Tăng cƣờng các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt độngNCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 52)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.2. Tăng cƣờng các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt độngNCKH

Biện pháp quản lí là các cách thức người quản lí (HT) sử dụng các công cụ quản lí để tác động vào đối tượng quản lí nhằm làm cho đối tượng vận động và tiến tới mục tiêu đã định.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH người quản lí (HT) sử dụng các công cụ quản lí thông qua các hoạt động chức năng của mình để tác động vào hoạt động NCKH. Như vậy, người quản lí trường học (HT), về mặt lí thuyết có một hệ biện pháp quản lí như sau:

5 (công cụ) x 4 (chức năng) x 10 (yếu tố của hoạt động NCKH) = 200 (biện pháp)

Trong quá trình công tác, người quản lí (HT) cần chọn biện pháp cần thiết và thích hợp để giải quyết một vấn đề đặt ra sao cho có hiệu quả nhất.

Không có biện pháp hữu hiệu nào sẩn có trong sách giáo khoa cho mọi tình huống quản lí. Vấn đề ở chỗ là người quản lí (HT) có nắm vững hoàn cảnh, đánh giá đúng sự việc, tìm ra nguyên nhân của tình hình mới có cơ sở để tìm kiếm biện pháp giải quyết. Để có quyết định đúng trong việc lựa chọn một biện pháp quản lí hữu hiệu nhằm giải quyết được một vấn đề đặt ra, người quản lí (HT) phải có kiến thức sâu rộng, tích lũy được kinh nghiệm phong phú trong thực tiễn công tác, sâu sát thực tế, bám sát đối tượng. Không phải cứ có nhiều nguồn lực là giải quyết tốt mọi vấn đề. Người quản lí (HT) khôn ngoan là người biết sử dụng các nguồn lực một cách đúng mức để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:

 Quan điểm tiếp cận xã hội lịch sử.

 Quan điểm tiếp cặn hệ thống.

2.2. KHÁI QUÁT QUAN DIÊM NGHIÊN CỨU

2.2.1. Quan điểm tiếp cận xã hội lịch sử

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động NCKH và hiệu quả hoạt động NCKH của trường CĐSP trong mối quan hệ với bối cảnh KT - XH của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Những ảnh hưởng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của thành phố đã tác động gì đến công tác NCKH của trường CĐSP? Mặt khác, khi nghiên cứu thực trạng này cần thấy được điều kiện của trường như đội ngũ, cơ sở vật chất, tình hình tài chính... đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NCKH ra sao? Đồng thời, trên cơ sỡ thực trạng thu được chúng tôi phải đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của trường CĐSP đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

2.2.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống

Quản lí hoạt động NCKH là quản lí toàn bộ hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Đó là quá trình quản lí từ mục tiêu NCKH đến nội dung, phương pháp và công tác tổ chức hoạt động NCKH... Đây là một chu trình liên tục, có hệ thống đòi hỏi khi nghiên cứu cần phải tính đến sự tác động lẫn nhau và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố này.

2.3. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nguyên tắc xây dựhg phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGP và SV

Công tác quản lí hoạt động NCKH của HT trường CĐSP TP.HCM rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người HT phải có khả năng vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lí thì mới đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, người HT phải nắm vững những hoạt động, công việc NCKH của đội ngũ CBQL, CBGD và sv trên cơ sở có tri thức về khoa học, NCKH, đồng thời có sự hiểu biết

sâu sắc về lí luận quản lí, nghiệp vụ quản lí nhà trường, tâm lí học quản lí. Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng, Cán bộ Quản lí, Cán bộ Giáo dục và sinh viên trên nguyên tắc sau:

 Biện pháp quản lí phải đảm bảo tính khoa học để Hiệu trưởng thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao.

 Biện pháp quản lí phải phù hợp với thực tiễn quản lí hiện nay ở trường Cao đẳng.

 Biện pháp quản lí phải gắn với nhiệm vụ giảng dạy học tập, NCKH của giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng.

 Khi xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến phải nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.3.2. Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGD và SV

Bƣớc 1: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận quản lí, nghiệp vụ quản lí nhà trường; các báo

cáo, tổng kết kinh nghiệm về quản lí hoạt động NCKH tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện, Trung tâm NCKH trong và ngoài nước để nắm vững lí luận về các biện pháp quản lí của HT để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Bƣớc 2: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi theo các dạng câu hỏi

đóng, mở, câu hỏi tình huống lựa chọn, mức độ... của HT, CBQL, GBGD và sv trường CĐSP TP.HCM.

