi hoạt động của Nhà trường nói chung và hoạt động NCKH nói riêng càng ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo cho quá trình giáo dục, đào tạo của Nhà trường, đ/c Hiệu trưởng cũng nhận xét về nội dung NCKH là "Cần cải tiến" vì ở một số Khoa, Tổ bộ môn, công tác NCKH chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý, xây dựng phương hướng, nội dung NCKH của Khoa, Tổ bộ môn còn chậm hoặc không có, không được duy trì đều đặn do đó nội dung NCKH có thể hình thành một cách tự phát, tản mạn, ... do đó đ/c Hiệu trưởng cho rằng lãnh đạo Trường và đội ngũ CBQL, các Khoa, phòng ban chức năng nên xác định rõ phương hướng, nội dung NCKH từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của Nhà trường, địa phương và đồng chí nêu lên một số nội dung NCKH của trường CĐSP TP.HCM trong những năm tới là: "Chú trọng phát triển, đầu tƣ nhiều vào việc nghiên cứu KHCB và KHGD, chú ý khuyến khích các đề tài về đổi mới nội dung phƣơng pháp giảng dạy nói riêng và về KHGD nói chung, phải thiết thực phù hợp với thực tế dạy học ở trƣờng CĐSP và có thể áp dụng nhằm năng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu cải tiến nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, ƣu tiên các đề tài thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn của KHCB, KHGD, khoa học ứng dụng; Hệ thống đề tài đƣợc xác lập dựa trên các căn cứ phân tích nhu cầu cấp bách của thực tiễn giáo dục, sự phát triển của KHGD, theo sự đề xuất của cấc cơ quan chỉ đạo, các tƣ tƣởng chỉ đạo thể hiện trong các văn kiện Đảng và các chỉ thị năm học của Bộ GD - ĐT; cần chú ý vào những nội dung cấp bách của ngành nhƣ: Việc đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa, đƣa tin học vào trƣờng phổ thông, dạy anh văn ở bậc Tiểu học, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng sƣ phạm".
Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm về tỉ lệ đề tài NCKH có nội dung, phạm vi nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể phân chia thành các lĩnh vực khoa học như sau: KHCB và KHGD, nghiệp vụ. Trong KHGD, nghiệp vụ có thể gồm: Lý luận giáo dục;
Phương pháp giảng dạy - học tập, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác, hoạt động GD - ĐT trong Nhà trường, gắn với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa bậc THCS, Tiểu học; Thực tiễn Giáo dục. Bảng 3.2b sau đây cho biết tỉ lệ đề tài NCKH thuộc lĩnh vực KHCB và
Bảnq 3.2b: Tỉ lệ để tài NCKH thuộc lĩnh vực KHCB và KHGD, nghiệp vụ
Số liệu ở bảng 3.2b cho thấy:
Tính trung bình ở hai năm học 1999-2000 và 2000-2001 thì tỉ lệ đề tài NCKH thuộc phần KHCB là 32,9%; phần LLGD: 0,4%; phần PP: 54,5%; phần TTGD: 12,2%. Với tỉ lệ đề tài NCKH như trên, thiết nghĩ nên chăng Nhà trường (đ/c Hiệu trưởng) cần phải có sự điều chỉnh, định hướng cụ thể rõ ràng nội dung, phạm vi nghiên cứu của các đề tài NCKH thuộc các phần, lĩnh vực khoa học cho tất cả các Khoa, Tổ bộ môn, CBQL, CBGD theo tỉ lệ hợp lý. Bởi do đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ GD-ĐT của trường CĐSP TP.HCM có ý nghĩa, vai trò đặc biệt trong sự nghiệp phát triển GD-ĐT của TP.HCM. nói chung và với bậc Tiểu học, THCS nói riêng.
Qua trao đổi, tiếp thu ý kiến của nhiều CBQL, CBGD của Nhà trường, các Khoa, Tổ bộ môn thì đối với trường CĐSP TP.HCM tỉ lệ này nên như sau: phần KHCB: 10%; phần LLGD:
10%; phần Phương pháp: 40%; phần TTGD: 40%. Vấn đề này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, một nội dung nghiên cứu mới hết sức thú vị trong việc quản lý các mặt, hoạt động, công tác NCKH nói riêng và GD - ĐT nói chung của trường CĐSP TP.HCM mà nếu có dịp chúng tôi sẽ nghiên cứu sau.