6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1. Cải tiến mục tiêu, yêu cầu; nội dung, chƣơng trình; kế hoạch hoạt độngNCKH
Quy định về mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH của trường Cao đẳng sư phạm là thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đây là vấn đề chế định theo phân cấp quản lý của Nhà nước.
Căn cứ Thông tƣ sổ 37/TT qui định chế độ làm việc của CBGD ĐHSP, CĐSP và Quyết định 04 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về qui chế tổ chức, đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính qui và Định mức giờ lao động của giảng viên do Hiệu trưởng thông báo, hướng dẫn thực hiện thì nếu CBGD hoàn thành nhiệm vụ NCKH (được duyệt đề cương, báo cáo và giao nộp sản phẩm cho Khoa, Tổ bộ môn - Đây cũng là định mức số giờ NCKH của CBGD) sẽ được tính: 80 giờ tiêu chuẩn đối với giảng viên; 40 giờ tiêu chuẩn đối với trợ lý giảng dạy; 14 giờ tiêu chuẩn đối với tập sự giảng dạy; Nếu CBGD không có đề tài NCKH (được duyệt đề cương, báo cáo và giao nộp sản phẩm) sẽ không được tính số giờ như qui định này...
Thực tế những năm qua, Nhà trường đã tiến hành hoạt động NCKH của giảng viên sư phạm theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trên. Mặc dù đâm bảo mục tiêu, yêu cầu về số giờ qui định trong NCKH của CBGD nhưng đồng chí HT, CBQL và CBGD giảng dạy tại các Khoa, Tổ bộ môn trong trường CĐSP đều nhận thấy trình độ, năng lực của đội ngũ CBGD có khác nhau. Nếu mỗi CBGD để có số giờ cho công tác NCKH thì mỗi năm học phải có trung bình một đề tài NCKH và như vậy thì có thể phần nhiều CBGD (đa số còn tập ữung ở trình độ cử nhân đại học, trung bình của các năm học là 76,8%) (Xem bảng 3.7a) sẽ có hoặc đề tài NCKH nhưng chỉ ở cấp độ Khoa, Trường hoặc không có đề tài NCKH nào vì đề tài NCKH đòi hỏi phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng NCKH; hơn nữa người nghiên cứu phải có thời gian nhất định để tìm hiểu, đi sâu vào thực tế giáo dục, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm lý luận giáo dục, dạy học... mới xác định được vấn đề cần nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu,... Đặc biệt những đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp,... đòi hỏi phải có năng lực, trình độ tốt để xử lý nhiều công đoạn khác nhau,... nhằm bảo đảm cho đề tài có chất lượng tốt, do vậy sẽ khó có thể mỗi CBGD cứ đều đặn hàng năm lại "sản sinh" ra một đề tài KH. Vì thế sẽ có sự chưa hợp lý khi cứ mỗi năm học, người CBGD phải "cố tìm" cho được, có được đề tài NCKH để được tính cho số giờ qui định trong công tác NCKH. Điều này dễ dẫn đến sự đối phó, chưa kể đến nếu có Khoa, Tổ bộ môn không chuẩn bị kế hoạch, phương hướng, nội dung, NCKH phù hợp, thực tế thì lại càng dễ đẫn đến sự tự phát, tản mạn, đối phó ương công tác NCKH. Mà NCKH không chỉ là việc thực hiện đề tài NCKH; NCKH còn có thể ở các hình thức khác, mức độ khác, chẳng hạn: Viết báo cáo, tham luận KH, viết chuyên đề,... Qua
thực tế hoạt động NCKH của Trường; chúng tôi thấy nên linh hoạt thực hiện mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH của giảng viên sư phạm như sau:
Đối với các giảng viên có trình độ sau đại học và có năng lực NCKH tốt (đã được chứng minh qua các sản phẩm KH có giá trị, chất lượng cao) nên tập trung nghiên cứu, thực hiện những đề tài KH từ cấp Trường trở lên (có thể hợp tác, phối hợp nhiều người).