Tổng hợp các thông tin thu thập được, chúng tôi xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGD và sv.

Nội dung của ba phiếu trưng cầu ý kiến tập trung vào các biện pháp quản lý của HT để quản lý công tác NCKH của đội ngũ giảng viên và sinh viên. Trên cơ sở lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý nhà trường, các biện pháp quản lý của HT để đảm bảo hiệu quả hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên và sinh viên có liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:

 Xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ NCKH.

 Xây dựng kế hoạch và quản lí thực hiện.

 Xây dựng lực lượng.

 Quản lí chế độ, chính sách - phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ hoạt động NCKH.

Cùng với ba phiếu trưng cầu ý kiến trên, chúng tôi thu thập các số liệu thống kê, quy định, báo cáo, tham luận... của các phòng ban chức năng trong Trường để tìm hiểu thêm về tình hình đội ngũ CBQL, CBGD và SV; cơ sở vật chất... phục vụ cho hoạt động NCKH cũng như hoạt động đào tạo khác của trường CĐSP TP.HCM nhằm tìm hiểu những điều kiện cơ bản để HT thực hiện các biện pháp quản lí.

2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

Mẫu được chọn ngẫu nhiên với độ lớn của mẫu là 579 (CBQL và CBGD: 279; SV: 300) trong tổng số lo khoa đào tạo và bồi dưỡng của trường CĐSP TP.HCM.

2.5. TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU

2.5.1. Tổ chức khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến

 Phát phiếu trứng cầu ý kiến HT đến HT của trường CĐSP TP.HCM.

 Phát phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, CBGD và sv của trường CĐSP TP.HCM. CBQL, CBGD: phát ra 279 phiếu, thu vào 279 phiếu.

SV: phát ra 300 phiếu, thu vào 300 phiếu.

Trước khi phát phiếu, chúng tôi trực tiếp hướng dẫn HT, CBQL, CBGD và sv cách trả lời các câu hỏi để đảm bảo thông tin thu được đúng với yêu cầu của người nghiên cứu.

2.5.2. Khảo sát thực trạng thông qua nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động quản lí

Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu, vằn bản lưu, báo cáo, tham luận... của các phòng, ban, chức năng trong Nhà trường.

 Các loại kế hoạch: kế hoạch hoạt động NCKH của Nhà trường, kế hoạch chuyên môn, một số bản kế hoạch hoạt động NCKH của Khoa, Tổ bộ môn, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, kế hoạch thi đua, kế hoạch kiểm tra các hoạt động đào tạo, NCKH, kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy năm học (tháng, tuần) của Nhà trường.

Thông qua các bản kế hoạch này, chúng tôi ghi nhận các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đã được đề ra ngay từ đầu năm học.

 Các loại hồ sơ, báo cáo, tài liệu, số liệu thống kê: số liệu thống kê về số lượng, chất lượng các đề tài NCKH của giảng viên, sinh viên trong các năm học, số liệu về đào tạo bồi

dưỡng xây dựng đội ngũ của trường CĐSP TP.HCM những năm qua, quyết định thành lập Hội đồng khoa học; các quyết định, thông báo, quy định về hoạt động NCKH của giảng viên, sinh viên trong các năm học; các quyết định, thông tư, nghị định... về kinh phí cho hoạt động đào tạo, NCKH, lương, phụ cấp...; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, NCKH.

 Các bảng tổng kết năm học, đặc biệt các số liệu tổng kết năm học của Trường dò phòng chức năng đang lưu trữ, bản thống kê về diễn biến số lượng, chất lượng học tập và rèn luyện của sv trường CĐSP TP.HCM qua các năm học.

2.5.3. Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với Hiệu trƣởng

Chúng tôi tiến hành trao đổi với HT của trường CĐSP TP.HCM để khảo sát cách thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động NCKH một cách cụ thể. Đồng thời HT giải thích thêm một số tình hình cụ thể, thực tế hoạt động NCKH của Nhà trường qua các năm học... Mục đích của việc trao đổi này là chúng tôi thu thập những thông tin làm cơ sở cho việc phân tích các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của HT và có cơ sở đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của HT trường CĐSP TP.HCM.

