LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 32)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đẩy mạnh phát triển hoạt động KHCN là một trong những quốc sách hàng đầu ở nước ta trong sự nghiệp CNH, HĐH, để phát triển đất nước [53; ti. 6]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 4 và 5 đặc biệt là Nghị quyết 37/NQTW của Bộ Chính trị đã vạch ra những phương hưổng,

chủ trương, chính sách về NCKH trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta. Trên cơ sở của những nghị quyết trên, Bộ Giáo dục đã có chỉ thị số 27/CT chỉ rõ cần huy động lực lượng đông đảo cán bộ giáo viên, học sinh của ngành tham gia NCKH. Nghị quyết TW (Khóa VIII) đã xác định: "Cùng với GD-ĐT, KH và CN là quốc sách cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và

xây dựng thành công CNXH; CNH, HĐH đất nƣớc phải bằng và dựa vào khoa học, công nghệ. KH và CN là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, KH và CN gắn với GD - ĐT".

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX lại khẳng định: "Coi phát triển GD và

ĐT, KH và CN là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH".

Đặc biệt hoạt động NCKH trong các cơ sở GD - ĐT được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, do không chỉ GD - ĐT và KHCN có quan hệ chặt chẽ mà còn vì chất lượng GD - ĐT có phụ thuộc rất lớn vào hoạt động NCKH. Đã có một số công trình, tài liệu, báo cáo tổng kết kinh nghiệm về hoạt động này tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện và Trung tâm nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Tại Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức), một số nhà nghiên cứu nhận định: Khoa học và nghiên cứu là yếu tố sản xuất quyết định của các xã hội công nghiệp hiện đại.

Một nước có khả năng càng chi nhiều tiền cho phát triển nghiên cứu và công nghệ bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội thành công nhiều trong cạnh tranh về sản phẩm và thị trường. Quy mô của ngân sách dành cho nghiên cứu là một trong những thông số quan trọng nhất để đánh giá năng lực của một nền kinh tế quốc dân.

Dự án phát triển các trƣờng Đại Học ở Đức [41, tr.16, 18] đề cập: Những dự báo mới

nhất về chính trị, xã hội, kinh tế của Châu Âu, đặc biệt dự báo sự phát triển cho ngành Đại học đã đặt ra yêu cầu mới về chất lượng và cải cách ngành Đại học: các trường Đại học Quốc gia là nền tảng cho sự phát triển khoa học, văn hóa, kỹ thuật và kinh tế ở CHLB Đức.

Hệ thống Đại học, đặc biệt là trường Đại học Tổng hợp và trường. Đại học chuyên nghiệp theo định hướng đa dạng hóa, trường Đại học Tổng hợp phải thực hiện mối liên hệ giữa nghiên cứu và giảng dạy bảo đảm việc đào tạo lớp kế cận khoa học và thực hiện nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu được áp dụng trong KHTN và KHKT; các trường Đại học chuyên nghiệp thì nghiên cứu ứng dụng, thiết kế và chuyển giao kiến thức; giảng dạy ở Đại học Tổng hợp thì giáo viên phải có kinh nghiệm nghiên cứu, sinh viên được tham gia nghiên cứu, có sự cộng tác chặt chẽ giữa người dạy và người học, lôi kéo sinh viên tốt nghiệp vào quá trình nghiên cứu, ý niệm về sự thống nhất của các ngành khoa học thông qua sự mở rộng liên kết nghiên cứu và giảng dạy. ở đây điều không thể thiếu được là sự tham gia tích cực của tất cả sinh viên vào việc đào sâu lí thuyết của môn học nghiên cứu bằng những câu hỏi đào sâu bảo đảm việc đào tạo lớp kế cận khoa học và thực hiện nghiên cứu, phải đảm bảo nghiên cứu ở trường Đại học, cung cấp cho các trường Đại học kinh phí cho những hoạt động nghiên cứu.

Trong các kiến nghị của hội đồng khoa học về những triển vọng của các trƣờng Đại học trong những năm 90 [41, tr.36]. Các trường Đại học là những cơ sở nghiên cứu quan

trọng nhất được xã hội khuyến khích. Đồng thời các trường Đại học cũng gắn công tác nghiên cứu với việc đào tạo cán bộ khoa học tương lai và công tác giảng dạy.

Cần mở rộng các quan hệ hiệp tác giữa các trường Đại học và các Viện ngoài trường Đại học. Các nguyên tắc áp dụng ỡ đây là:

Tăng cường quyền tự chịu trách nhiệm của các trường đại học về khâu nghiên cứu và sử dụng kinh phí.

Các trường Đại học của CHLB Đức thông qua quan hệ kết nghĩa giữa các trường Đại học và hợp tác theo dự án đang có nhiều mối quan hệ tiếp xúc với các trường Đại học nước ngoại.

