Quản lý kế hoạch NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 73 - 76)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Quản lý kế hoạch NCKH

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng trong công tác quản lý, việc lập kế hoạch, phân công trách nhiệm. Bác nói: "Phải có kế hoạch cho mọi công việc". Muốn lập kế hoạch phải có hiểu biết. Hiểu biết công việc, các yêu cầu của công việc và hiểu biết con ngƣời. Bác nhắc: "Phải biết rõ cán bộ".

Kế hoạch hoạt động NCKH của trường CĐSP TP.HCM được tiến hành theo từng năm học bắt đầu vào đầu năm học (khoảng tháng 9, 10) bằng việc Hiệu trưởng thông báo, hướng dẫn về việc đẵng ký đề tài, các hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề, thời hạn đăng ký đề tài, những nội dung cần quan tâm nghiên cứu, thời gian thực hiện, hoàn thành các công trình nghiên cứu, việc quản lý, sử dụng các công trình nghiên cứu..; hướng dẫn, quy định về đề tài nghiên cứu của sinh viên (Niên luận, Khóa luận): mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu, điều kiện quyền lợi của sinh viên khi thực hiện Niên luận, Khoa luận, trách nhiệm hướng dẫn của giảng viên,...

Trong kế hoạch hoạt động NCKH của Trường thường tập trung vào việc xác định thời hạn đăng ký đề tài, xét duyệt đề tài, thời gian thực hiện và giao nộp sản phẩm, bảo vệ đề tài, tổ chức nghiệm thu. Gụ thể như sau:

Giảng viên

 Hiệu trưởng thông báo về công tác NCKH, việc đăng ký đề tài NCKH của năm.

 Các Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc gửi danh mục đăng ký đề tài NCKH hàng năm về phòng Giáo vụ.

 Hội đồng khoa học Trường sẽ tiến hành xét duyệt và thông báo đến các Khoa, Tổ bộ môn.

 Tổ chức thực hiện các đề tài, công trình KH.

 Tổ chức nghiệm thu, bảo vệ đề tài (cấp Trường tại Hội đồng khoa học Trường, cấp Khoa tại hội đồng khoa học Khoa).

Sinh viên

 Hiệu trưởng thông báo về việc hướng dẫn làm Khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên.

 Các Khoa gửi về phòng Giáo vụ danh sách sinh viên làm Khóa luận tốt nghiệp, danh sách giảng viên hướng dẫn và tên các đề tài.

 Phòng Giáo vụ trình Hiệu trưởng duyệt, và thông báo tới các Khoa.

 Tổ chức thực hiện các Khoa luận đã được duyệt.

 Tổ chức bảo vệ Khóa luận.

Đối với các Khoa, Tổ bộ môn kế hoạch hoạt động NCKH của từng đơn vị sẽ được triển khai theo tinh thần thông báo, hướng dẫn của Hiệu trưởng về hoạt động NCKH của năm học.

Các Khoa, Tổ bộ môn phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của đơn vị một cách cụ thể, chi tiết, căn cứ vào tình hình thực tế của mình; các Khoa, Tổ bộ môn sẽ tiến hành đăng ký đề tài, phác thảo, tiến độ thực hiện, nội dung công việc, thời gian tiến hành, các công việc, các hoạt động có liên quan, hội nghị, hội thảo khoa học, ... cần phải làm, sắp xếp phân công cán bộ, xử lý đối với những vấn đề, công việc phát sinh hoặc thiếu người đảm nhận...

Việc triển khai kế hoạch hoạt động NCKH của Khoa, Trường được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Sự thực hiện kế hoạch NCKH năm học

Do Nhà trường có sự chuẩn bị chu đáo nên có 96,8% CBQL, CBGD và đ/c HT được trưng cầu ý kiến đánh giá sự thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH năm học của Trường là

"Hợp lý"; chỉ có 3,2% đánh giá là "Có vấn đề chƣa hợp lý, cần điều chỉnh".

Kết quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy, công tác quản lý kế hoạch hoạt động NCKH ở Khoa, Tổ bộ môn có 64,8% CBQL, CBGD và HT được trứng cầu ý kiến đánh giá sự thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH năm học của Khoa, Tổ bộ môn, đạt mức độ từ "Khá" trở lên; có

32,3% đánh giá ỏ mức độ "Trung bình"; 2,9% đánh giá là "Yếu". Qua tìm hiểu, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với một số CBQL, CBGD ở các Khoa, Tổ bộ môn và của Nhà trường về công tác quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH ở Khoa, Tổ bộ môn, chúng tôi nhận thấy, số ý kiến đánh giá kế hoạch hoạt động NCKH ở các Khoa, Tổ bộ môn ở mức độ "Trung bình và

Yếu"35,2%, xuất phát từ việc xây dựng, sắp xếp, tổ chức các công việc, thời gian, nhân sự, phương hướng nghiên cứu,... chưa rõ ràng và chưa được duy trì một cách đều đặn, chưa có tính hợp lý, khoa học; thậm chí ở một vài Khoa, Tổ bộ môn chỉ đơn thuần thực hiện quản lý công tác NCKH của đơn vị mình mang tính chất hành chính: thông báo việc thực hiện công tác NCKH, đăng ký đề tài NCKH, thời gian xét duyệt, nghiệm thu, giao nộp sản phẩm... và chưa xây dựng kế hoạch chi ưết, các hoạt động KH, công việc phải làm, phác thảo tiến độ thực hiện, nhân sự,... đó là chưa kể đến việc sắp xếp thời khóa biểu cho mỗi học kỳ ở Khoa rất khó khăn để thỏa mãn sự hợp lý cần thiết nhằm bảo đảm cho việc giảng dạy, đào tạo và NCKH.

3.2.4. Quản lý công tác tố chức hoạt động NCKH 3.2.4.1. Công tác quản lý hoạt động NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)