Hiệu quả trong của hoạt độngNCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 82 - 94)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Hiệu quả trong của hoạt độngNCKH

Để có thể đưa ra những nhận định về hiệu quả trong của hoạt động NCKH tại Nhà

trường, chúng tôi tiến hành khảo sát các chỉ số đặc trưng cho hiệu quả trong của hoạt động

NCKH bao gồm: số lượng, chất lượng, cơ cấu đề tài KH và chi phí phục vụ cho công tác NCKH của những năm học gần đây.

3.3.1.1.Về mặt số lƣợng

Diễn biến số lượng đề tài NCKH của giảng viên và sinh viên của những năm học gần đây được ghi nhận ở bảng 3.5a:

Bảng 3.5a: Bảng theo dõi số lƣợng đề tài NCKH của giảng viên và sinh viên các năm học

Từ kết quả của bảng trên, ta có thể đưa ra các nhận xét sau:

 Số lượng đề tài NCKH của giảng viên có xu hướng tăng dần, cả về số lượng đề tài đăng ký và số lượng đề tài được thực hiện, tỉ lệ đề tài được thực hiện tăng dần từ 60% ở năm học 1996 - 1997 đạt đến 100% ở năm học 1998-1999 và được duy trì ổn định liên tục cho đến năm học 2000-2001.

 Số lượng đề tài NCKH được thực hiện của giảng viên từ năm học 1998 -1999

tăng gần gấp ba hoặc bốn lần so với các năm học trước, nhưng đến năm học 1999 - 2000 con số này lại tăng gấp ba lần so với năm học 1998 - 1999 và đến năm học 2000 - 2001 thì số đề tài NCKH được thực hiện của giảng viên tăng gấp 3,7 lần so với năm học 1999-2000 và gấp nhiều lần so với các năm học trước đó. Sự gia tăng số lượng đề tài KH của giảng viên thực hiện qua các năm học có nguyên nhân là do đội ngũ CBGD có ừình độ sau đại học của Nhà trường đã tăng dần lên hàng năm.

Năm học 2000-2001 là năm học có số lượng đề tài NCKH được thực hiện của giảng viên cao hơn hẳn so với các năm học trước đây. Giải thích về sự đột biến này, Đ/c Nguyễn Việt Bắc, Hiệu phó chuyên môn Nhà trường cho rằng: Do các Khoa, Tổ bộ môn có sự chuẩn bị kế hoạch sắp xếp công việc, theo dõi kiểm tra hoạt động NCKH của giảng viên (việc đăng ký đề tài, phác thảo tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành đề tài KH, xét duyệt nghiệm thu đề tài,

giao nộp sản phẩm KH,...) tương đối nghiêm túc, chặt chẽ, rõ ràng và Ban giám hiệu Trường thường xuyên đôn đốc, kiểm tra khi cần thiết. Vì vậy, ở năm học 2000-2001 trong hoạt động NCKH, Nhà trường đã có được số lượng đề tài NCKH của giảng viên với số lượng đăng ký và thực hiện khá cao.

 Số lượng đề tài NCKH của sinh viên (Khóa luận) qua các năm học trái ngược với hiện tượng tăng dần về mặt số lượng đề tài NCKH của giảng viên qua các năm học, nghĩa là số lượng đề tài NCKH (Khóa luận) của sinh viên lại có xu hướng chững lại, không tăng.

 Số lượng đề tài NCKH của sinh viên (Khóa luận) không tăng lên được. Nguyên nhân của tình trạng này theo nhiều CBQL, CBGD của Nhà trường, của các Khoa và sinh viên năm 3 cho rằng: Do không có kinh phí cấp cho đề tài NCKH của sinh viên. Nguyên nhân này sẽ được chúng tôi kiểm chứng và làm rõ ở những phần nội dung sau.

