Vai trò hoạt động KHCN trong hệ thống trƣờng ĐH, CĐ đối với sự phát triển của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 37 - 39)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Vai trò hoạt động KHCN trong hệ thống trƣờng ĐH, CĐ đối với sự phát triển của

đất nƣớc ta

Cuộc cách mạng KH và CN trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như Mác dự đoán, còn công nghệ được đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân tó và tiềm lực KHCN đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Đảng ta nhận định: cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là thời cơ thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng là một thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước còn chậm phát triển về kinh tế như nước ta. Vì vậy, cùng với nâng cao nhận thức đối với giáo dục, đào tạo, chúng ta phải hiểu sâu sắc vai trò của khoa học, công nghệ trong việc phát huy nhân tố con người.

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Nghị

quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định từ nay đến năm 2020

phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; KH và CN phải trở thành nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.

Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ của quốc gia, tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thế giới, từng bước hình thành một nền khoa học, công nghệ Việt Nam hiện đại, đủ sức giải quyết những đòi hỏi của quá trình phát triển. Kiên quyết khắc phục tình trạng lãng phí chất xám, bồi dưỡng, đãi ngộ tương xứng với hiệu quả nhằm phát huy đầy đủ tiềm lực trí tuệ của đội ngũ khoa học hiện có, đi đôi với có kế hoạch đào tạo đội ngũ khoa học trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước vào đầu thế kỷ sau.

Cùng với GD - ĐT, KH và CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. CNH, HĐH đất nước phải bằng và dựa vào khoa học, công nghệ.

Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ hai, khóa VIII, đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mƣời đã nói: "Bƣớc vào thời kỳ mới, chúng ta phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự lực tự cƣờng đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc, lấy phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá". [53, fr.ll]. Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, ương đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho KH và CN.

Chúng ta chỉ có thể phát triển KT - XH một cách lành mạnh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo dục với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Gắn chiến lược phát triển giáo dục với chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và cả hai đều phải gắn với chiến lược phát triển KT - XH. Đổi mới nền giáo dục với cách làm thích hợp, trên các mặt tổ chức và quản lí, dạy và học, nghiên cứu và ứng dụng. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ, vấn đề trước tiên là tạo ra động lực để cho hoạt động khoa học, công nghệ phát triển đúng quy luật như một lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. cần có cơ chế, chính sách để hình thành thị trường KH và CN, hoạt động ương nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Áp dụng các cơ chế, chính sách thích hợp để tổ chức, sắp xếp hợp lí các Viện nghiên cứu, các trường Đại học; kết hợp chặt chẽ đào tạo với NCKH và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi trường Đại học phải là một trung tâm đào tạo và NCKH; mỗi Viện nghiên cứu có trách nhiệm tham gia đào tạo. Các Viện, Trường phát huy tiềm năng mọi mặt của mình, tích cực tham gia phục vụ xã hội; được phép thành lập những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với những sản phẩm do công nghệ mới thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình tạo ra, theo những quy định của chính phủ.

Hoạt động khoa học, công nghệ tại các trường Đại học, Cao đẳng là cơ sở chất lượng của đội ngũ cán bộ KH và CN, của đội ngũ công nhân lành nghề tham gia xây dựng và phát triển

toàn diện nền kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, ta thấy ngay vai trò quan trọng của hoạt động khoa học, công nghệ trong hệ thống trường Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy mà Hội nghị Trung ƣơng hai, khóa VIII đã khẳng định vai trò trọng yếu của hoạt động khoa học, công

nghệ và đề ra hàng loạt chính sách ưu tiên, củng cố và phát triển. Hoạt động khoa học, công nghệ có tốt, hiệu quả thì nhà trường sư phạm mới có tiềm lực mạnh và đội ngũ học sinh sư phạm giỏi, thầy cô giáo giỏi và tốt cho mọi hoạt động của nền KT - XH. Ngành sư phạm đã được xác định là then chốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, do vậy, hoạt động KH - CN tại các trường sứ phạm càng phải được chú ý, coi trọng, được ưu tiên đầu tư và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)