Theo Heinrich Weiss; Hans Peter Stỉhl, Hermann Franzen, Tiến sĩ Klaus Murmann

[41, tr. 56]

Do khoa học và nghiên cứu có ý nghĩa ngày càng tăng đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Đức cần tăng cường sự hợp tác giữa ữường Đại học với các

cơ sở kinh tế, đồng thời vẫn tôn trọng tính độc lập của các bên. Do vậy vì lợi ích của các trường Đại học, cần thúc đẩy việc ứng dụng các kiến thức khoa học, tăng cường khâu giảng dạy và nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương tiện thử và phải nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình giảng dạy bằng cách tăng cường gắn chặt với thực tiễn, đặc biệt cần phải mở rộng các quan hệ hợp tác với các trường Đại học nước ngoài.

Trong khi tiếp tục phát triển hệ thống Đại học cần áp dụng các yếu tố điều kiện kinh tế thị trường trong nghiên cứu và giảng dạy vì đây là một vấn đề có vị trí trung tâm. Để các trường Đại học có thể phát triển và mở rộng khả năng của mình trong giảng dạy và nghiên cứu cần được tự chủ cao về mặt thể chế cũng như tự quản tài chính và tổ chức.

Tài liệu hội nghị của Bộ văn hóa CHLB Đức 1983 [41, tr.82]

Cải cách học tập phải nhằm mục đích vừa nâng cao trình độ của sinh viên, vừa nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một trong những mục tiêu của cải cách học tập là bồi dƣỡng khả năng hoạt động khoa học: việc bồi dưỡng khả năng hoạt động khoa học cho sinh viên được tiến hành thông qua việc

trang bị những kiến thức, kỹ năng và phương pháp chuyên môn trong các học kỳ tương ứng. Người sinh viên cần làm quen với các phương pháp tìm kiếm, sắp xếp và phản ánh có phê phán các kiến thức lí luận, đồng thời có khả năng sử dụng các kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ nhất định và thông qua đó mà gắn khoa học với cuộc sống. Trong quá trình tiếp xúc với khoa học, người sinh viên dần dần hiểu kiến thức khoa học là gì, nó xuất hiện như thế nào, có thể sử dụng nó làm gì và trách nhiệm nào gắn liền với nó.

Kỹ năng này giúp cho người sinh viên Đại học sau khi tốt nghiệp có thể mang được những kiến thức hiện đại từ ừong nghiên cứu cũng như các phương pháp tiếp cận mới áp dụng vào thế giới nghề nghiệp. Khả năng của một xã hội và nền kinh tế quốc dân đạt đến những kết quả đổi mới như thế nào phụ thuộc một phần không nhỏ vào chất lượng công tác đào tạo khoa học. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo khoa học, kể cả tiêu chuẩn về việc sử dụng kết quả nghiên cứu có tính dẫn đường vào trong học tập, là những chỉ dẫn rất quan trọng trong công cuộc cải cách học tập.

Việc học tập cần tạo cho sinh viên có được kỹ năng tư duy một cách phê phán, sáng tạo và theo phương pháp hợp lí, nhất là để xử lí các vấn đề tổng hợp phức tạp. Sau khi được đào tạo, người sinh viên có thể giải quyết nhiều vấn đề mới hoặc là tương tự về mặt chuyên môn.

Muốn vậy, cần phải trang bị cho sinh viên, không chỉ có kiến thức chuyên môn mà cả việc áp dụng các kiến thức đó vào quá trình khoa học.

Các hình thức giảng dạy và học tập phù hợp nhất trong quá trình đào tạo sinh viên là các hình thức tổ chức phù hợp với những vấn đề được đặt ra cụ thể vào rõ ràng. Bến cạnh các hình thức cổ điển cần được tiếp tục áp dụng, như lên lớp nghe giảng, thảo luận tổ hoặc đi tham quan, cần chú ý các hình thức khác như:

 Sinh viên tham gia công tác nghiên cứu.

 Nhà trường tổ chức khảo sát thực tế nghề nghiệp hoặc là những hoạt động thực tế nghề nghiệp được bố trí thành nội dung học tập.

 Nhà trường giải quyết những vấn đề tổng hợp của thực tế nghề nghiệp với sự tham gia của các đại diện chuyên môn từ thực tế nghề nghiệp.

 Thực hiện các dự án mang tính bổ sung cho nội dung giảng dạy nội khóa thông qua việc giải quyết các vấn đề liên quan, trong đó có sự tham gia tích cực của sinh viên nhằm tiếp thu các kiến thức khách quan và chủ quan (học tập nghiên cứu).

Để có thể tự kiểm tra xem mình đã đạt được đến đâu trong các mục tiêu bộ phận của việc học tập, người sinh viên cần được tạo điều kiện với cách thức thích hợp tham gia vào các buổi thảo luận khoa học, tham gia các kỳ thi kiểm tra cũng như các kỳ thi thử.

