Mục tiêu, yêu cầu hoạt độngNCKH đối với giảng viên và sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 64 - 69)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Mục tiêu, yêu cầu hoạt độngNCKH đối với giảng viên và sinh viên

3.2.1.1. Giảng viên (CBGD)

 Căn cứ Thông tƣ số37/TT, ngày 14/11/1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quy định chế độ làm việc của CBGD Đại học sƣ phạm, CĐSP.

Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hệ chính quy.

Thông báo số 79/CĐSP-TC ngày 18/04/2000, hướng dẫn về việc thành lập Tổ, Nhóm chuyên môn và định mức giờ lao động của giảng viên theo chức vụ khoa học, theo chức vụ trợ lý ở các khoa.

Hiệu trưởng hướng dẫn cách tính giờ tiêu chuẩn trong công tác của CBGD như sau:

CHỨC DANH

SỐ GIỜ ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CBGD

GIẢNG DẠY NCKH TỰ BỒI DƢỠNG LT QUÂN SỰ TỔNG CỘNG

Giảng viên 260-280/năm 80/năm 80/năm 20/năm 440-460/năm Trợ lý giảng viên 200-220/năm 40/năm 140/năm 18/năm 398-418/năm Tập sự 90-110/năm 14/năm 157/năm 13/năm 274-294/năm

Định mức cao áp dụng cho các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Kỹ thuật, Ngoại ngữ chéo khoa, Nhạc, Họa.

Định mức thấp áp dụng cho các môn: Văn, Sử, Địa, Tâm lý - Giáo dục, Ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy các bộ môn của tất cả các ngành đào tạo, Chính trị (Riêng bộ môn Chính trị, theo quyết định số 1226/GD-ĐT ngày 06/04/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên được giảm 20% định mức giờ giảng dạy theo chức danh khoa học).

Như vậy, trong công tác NCKH của giảng viên trường CĐSP TP.HCM sẽ được tính như sau: Nếu hoàn thành nhiệm vụ NCKH (được Khoa, Tổ trực thuộc duyệt đề cương, xác nhận đã thực hiện báo cáo tại Khoa và giao nộp sản phẩm cho Khoa, Tổ bộ môn).

 Được tính 80 giờ tiêu chuẩn đối với giảng viên.

 Được tính 40 giờ tiêu chuẩn đối với trợ lý giảng dạy.

 Được tính 14 giờ tiêu chuẩn đối với tập sự giảng dạy.

Trong những năm vừa qua trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH theo các văn bản, quyết định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thấy rõ được tính khả thi của mục tiêu, yêu cầu ương công tác NCKH đối với CBGD chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của HT, 279 CBQL, CBGD của ữường CĐSP TP.HCM. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.1a sau đây:

Bảng 3.1a: Mục tiêu, yêu cầu về công tác NCKH của giảng viên trƣờng Cao đẳng sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh

Kết quả ở bảng trên cho thấy: đồng chí HT và 193 CBQL, CBGD của Nhà trường (xét về tổng số là 69,2% số ý kiến) đồng ý với mục tiêu, yêu cầu ương công tác NCKH, đối với mỗi giảng viên là: "Tùy vào khả năng của mỗi ngƣời sẽ thực hiện NCKH của mình ở các mức độ khác nhau {viết báo cáo KH, tham luận, làm đề tài KH,...) hoặc có thể hợp tác, phối hợp nhiều ngƣời trong đó mỗi ngƣời thực hiện một phần, một nội dung của đề tài NCKH". 22,6% số ý

kiến cho rằng chỉ nên "tập trung nghiên cứu một đề tài KH", 8,2% số ý kiến đề nghị "thực hiện nhiều đề tài NCKH".

Ở trường CĐSP TP.HCM trong những năm vừa qua số lượng giảng viên có trình độ sau đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ) chưa nhiều còn thấp so với yêu cầu phát triển của Trường (từ 1995 đến 2001 trung bình có 42 CBGD có trình độ sau đại học trên tổng số 392 CBGD (Xem bảng 3.7a), nghĩa là chỉ có 10,7% số CBGD của Nhà trường có trình độ Thạc sĩ trở lên trong khi theo quyết định số 36/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/08/2000 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn Giảng viên giỏi, Trƣờng Cao đẳng tiên tiến, Trƣờng Đại học tiên tiến, Trƣờng Cao đẳng tiên tiến xuất sắc, Trƣờng Đại học tiên tiến xuất sắc thì với trường Cao đẳng số giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên: năm 2000 ít nhất là 25%). Chính vì vậy, mà mục tiêu, yêu cầu bc

được CBQL, CBGD Nhà trường đánh giá cao hơn, trong đó ý kiến c được HT và CBQL, CBGD đánh giá cao hơn cả. Điều này chứng tỏ, thực tiễn giảng dạy và tình hình đội ngũ CBGD, cơ sỡ vật chất, thiết bị,... của Nhà trường đã khẳng định mục tiêu, yêu cầu trong hoạt động NCKH của giảng viên tại trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh nên theo hướng nào để vừa tạo điều kiện cho CBGD trong hoạt động NCKH đạt kết quả, vừa mang ý nghĩa thực tiễn cao.

