Đặc điểm trƣờng cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 30 - 32)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.8. Đặc điểm trƣờng cao đẳng

Luật giáo dục khẳng định trường cao đẳng là nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân (Xem phụ lục 3, 4) được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, chịu sự quản lí nhà nước của các cơ quan quản lí giáo dục theo sự phân công, phân cấp của chính phủ [26, tr.34]; trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng [26, tr.29].

1.1.8.1. Thời gian đào tạo

Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp [26, tr.24].

1.1.8.2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyến ngành được đào tạo [26, tr.25].

Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết: chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn [26, tr.26].

1.1.8.4. Phƣơng pháp giáo dục đào tạo

Phương pháp giáo dục phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng [26, tr.26].

Nội dung và phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục. Bộ GD và ĐT quy định chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lí thuyết và thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng xác định chương trình giáo dục của trường mình.

1.1.8.5. Một số nhiệm vụ và quyền hạn trong giáo dục, đào tạo

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác nhau theo mục tiêu, chương trình giáo dục;

Quản lí nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và quản lí người học;

Quản lí, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; Ngoài ra, trường cao đẳng còn có nhiệm vụ quan trọng trong NCKH, phục vụ xã hội, đó là:

Thực hiện các hoạt động NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật [26, tr.38].

1.1.8.6. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng cao đẳng trong các công tác

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo.

Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền;

Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, NCKH trong nước và nước ngoài theo quy định của chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)