Ở Việt Nam, theo PGS. Đào Văn Lƣợng [27, tr.5, 6]: Đào tạo và NCKH là hai chức năng cơ bản của một trường Đại học. Muốn đẩy mạnh các hoạt động KH-CN thì cần xây dựng các đơn vị NCKH mạnh về tổ chức và chuyên môn, có hướng nghiên cứu đúng, có đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực và biết hợp tác ương khoa học, nghiên cứu; coi trọng hợp tác quốc tế, sự hỗ trợ quốc tế; tạo nguồn kinh phí cho nghiên cứu, tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu; sinh viên được làm quen với thực tế và góp phần giải quyết các vấn đề KHCN do thực tế sản xuất đặt ra; phải có một phòng chức năng thường xuyên theo dõi báo cáo, kiểm tra hoạt động nghiên cứu; ban hành quy chế quản lí phân phối trong các hoạt động KHCN và được bổ sung, chỉnh lí hàng năm cho phù hợp với thực tế.

TS. Nguyễn Song Hoan [15, tr.33] muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa công tác NCKH với quan hệ quốc tế xem đó là các hoạt động quan trọng trong các trường Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ các mục tiêu KT-XH của địa phương.

Còn PGS - TS. Nguyễn Đình Hƣơng [16, tr.1, 2] thì cho rằng muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên phải hết sức coi trọng hoạt động NCKH sinh viên. Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn người sinh viên phải có một khả năng tư duy, phương pháp nghiên cứu để có năng lực giải quyết vấn đề do yêu cầu thực tiễn. Muốn vậy phải tạo điều điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tham gia các hoạt động NCKH; ban hành các quy định, văn bản để khuyến khích sinh viên ương NCKH; đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động NCKH.

Với PGS - TS. Nguyễn Văn Mậu [29, tì.ỉ, 2] trên cơ sở xác định nhiệm vụ chính của trường Đại học là đào tạo và NCKH. Hai nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong chiến lược phát triển con người. Từ đó kết hợp với thực tế ương hoạt động NCKH của trường mình tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, trong đó phải nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất; ban hành chính sách khuyên khích các hoạt động ứng dụng KHKT, LĐSX và dịch vụ trong nhà trường, sự liên thông trong đào tạo và nghiên cứu triển khai KHCN giữa các ngành, các Trường, Viện.

TS. Đặng Văn Liếu [31, tr.ll] thì chú ý đến ba nhiệm vụ: đào tạo - bồi dưỡng - NCKH ở nhà trường sư phạm; nhà trường phải chú trọng việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực NCKH với các Viện, trường ĐH, CĐ khác; phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên trong NCKH, làm đề tài; xây dựng đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất mạnh làm tiền đề cho việc phát triển đi lên thành trường sư phạm trọng điểm của địa phương.

Tác giả Bùi Đình Hƣng trong "Mấy kinh nghiệm trong công tác NCKH của trƣờng CĐSP Hải Phòng" [39, tr.30, 32] đã đề cập đến vấn đề chất lượng giảng dạy - giáo dục phụ thuộc vào việc giáo viên phải đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu KHCB, KHGD. Tác giả tập trung vào phần thực tiễn về các hoạt động NCKH tại cơ sở của mình.

Nhìn chung, những công trình, tài liệu, báo cáo tổng kết của các tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề hoạt động NCKH và quản lí tổ chức hoạt động NCKH trên cơ sở lí luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn; ít có công trình nghiên cứu sâu về quản lí hoạt động NCKH ở các trường sư phạm. Đến nay việc nghiên cứu các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH tại trường CĐSP TP.HCM vẫn còn để ngỏ. Vì vậy, đề tài chúng tôi chọn nhằm có thể nghiên cứu cụ thể về thực trạng và các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của trường CĐSP TP.HCM một cách có hệ thống.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (KHCN)

1.3.1. Vai trò hoạt động KHCN trong hệ thống trƣờng ĐH, CĐ đối với sự phát triển của đất nƣớc ta đất nƣớc ta

Cuộc cách mạng KH và CN trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như Mác dự đoán, còn công nghệ được đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân tó và tiềm lực KHCN đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Đảng ta nhận định: cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là thời cơ thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng là một thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước còn chậm phát triển về kinh tế như nước ta. Vì vậy, cùng với nâng cao nhận thức đối với giáo dục, đào tạo, chúng ta phải hiểu sâu sắc vai trò của khoa học, công nghệ trong việc phát huy nhân tố con người.

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Nghị

quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định từ nay đến năm 2020

phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; KH và CN phải trở thành nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.

Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ của quốc gia, tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thế giới, từng bước hình thành một nền khoa học, công nghệ Việt Nam hiện đại, đủ sức giải quyết những đòi hỏi của quá trình phát triển. Kiên quyết khắc phục tình trạng lãng phí chất xám, bồi dưỡng, đãi ngộ tương xứng với hiệu quả nhằm phát huy đầy đủ tiềm lực trí tuệ của đội ngũ khoa học hiện có, đi đôi với có kế hoạch đào tạo đội ngũ khoa học trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước vào đầu thế kỷ sau.

Cùng với GD - ĐT, KH và CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. CNH, HĐH đất nước phải bằng và dựa vào khoa học, công nghệ.

Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ hai, khóa VIII, đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mƣời đã nói: "Bƣớc vào thời kỳ mới, chúng ta phải nêu cao tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)