Đối với các giảng viên khác (trình độ đại học, cao đẳng và có khả năng NCKH ở mức đạt yêu cầu trở lên) có thể viết báo cáo KH, tham luận KH,... hoặc có thể thực hiện đề tài KH cấp Khoa, Trường (có thể hợp tác, phối hợp nhiều người).
Sinh viên
Theo Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính qui và Qui chế về NCKH của sinh viên trong các trƣờng đại học và cao đẳng do Bộ ban hành, Hƣớng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM thì sinh viên tự nguyện tham gia NCKH và được xét chọn theo những qui định của các trường đại học, cao đẳng để được làm đề tài NCKH (Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp): sinh viên phải có kết quả học tập xếp loại Giỏi hoặc Khá. Sinh viên NCKH để có tính chủ động, khả năng độc lập, định hướng vấn đề, phân tích, kết luận, biết phương pháp nghiên cứu,...
Thực tế, tại trường CĐSP TP.HCM những năm qua, Nhà trường đã tiến hành hoạt động NCKH của sinh viên theo những mục tiêu, yêu cầu trên. Mặc dù đảm bảo mục tiêu, yêu cầu tạo cho sinh viên có được khả năng tư duy, phương pháp nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề do yêu cầu thực tiễn, năng lực làm việc độc lập, phát huy khả năng sáng tạo,... nhằm biến quá ữình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nhưng đồng chí HT và các CBQL, CBGD Nhà trường đều nhận thấy sinh viên Giỏi, Khá có tham gia thực hiện NCKH (làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp) không nhiều bởi nguyên nhân rõ ràng nhất là không có kinh phí. Trong khi đó, nhìn chung sinh viên Giỏi, Khá có tỷ lệ tăng lên hàng năm nhưng số đông không chọn làm đề tài NCKH (Khóa luận tốt nghiệp) mà chọn cách thi các học phần cuối khoá, tích lũy đủ số học phần theo qui định để được tốt nghiệp. Vì vậy sẽ rất bất cập nếu tình trạng này còn diễn ra. Qua thực tế hoạt động NCKH sinh viên ở Trường và qua phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi thấy nên chú ý những điểm sau đây để động viên, khuyến khích sinh viên tham gia NCKH của sinh viên:
Duy trì đều đặn hàng năm quyền lợi của sinh viên khi làm Khóa luận tốt nghiệp: sinh viên làm Khóa luận tốt nghiệp đạt điểm số trung bình trở lên sẽ được miễn thi 02 môn cuối khóa. Điểm của 02 môn thi cuối khoá là điểm của Khóa luận tốt nghiệp.
4.2.1.2. Điều chỉnh nội dung NCKH ồ các Khoa, Tổ bộ môn
Theo kết quả trưng cầu ý kiến ở bảng 3.2a về chương trình, nội dung NCKH có 22,9%
CBQL, CBGD và HT được hỏi ý kiến cho rằng nội dung NCKH những năm vừa qua "Còn có một sổ hạn chế, cần điều chỉnh". Theo sự phân tích mà chúng tôi đã trình bày (chƣơng 3, tiểu mục 3.2.2.); các ý kiến trên đều xuất phát từ tình ữạng một số Khoa, Tổ bộ môn chưa định hướng cụ thể nội dung, chương trình NCKH sao cho phù hợp với thực tế việc giảng dạy của chuyên ngành đào tạo, với thực tế giáo dục của thành phố. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại, xác định trọng tâm một số nội dung NCKH ở các Khoa, Tổ bộ môn. Khi điều chỉnh cần phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
Hiệu trưởng, đội ngũ CBQL Trường và các Khoa, Tổ bộ môn nên định hướng nội dung NCKH trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của thực tế giảng dạy, học tập tại đơn vị và thực tế phát triển giáo dục của thành phố. Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL của Trường, Khoa, Tổ bộ môn xây dựng chiến lược phát triển NCKH của Trường, Khoa và cụ thể hoá chiến lược này thành một hệ thống chương trình và đề tài lớn thuộc lĩnh vực KHCB và KHGD, nghiệp vụ theo tỉ lệ thích hợp để thu hút nhiều cán bộ giảng viên, sinh viên tham gia.