3.3.1.2. Về chất lƣợng đề tài NCKH

Kết quả về mặt chất lượng của đề tài NCKH của mỗi năm học được xác định bằng tỷ lệ giữa số đề tài đạt kết quả từ Khá trở lên so với tổng số đề tài của năm học đó; đối với giảng viên còn có thể là tỷ lệ các đề tài theo các cấp độ: Bộ, Sở (thành phố) Trường, Khoa. Kết quả này của những năm học gần đây được ghi nhận ở các bảng sau:

Bảng 3.5c: về cấp độ đề tài NCKH của giảng viên các năm học

Kết quả trên cho thấy:

 Tỷ lệ đề tài NCKH của giảng viên xếp loại từ Khá trở lên là rất cao, đạt mức tối đa là 100% và ổn định, liên tục từ năm học 1995 - 1996 đến năm học 2000-2001.

 Tỷ lệ đề tài NCKH của sinh viên (Khóa luận) xếp loại từ Khá trở lên cũng đạt mức cao nhất là 100% và ổn định, liên tục từ năm học 1996 - 1997 đến năm học 2000-2001.

Như vậy, nếu căn cứ vào số liệu thuần túy có thể nhận xét chất lượng các đề tài NCKH hay hoạt động NCKH của Nhà trường là khá cao. Điều này có thể giải thích bởi các nguyên nhân sau đây:

 Thứ nhất là sự nỗ lực, phấn đấu cố gắng vượt bậc, sự say mê ham học hỏi, tìm tòi của đội ngũ giảng viên và sinh viên Nhà trường ương quá trình nghiên cứu khoa học.

 Thứ hai là chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường được tăng cường, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học của Trường gia tăng hàng năm) (xem bảng 3.7a). Rõ ràng, do chất lượng đội ngũ CBGD của Trường phát triển cho nên những hoạt động NCKH (đề tài NCKH) của giảng viên Nhà trường, nhìn chung có chất lượng khá cao từ năm học 1995 - 1996 đến năm học 2000 - 2001.

Cũng cần nói thêm rằng, chất lượng học tập của sinh viên Nhà trường được nâng cao hàng năm (số lượng sinh viên năm 2 có kết quả học tập xếp loại Khá, Giỏi: đạt tiêu chuẩn được xét chọn làm Khóa luận tăng, tính trung bình là có tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước). Thêm vào đó, số sinh viên có học lực xếp loại Khá, Giỏi được làm Khóa luận lại còn được CBGD theo dõi, kiểm tra qua việc viết thử đề tài, qua một số công việc, thao tác nghiên cứu,... phải thực hiện trong thời gian nhất định để sau đó mới có thể được CBGD đề nghị chính thức làm Khóa luận và trình Hội đồng khoa học Khoa: đăng ký đề tài, Tổ chức thực hiện, thời gian thực hiện, nghiệm thu kết quả... Do đó sinh viên khi được xét chọn làm đề tài NCKH (Khóa luận) có thể nói là phải qua hai lần "sàng lọc" để chính thức được công nhận là đủ khả năng, điều kiện cần thiết để làm đề tài NCKH hay không. Do đó chất lượng các đề tài NCKH của sinh viên (Khóa luận) từ năm học 1996 - 1997 đến năm học 2000 - 2001 luôn đảm bảo chất lượng từ Khá trở lên ở mức cao nhất.

Kết quả ở Bảng 3.5c cho thấy: đề tài ở cấp Bộ của CBGD Nhà trường là chưa có. Ông

Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo (kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Khoa học) cho biết: "Đội ngũ CBGD Nhà trƣờng có khả năng thực hiện đƣợc đề tài ở cấp Bộ nhƣng phải đƣợc thông tin, yêu cầu từ Bộ đƣa xuống thì mới có thể thực hiện đƣợc mà Nhà trƣờng lại chƣa có đƣợc những thông tin, yêu cầu nhƣ vậy. Nhà trƣờng là cơ sở đào tạo chịu sự quản lí cửa Thành phố, do đó chủ yếu tiếp nhận thông tin, yêu cầu từ Sở GD và ĐT, Sở KHCN và MT nên các đề tài NCKH sẽ ở cấp độ Sở (thành phố)"; đề tài NCKH ở cấp sở (thành phố) của CBGD Nhà trường không tăng, qua trao đổi, tìm hiểu trực tiếp với một số CBQL, CBGD Nhà ữường, các Khoa chúng tôi được biết như sau: các đề tài NCKH của giảng viên có mức độ phức tạp, phạm vi lĩnh vực nghiên cứu rộng, đòi hỏi phải xử lý nhiều thông tín thường là từ cấp Sở (thành phố) trở lên. Do đó người giảng viên không thể cứ đều đặn hàng năm "sản sinh" ra một sản phẩm như thế được mà đòi hỏi cần phải có thời gian tìm hiểu thực tế, tập hợp dữ liệu... mới có thể tiến hành xác định vấn đề cần nghiên cứu. Thứ đến là đề tài NCKH cấp sở (thành phố) do thành phố, Sở KHCN và MT trực tiếp quản lỷ, phân bổ kinh phí thực hiện nên không phải mọi đề tài NCKH cấp Sở (thành phố) của Nhà trường đều được thành phố cấp kinh phí để thực hiện. Vì vậy các đề tài NCKH cấp Sở (thành phố) của Nhà trường tuy không tăng nhưng tính trung bình hàng năm Nhà trường đều có đề tài ở cấp độ này.

Để xét xem kế hoạch hoạt động NCKH của Trường, Khoa (Tổ bộ môn) có đảm bảo được cơ cấu về số lượng đề tài, công trình KH của giảng viên và sinh viên của từng Khoa, Tổ bộ môn hay không, ta sẽ xem số liệu được ghi nhận ở bảng 3.5d, 3.5e sau đây:

Bảng 3.5d: về số lƣợng đề tài NCKH của giảng viên ỏ các Khoa, Tổ bộ môn

Số liệu ở bảng trên cho thấy:

 Tính chung, tỷ lệ đề tài NCKH của giảng viên ỏ các Khoa, Tổ bộ môn là không giống nhau. Năm học 1995 - 1996: khoa Ngữ Văn: 33,3%, khoa Ngoại ngữ: 33,3%, khoa Sử:

33,3%, năm học 1996 - 1997: khoa Ngữ văn: 60,0%, khoa Lý - Hóa: 20,0%, khoa Sử: 20,0%; năm học 1997 - 1998: khoa Ngữ văn và khoa Ngoại ngữ đều là 33,0%, khoa ĐTGV Tiểu học và khoa Sinh - Địa như nhau 17,0%, năm học 1998 - 1999: khoa Ngoại ngữ có tỷ lệ cao nhất:

36,3%, khoa Ngữ vân và khoa Lý - Hóa bằng nhau mỗi khoa là 18,2%, khoa Sử, khoa ĐTGV Tiểu học và tổ Tâm lý - Giáo dục bằng nhau mỗi đơn vị là 9,1%. Năm học 1999 -2000: Khoa

Âm nhạc - Hội họa: 39,4%, khoa Toán: 24,2%, khoa ĐTGV Tiểu hộc: 18,2%, khoa Sinh - Địa: 9,1%, tổ Tâm lý - Giáo dục: 6,1%, khoa sử: 3,0%, năm học 2000 - 2001: khoa Ngoại ngữ: 22,9%, khoa Ngữ văn: 17,2%, khoa Âm nhạc - Hội họa: 17,2%, khoa Lý-Hóa: 16,4%, khỏa Kỹ thuật 10,7%, khoa Toán: 4,9%, khoa Sinh - Đia: 4,1%, khoa ĐTGV Tiểu học: 3,3%, Tổ Tin học: 2,5%, khoa Sử: 0,8%. Nghĩa là, số lượng đề tài NCKH của giảng viên chỉ tập trung nhiều và được tiến hành một cách đều đặn hàng năm ở một số khoa như: khoa Ngoại ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sử, khoa Sinh-Địa, khoa ĐTGV Tiểu học... hý do của vấn đề này qua trao đổi, tìm hiểu với các CBQL, CBGD tại các Khoa ưên chúng tôi được biết: ở những Khoa này hoạt động NCKH, thực hiện đề tài khoa học là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, đều đặn hàng năm, dù có hay không các văn bản qui định, hướng dẫn thông báo hoạt động NCKH của Nhà trường; các Khoa đều chủ động chuẩn bị sắp xếp, lên kế hoạch triển khai thực

