HOẠT ĐỘNG NCKH – ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÍ CỦA NGƢỜI QUẢN LÍ (HT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 42 - 45)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. HOẠT ĐỘNG NCKH – ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÍ CỦA NGƢỜI QUẢN LÍ (HT)

TRƢỜNG SƢ PHẠM

Hiệu quả hoạt động NCKH là tổng hợp kết quả và chi phí của hoạt động NCKH. Nó cũng biểu hiện kết quả của những tác động quản lí và của sự vận động của hoạt động NCKH do tác động đó. Tác động vào hoạt động NCKH thì có thể tác động vào toàn bộ đối tượng hoặc vào từng thành tố của nó.

Hoạt động NCKH chủ yếu bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây:

1.4.1. Mục tiêu NCKH

Đó là những đề tài, công trình khoa học của giảng viên và sinh viên trường sư phạm thực hiện phải thiết thực, phù hợp với thực tế dạy - học ở trường CĐSP TP.HCM và có thể áp dụng

nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, đào tạo đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của thành phố và của khu vực đáp ứng với yêu cầu giáo dục, đào tạo của xã hội trong các giai đoạn phát triển.

1.4.2. Nội dung NCKH

Nội dung NCKH bao gồm các khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và KHGD. Nội dung NCKH phải đáp ứng việc thực hiện mục tiêu NCKH, đồng thời phản ánh trình độ khoa học hiện đại.

1.4.3. Phƣơng pháp NCKH

Phương pháp NCKH bao gồm tất cả các cách thức tiến hành NCKH nhằm thực hiện được những công trình, đề tài khoa học theo đúng mục tiêu. Phải sử dụng các phương pháp nhằm hình thành, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực làm việc độc lập, tham khảo tài liệu sách báo, sử dụng thiết bị kỹ thuật, sự tìm tòi, nhạy bén, phân tích thông tin, xử lí các số liệu thu được... của người nghiên cứu trong hoạt động NCKH. Biến hoạt động NCKH thành động lực thúc đẩy việc đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, nâng cao chất lượng GD - ĐT. Đây là điều hết sức cần thiết đối với giảng viên, sinh viên của trường sư phạm. Vì vổi tư cách là người thầy, họ luôn phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, tiếp thu những thành tựu mới của khoa học, kể cả KHCB, KHKT và KHGD.

1.4.4. Tổ chức NCKH

Tổ chức NCKH có nhiều hình thức: bài viết tham gia hội thảo và đăng tải trong kỷ yếu khoa học, tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc thông tin khoa học của Trường, hội nghị khoa học, báo cáo khoa học; nhóm chuyên đề ở các phòng thông tin khoa học, trong các xêmina khoa học, câu lạc bộ khoa học, các Bài tập lớn sau một số chương hay một số phần ương môn học, Luận văn, Khóa luận, Niên luận, Tiểu luận, Chuyên đề môn học (đối với sinh viên); đề tài NCKH (đối với CBGD ở cấp độ Tổ bộ môn, cấp Khoa hay Trường và cao hơn nữa), đề cương bài giảng, viết sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu... ; đi tham quan nghiên cứu thực tế để mở rộng kiến thức, hội thảo, điều ưa, tổng kết; tổ chức nề nếp hoạt động NCKH, hội nghị khoa học, tổ chức các phong trào và quản lí NCKH trong quá trình NCKH. Các hình thức tổ chức

NCKH nhằm phát triển năng lực nhiều mặt cho người nghiên cứu, khơi sâu và làm phong phú kiến thức.

1.4.5. Ngƣời dạy

Đội ngũ những người thầy là lực lượng quyết định chất lượng NCKH của nhà trường. Họ phải có đủ sức, tài, tâm huyết với nghề, ham NCKH, tác phong tự học, tự nghiên cứu nghiệp vụ và được xã hội tôn vinh. ở mỗi cấp học, đội ngũ này phải đạt chuẩn chất lượng mà Nhà nước đã quy định. Quản lí trường học phải chăm lo thường xuyên việc bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ về mọi mặt cho người thầy giáo, đồng thời chăm lo cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho họ. Mỗi trường học phải có một lực lượng người dạy đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ. Đây là hướng xây dựng đội ngũ giáo viên của mọi trường học, trước hết là trường SƯ phạm các cấp.

1.4.6. Ngƣời học

Đó là những sinh viên đang học tập - tham gia NCKH và phấn đấu để đạt mục tiêu học tập, NCKH. Muốn đạt hiệu quả NCKH cao thì phải đảm bảo chất lượng NCKH bằng các phong trào NCKH, hội nghị thông báo khoa học, thông tin khoa học, tập dượt NCKH, thực hiện các Bài tập lớn, Niên luận, Khóa luận, đề tài khoa học..., phấn đấu đạt tỷ lệ sinh viên tham gia hoạt động NCKH cao nhất.

1.4.7. Trƣờng lớp và thiết bị

Trường lớp và thiết bị là nơi diễn ra và phục vụ cho việc NCKH để thực hiện mục tiêu NCKH. Có cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ, hiện đại mới có thể thực hiện được nội dung NCKH ở trình độ cao. Chúng ta đang phấn đấu để mọi nhà trường có "trường ra trường, lớp ra lớp" và từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học, NCKH.

1.4.8. Môi trƣờng NCKH

Giảng viên và sinh viên không chỉ dạy và học ở trường mà còn học được nhiều điều bổ ích khác khi tham gia NCKH, được sống trong môi trường học thuật và không khí NCKH. Môi trường học thuật và không khí NCKH sẽ tạo ra những tác động tích cực đối vổi mọi người. Với trường sư phạm, cần tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên luôn có nhiều cơ hội để học tập,

trau dồi kiến thức và nghiên cứu khoa học, kỹ năng NCKH ở trường sư phạm, nơi thực tập việc NCKH nhằm làm quen và tích lũy kinh nghiệm NCKH, kỹ năng, năng lực NCKH.

1.4.9. Quản lí NCKH

Hoạt động NCKH là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, vì vậy nó cần được tổ chức và quản lí để đảm bảo cho hoạt động đó vận động nhằm đúng mục tiêu đã định. Đặc biệt quan trọng là hoạt động NCKH là một hoạt động nghiêm túc, sáng tạo, say mê, khám phá, tìm tòi với ý thức trách nhiệm cao. Đó càng là lí do cần thiết phải quản lí hoạt động đổ một cách khoa học và với trình độ nghệ thuật cao. Quản lí hoạt động NCKH nghĩa là thông qua các chức năng quản lí mà tác động vào mười thành tố của hoạt động NCKH. Cụ thể là: quản lí mục tiêu nghiên cứu, quản lí nội dung nghiên cứu..., quản lí tổ chức nghiên cứu, quản lí sự quản lí sao cho hoạt động quản lí luôn đúng đắn và có hiệu quả, quản lí kết quả nghiên cứu.

1.4.10. Kết quả NCKH

Kết thúc hoạt động NCKH ta có kết quả NCKH, sản phẩm khoa học. Kết quả là cao khi những sản phẩm, công trình, đề tài NCKH luôn có những phát hiện mới và sự sáng tạo tiếp cận với mục tiêu NCKH, với số lượng đạt tỷ lệ cao và với cơ cấu đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)