Khi xây dựng nội dung, chương trình NCKH phải chú ý bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và sự khả thi của đề tài NCKH để kết quả NCKH phục vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (viết giáo trình nội bộ, sách giáo khoa và nhiều tài liệu khác, bài báo và tham luận KH...) phục vụ thiết thực cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học trong Trường.
4.2.1.3. Điều chỉnh kế hoạch NCKH ở các Khoa, Tổ bộ môn
Theo kết quả trưng cầu ý kiến ở bảng 3.3 về sự thực hiện kế hoạch NCKH của năm học, có đến 33,3% CBQL của Trường (chủ yếu là các đồng chí trong ban chủ nhiệm các Khoa) và
35,3% CBGD được hỏi ý kiến cho rằng, kế hoạch NCKH ở một số Khoa, Tổ bộ môn thực hiện trong những năm vừa qua là còn ở mức "Trung bình" hoặc "Yếu". Theo sự phân tích mà chúng tôi đã trình bày (chƣơng 3, tiểu mục 3.2.3) các ý kiến trên xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức triển khai thực hiện công tác NCKH ở một vài Khoa, Tổ bộ môn chưa được tối ưu đầy đủ, hợp
lý. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại. Kế hoạch hoạt động NCKH ở các Khoa. Khi điều chỉnh cần phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
Có qui trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu của từng Khoa, ngành nói riêng.
Đề tài NCKH (cấp Trường, cấp Khoa) phải được chi đạo thực hiện dứt điểm ương thời gian ngắn có thể được (trong vòng Ì năm, thậm chí 06 tháng).
Đẩy mạnh tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, định kỳ tổ chức hội nghị KH, hội thảo chuyên đề để thông báo những kết quả NCKH mới nhất đã đạt được và trao đổi phương hướng NCKH trong thời gian tới; tổ chức xuất bản các tạp chí KH, các tuyển tập công trình KH.
Chuẩn bị đủ lượng tri thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên trước khi tham gia NCKH.
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thường xuyên và tham gia các hoạt động NCKH thông qua các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề gắn với hoạt động chính trị hoặc gắn với nội dung môn học để phục vụ cho việc viết chuyên đề môn học, viết tiểu luận, giúp sinh viên có môi trường thuận lợi và có điều kiện để tạo ra công trình nghiên cứu tốt hàng năm.
4.2.2. Tăng cƣờng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, CBGD
Trong thư gửi Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, phát triển tự học, tự đào tạo" được tổ chức tại Hà Nội ngày 06/01/1998, đồng chí nguyên Tổng bí thư Đỗ Mƣời nói: "Tự học, tự đào tạo là một con đƣờng phát triển suốt đời của mỗi ngƣời trong điều kiện KT - XH nƣớc ta hiện nay và cả mai sau; đó cũng là truyền thống quý báu của mỗi ngƣời Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đƣợc nâng cao khi tạo ra đƣợc năng lực sáng tạo của ngƣời học, khi biến đƣợc quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục".
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trong phát biểu tại hội thảo này cũng nói rõ: "Bƣớc vào thời kỳ CNH, HĐH với sự bùng nổ của thông tin, của những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kỹ thuật, sự mở rộng của các ngành nghề... cũng đòi hỏi con ngƣời có năng lực tự học - tự đào tạo để thích ứng. Con ngƣời phải đƣợc chuẩn bị và tự chuẩn bị cho mình những năng lực, phẩm chất cần thiết đề ngày càng đạt đƣợc hiệu quả làm việc, lao động và cống hiển tốt hơn".
Công tác NCKH và nâng cao trình độ đội ngũ là điều mà nhiều đồng chí Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng hết sức quan tâm, ông Huỳnh Thế Cuộc, Hiệu trưởng trường đại học dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (trong phóng sự về công tác NCKH ở sinh viên, học sinh các trƣờng đại học, dạy nghề dân lập của Đài truyền hình TP.HCM, 20h30 ngày 09/01/2002) đã có phát biểu: "Công tác NCKH gắn chặt với hoạt động đào tạo và nâng cao trình độ giảng viên đạt trình độ sau đại học".