Bảng 3.5e: Về số lƣợng đề tài khóa luận của sinh viên ở các Khoa

Số liệu ở bảng 3.5e cho thấy:

• Tỷ lệ đề tài NCKH (Khóa luận) của sinh viên ở các Khoa qua các năm học là có sự khác biệt, chênh lệch nhau. Nói chung từ năm học 1995 - 1996 đến năm học 2000 - 2001 các Khoa

đều có sinh viên thực hiện đề tài NCKH (Khóa luận) nhưng không đều, có năm học thì có đề tài NCKH của sinh viên, có năm học lại không có đề tài NCKH sinh viên; Các Khoa có tỷ lệ đề tài NCKH của sinh viên cao và được thực hiện đều đặn, liên tục hàng năm là: khoa Ngữ văn: năm học 1995 - 1996: 25,8%, năm học 1996 - 1997: 23,1%, năm học 1997 -1998: 17,9%, năm học 1998 - 1999: 26,3%, năm học 1999 - 2000: 27,3%, năm học 2000 - 2001: 18,2%; khoa Sử: năm học 1995 - 1996: 19,4%, năm học 1996 -1997: 30,8%, năm học 1997 - 1998: 17,9%; năm học 1998 - 1999: 31,6%; năm học 1999 - 2000: 27,3%; năm học 2000 - 2001: 27,3%; khoa Ngoại ngữ: năm học 1995 - 1996:19,4%; năm học 1996 - 1997: 38,4%; năm học 1997 - 1998: 32,1%; năm học 1998 - 1999: 26,3%; năm học 1999 - 2000: 18,2%; năm học 2000 - 2001: 27,3%; khoa Lý-Hóa: năm học 1995 - 1996: 12,9%; năm học 1997 - 1998: 7,1%; năm học 1998 - 1999: 15,8%; năm học 1999 - 2000: 9,1%; năm học 2000 -2001:9,1%...

• Nguyên nhân của tình trạng có Khoa có đề tài NCKH của sinh viên và được thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên liên tục hàng năm, có Khoa có đề tài NCKH của sinh viên nhưng không được thực hiện đều đặn, liên tục qua các năm học (có năm học có, có năm không) như đã trình bày ở phần trên, là do một số Khoa chưa chủ động chuẩn bị sắp xếp, lên kế hoạch..., cho hoạt động NCKH của đơn vị, chưa thật sự chú ý, khuyến khích, động viên sinh viên tham gia, thực hiện đề tài NCKH (Khóa luận); ngược lại có những Khoa lại làm tốt và nghiêm túc đều đặn các hoạt động, công việc trong công tác NCKH của đơn vị (kể cả hoạt động của giảng viên và sinh viên) trong từng năm học. Thêm vào đó, chi phí cho đề tài NCKH của sinh viên là không có nên cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động này ở sinh viên.