Bảng 3.1a cũng cho thấy ý kiến của HT, CBQL, CBGD của Trường có sự tập trung rõ rệt ở mục tiêu c. Trong khi đó có tỷ lệ CBQL chọn mục tiêu, yêu cầu a bằng tỷ lệ CBQL chọn mục tiêu, yêu cầu b. Phải chăng một số nhà quản lý, CBGD nghĩ rằng CBGD, nhà khoa học có thể thực hiện bất cứ đề tài khoa học nào, yêu cầu NCKH nào đặt ra mà chưa thấy rõ được mức độ phức tạp, phạm vi nghiên cứu rộng,... của một số đề tài NCKH, thực tiễn giáo dục THCS và Tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh đang diễn ra như thế nào, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBGD Nhà trường đã phát triển ra sao. Có thể nói, một số CBQL, CBGD của Trường chưa quan tâm đến tính chất nghiêm túc, yêu cầu cao và thực tế, khả thi của hoạt động NCKH một cách đầy đủ; mà theo chúng tôi tình trạng này cần phải được khắc phục. Đội ngũ CBQL, CBGD của Trường cần phải tăng cường các hoạt động NCKH, tiếp xúc, thâm nhập thực tế ở các trường THCS và Tiểu học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhiều hơn để có thể nắm bắt được những yêu cầu mới, những thay đổi của hoạt động NCKH và thực tiễn giáo dục nhằm giúp cho quá trình giảng dạy, đào tạo, NCKH của Trường tốt hơn nữa.

Theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/03/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế về NCKH của sinh viên trong các trƣờng Đại học và Cao đẳng, mục đích NCKH, yêu cầu về NCKH, nội dung và hình thức NCKH; bao gồm:

a. Mục đích nghiên cứu khoa học

 Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

 Tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH.

 Giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn.

b. Yêu cầu về nghiên cứu khoa học

 Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.

 Phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo và một số đòi hỏi thực tiễn của xã hội.

 Phù hợp với định hướng hoạt động KH và CN của các trường Đại học và Cao đẳng.

 Không ảnh hưởng đến học tập chính khóa của sinh viên.

c. Nội đung và hình thức nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.

 Tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ KH và CN vào sản xuất, kinh doanh, đời sống và an ninh quốc phòng.

 Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo KHCN tuổi trẻ, thông tin KHCN, câu lạc bộ khoa học sinh viên.

Trường CĐSP TP.HCM đã thực hiện mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH của sinh viên theo quyết định của Bộ GD và ĐT (thông qua các văn bản quy định một số vấn đề về việc hướng dẫn làm Niên luận và Khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên trong từng năm học của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM).

Để thấy rõ được tính khả thi của mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của HT và 579 CBQL, CBGD, sv năm 3 của Trường. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.1b sau đây:

Bảng 3.1 b: về mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng CĐSP TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả ở bảng trên cho thấy: Xét về tổng số có 15,0% số ý kiến của CBQL, CBGD và sv đồng ý với quan điểm là "thực hiện đƣợc một đề tài NCKH" trong khóa học (3 năm); 82,7% số ý kiến đồng ý với ý kiến của HT đánh giá nên "thực hiện 01 bài tập thực hành KH, OI bài viết chuyên đề, 01 đề tài KH,... tùy vào khả năng cửa sinh viên".

Căn cứ vào Quyết định số 3086/GD-ĐT ngày 27/07/1996 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT,

Quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/03/2000 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT, Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT; tại trường CĐSP TP.HCM những năm vừa qua thực tế trong quá trình đào tạo sinh viên vẫn có thực hiện các bài tập thực hành, viết thu hoạch, viết chuyên đề, làm các bài tập lớn,... Một số sinh viên có kết quả học tập được xếp loại từ Khá trở lên sẽ được Khoa, Tổ bộ môn lựa chọn và giới thiệu với Hội đồng khoa học Khoa, để làm Niên luận hoặc Khóa luận tốt nghiệp. Chính vì vậy, mà mục tiêu, yêu cầu b được HT, CBQL, CBGD, sinh viên đánh giá cao hơn cả. Đây là vấn đề rất thực tế trong hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng tại trường CĐSP TP.HCM, bởi vì trình độ nhận thức, học tập của sinh viên khác nhau do vậy việc tiếp cận với hoạt động NCKH của sinh viên cũng có mức độ, phạm vi khác nhau trong quá trình đào tạo: từ

đơn giản đến phức tạp, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng hơn, bắt đầu bằng những bài viết thu hoạch, bài tập thực hành, bài tập lớn, viết chuyên đề,... đến mức độ phạm vi cao hơn, rộng hơn là sinh viên làm Niên luận, Khóa luận; Niên luận - còn được gọi là "Tiểu luận" hoặc "Bài tập

nghiên cứu cuối năm" - về cơ bản, mang tính chất học tập. Khóa luận - còn được gọi là "Luận văn tốt nghiệp" - được thực hiện ở năm học cuối cùng. về mặt khoa học, yêu cầu của

Khóa luận cao hơn so với Niên luận, đã có tính chất nghiên cứu nhiều hơn. Việc làm Niên luận, Khóa luận tạo điều kiện cho sinh viên củng cố, bổ sung tổng hợp những kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đó vào việc tập dượt NCKH, đồng thời rèn luyện cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học, cũng như đạo đức tác phong của người cán bộ khoa học: tính trung thực, lòng say mê công việc, tác phong cẩn thận, kiên nhẫn, cần cù,...

Thực tiễn này chứng tỏ, hoạt động NCKH của sinh viên tại trường CĐSP TP.HCM nên theo hướng nào để vừa tạo điều kiện cho sinh viên học tập, NCKH đạt kết quả, vừa mang ý nghĩa thiết thực. Điều này được đ/c Hiệu trưởng nói cụ thể thêm như sau: "sinh viên có thể tiến hành đề tài tập dƣợt NCKH, bài tập lớn, niên luận, khóa luận, đề tài KH đề rèn luyện năng lực làm việc độc lập, phát huy khả năng sáng tạo của họ nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, sinh viên có đƣợc khả năng tƣ duy, phƣơng pháp nghiên cứu để có năng lực giải quyết vấn đề do yêu cầu thực tiễn, giúp sinh viên có môi trƣờng thuận lợi, và có điều kiện để tạo ra công trình nghiên cứu tốt hàng năm".

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)