Trong quỉ định về tiêu chuẩn giảng viên giỏi, trƣờng cao đẳng tiên tiến xuất sắc, trƣờng đại học tiên tiến xuất sắc (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2000/QĐ/BGD & ĐT ngày
25/08/2000 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) thì có tiêu chuẩn là: số giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên: năm 2000 ít nhất là 25%, năm 2005 ít nhất là 40%.
Dự án đào tạo giáo viên THCS VIE-1718 (SF) được ký kết giữa chính phủ nước Cộng
hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tháng 6 năm 2000 đã có hiệu lực từ ngày 21/09/2000 và sẽ kéo dài tới năm 2006. Mục tiêu chính của Dự án về mặt đào tạo ương nước và ngoài nước là:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CĐSP. Cụ thể là tới năm 2005 mỗi trường CĐSP đều đạt ít nhất 50% đội ngũ giảng viên có bằng Thạc sỹ trở lên.
Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý công tác đào tạo giáo viên trung học cơ sở.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến được ghi nhận ở phụ lục 14 có 77,2% số ý kiến của HT, CBQL, CBGD của Trường cho rằng trường CĐSP cần tăng cƣờng nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên sƣ phạm. Các ý kiến trên đã thể hiện nguyện vọng của đội ngũ giáo viên muốn nâng cao trình độ học vấn của mình, đồng thời cũng phản ánh thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay chưa đồng đều về trình độ và năng lực. Xét về năng lực, trình độ vẫn còn một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới trong công tác NCKH và còn thiếu những giáo viên có tâm huyết có năng lực, có trình độ nhất là những giáo viên có khả năng chuyên môn, có hiểu biết thực tế, có khả năng áp dụng các kết quả NCKH vào công tác giảng dạy học tập, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy và học trong Trường.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ trong Trường chưa quen, chưa thích nghi nhiều với sự thay đổi về KH-CN, KHGD hiện đại, với sự đổi mới hiện nay trong cung cách quản lý. Nếu khả năng, trình độ, nghiệp vụ sư phạm của họ không đạt yêu cầu thì dù có nội dung, chương trình
NCKH hay đến đâu, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ NCKH đầy đủ, hiện đại đi chăng nữa cũng khó có thể được sử dụng với hiệu quả cao. Đôi lúc do trình độ, khả năng không thích ứng sẽ không dẫn họ đến sự say mê thích thú với NCKH và biến các thiết bị kỹ thuật hiện đại trở nên thừa thãi. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động NCKH thì việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên, CBQL của Trường là vô cùng cần thiết và có vai trò quyết định. Để làm được việc này, theo chúng tôi cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ. Chẳng hạn, đối với CBQL, Nhà trường cần khuyến khích, ủng hộ, động viên họ tham gia vào các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lỷ, Thạc sĩ khoa học quản lý. Đối với CBGD thì tạo điều kiện cho họ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các chuyên ngành họ đảm nhiệm. Nhà trường nên:
Có chiến lược tập trung ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBGD sư phạm có trình độ sau đại học với cơ cấu đồng bộ, đảm bảo sự cân đối đội ngũ cán bộ KH theo các ngành chuyên môn, kết hợp nguyện vọng học tập của anh chị em với yêu cầu giảng dạy bộ môn. Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường phối hợp với phòng Tổ chức chính trị và lãnh đạo các khoa phòng, các đơn vị trực thuộc tiến hành khảo sát lại tình hình đội ngũ và xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thúc đẩy và giấm sát chặt chẽ việc chọn cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng theo các chuyên ngành đúng như định hướng chiến lược về công tác xây dựng đội ngũ của Nhà trường nói chung và của từng đơn vị chuyên môn nói riêng.
Cần thiết phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn; xây dựng kế hoạch dài hạn dựa trên dự báo nhu cầu đội ngũ, từ đó đề ra kế hoạch cụ thể cả về thời gian, nội dung và hình thức tiến hành;xây dựng kế hoạch ngắn hạn cần chú ý bố trí thời gian thích hợp trong năm phù hợp với kế hoạch của từng cá nhân và Nhà trường.
Phát huy thế mạnh về số lượng và chát lượng vốn có của đội ngũ, c01 trọng việc