Như vậy, tỷ lệ đề tài NCKH của sinh viên (Khóa luận) ở các Khoa, ngành đào tạo còn chưa cân đối. Điều đó, sẽ dẫn đến tình ưạng số lượng đề tài NCKH của sinh viên có thể có ở Khoa này, nhưng lại không có đề tài nào cả ở Khoa khác trong một năm học; nghĩa là hiệu quả hoạt động NCKH sẽ bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng như đã nói, cần phải chú ý động viên khuyến khích sinh viên làm NCKH, giúp sinh viên hiểu và ý thức được vai trò của NCKH, sự cần thiết nếu có thể nên thực hiện đề tài NCKH (Khóa luận) sẽ có ý nghĩa hết sức bổ ích, quan trọng và thiết thực đối với việc học tập, giáo dục, đào tạo và trưởng thành của bản thân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần phải có các chế độ, chính sách phù hợp, hợp lý đối với sinh viên khi họ thực hiện các đề tài NCKH, làm cho họ luôn cảm thấy được sự quan tâm, sự

đánh giá công bằng và xứng đáng được tưởng thưởng cho thành quả lao động và công sức, trí tuệ mà họ đã miệt mài, dày công tạo ra.

3.3.1.4. Về chi phí cho hoạt động NCKH

Chi phí cho hoạt động NCKH bao gồm: kinh phí cho đề tài NCKH của CBGD và sinh viên, kinh phí cho các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề, báo cáo, tham luận KH, viết và xuất bản tạp chí tập san KH, thông tín KH...; trường CĐSP TP.HCM là trường trực thuộc Sở GD- ĐT TP.HCM; do đó kinh phí hoạt động hàng năm của Nhà trường đều do ngân sách của thành phố cấp. Theo ông Hoàng Hữu Lƣợng Trưởng phòng Tài vụ trường CĐSP TP.HCM cho biết: các văn bản, thông tư, quyết định, hướng dẫn thu chi tài chính... của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ Tài chính, sở Tài chính TP.HCM về kinh phí hoạt động của trường CĐSP TP.HCM là kinh phí cho các hoạt động sau: Đào tạo - Bồi dưỡng - NCKH (gồm chi cho các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hoạt động NCKH... mà hơn 60% tổng kinh phí này là chi cho lương giáo viên). Kinh phí này được gọi chung là kinh phí đào tạo và nguồn kinh phí này được cấp hàng năm từ ngân sách của thành phố theo kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo của Thành phố, Sở GD-ĐT giao cho Nhà trường. Ông Lƣợng cũng cho biết thêm theo Thông tƣ số 37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Qui định chế độ làm việc cửa CBGD Đại học sƣ phạm, CĐSP thì NCKH là một nhiệm vụ mà người CBGD phải thực hiện theo qui định của Thông tư này. Do đó kinh phí cho đề tài NCKH của giảng viên (cấp Trường, cấp Khoa) là hoàn toàn không có, không đƣợc lấy từ kinh phí đào tạo; đổi với những đề tài NCKH của sinh viên cũng tƣơng tự không có hoặc đƣợc cấp một khoản kinh phí rất nhỏ, không đáng kể (hỗ trợ văn phòng phẩm, giấy bút... từ nguồn kinh phí đào tạo.

Theo qui định của Liên Bộ GD - ĐT và Tài chính các đề tài NCKH cấp Trường không thuộc diện xét cấp kinh phí. Các chủ nhiệm (nhóm chủ nhiệm) đề tài có công trình nghiên cứu được tính giờ quy chuẩn đối với CBGD theo chức vụ khoa học. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kịp thời cho các chủ nhiệm (nhóm chủ nhiệm) đề tài có các cồng trình nghiên cứu được xét duyệt ở cấp Trường và cấp Khoa các khoản sau: cung cấp giấy, bút, văn phòng phẩm thiết yếu theo yêu cầu của công ứình NCKH; thanh toán các chi phí các dịch vụ thu thập, điều tra, xử lý tài liệu..., in ấn công trình NCKH theo đúng quy định của tài chính; các khoản chi khác, như: mua tài liệu, nguyên vật liệu, thiết bị, trả công thuê khoán... đều phải thuyết minh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)