2.5.4. Khảo sát thực trạng qua trao đổi, phỏng vấn sâu về công tác quản lí hoạt động NCKH của CBQL phụ trách công tác NCKH của phòng giáo vụ và một số Khoa, Tố bộ môn NCKH của CBQL phụ trách công tác NCKH của phòng giáo vụ và một số Khoa, Tố bộ môn trong trƣờng CĐSP TP.HCM: Chúng tôi trao đổi, phỏng vấn sâu về công tác quản lí hoạt

động NCKH của CBQL phụ trách công tác này của phòng giáo vụ và của một số Khoa, Tổ bộ môn trong Nhà trường.

Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi không trao đổi, phỏng vấn về công tác quản lí hoạt động NCKH của các Khoa, Tổ bộ môn được nhiều.

2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU

Bằng phương pháp thống kê toán học để ước lượng tỷ lệ CBQL, CBGD và sv chọn các biện pháp quản lí mà HT cần thực hiện để rút ra kết luận việc sử dụng các biện pháp quản lí này của HT trên địa bàn nghiên cứu.

Ví dụ: Để nghiên cứu các biện pháp quản lí của HT nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác NCKH của giảng viên và sinh viên, chúng tôi xét một số biện pháp cụ thể sau:

 Tăng cường cải tiến công tác quản lí hoạt động NCKH.

 Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, sách tham khảo... phục vụ công tác NCKH.

Với biện pháp "Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên sư phạm". Chúng tôi lấy ngẫu nhiên 579 CBQL, CBGD và SV, trong đó có 447 ý kiến CBQL, CBGD và sv chọn biện pháp này. Do đó ta có tỷ lệ mẫu CBQL, CBGD và sv chọn biện pháp này là: f579 = 0,772. Chúng tôi chọn đại lượng ngẫu nhiên thống kê U √

√ (với độ tin cậy y = 0,95; suy ra khoảng ước lượng cho tỷ lệ ý kiến phương pháp quản lí là (P1, P2).

Trong đó P1 = fn - 1,96 √ √ , P2 = fn + 1,96 √ √ = 1,96√ √ = 0,034. Suy ra P1 = f579 – 1,96 √ √ = 0,772 – 0,034 = 0,738 P2 = f579 + 1,96√ √ = 0,772+0,034 = 0,806

Từ đó ta có kết quả suy rộng: tỷ lệ CBQL, CBGD và SV chọn biện pháp quản lí này là 73,8%  80,6% với độ tin cậy là 95%.

2.7. Các thông tin thu thập được qua các tài liệu, báo cáo, văn bản, số liệu thống kê... qua trao đổi với HT và trao đổi, phỏng vấn sâu với CBQL, CBGD và sv chúng tôi lựa chọn làm rõ thêm cách thực hiện các biện pháp được lựa chọn qua phiếu trưng cầu ý kiến, đồng thời làm cơ sở phân tích cách sử dụng từng biện pháp của HT.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP.HCM QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995

ĐẾN 2000

3.1. VÀI NÉT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Sự ra đời

Trường CĐSP TP.HCM được thành lập theo quyết định số 1784/QĐ ngày 03 tháng 09 năm 1975 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiền thân của Trường là trường Sư phạm cấp 2 Miền Nam Việt Nam được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 1972 tại Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh). Tháng 5 năm 1975, một bộ phận giáo viên, công nhân viên và giáo sinh của Trường vào tiếp quản trường Sư phạm Sài Gòn và đến tháng 10 năm 1975, Trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh đầu tiên, tuyển 1.652 giáo sinh cho khóa đào tạo cấp tốc gồm 2 ban: Ban Xã hội và Ban Tự nhiên.

Từ 1976 đến nay, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, trường CĐSP TP.HCM đã không ngừng trưởng thành và mở rộng về quy mô đào tạo:

Năm 1976, trường Bồi dưỡng và Đào tạo giáo viên cấp 2 của Sở giáo dục sát nhập vào Trường. Năm 1992, Trường tiếp nhận trường Sư phạm kỹ thuật phổ thông và đến năm 2000 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường tiếp nhận thêm trường Trung học Sư phạm TP.HCM. Cho đến nay, ngoài cơ sở chính ở số 04 Nguyễn Trãi - Quận 5, Trường còn có cơ sở ở số 105 Bà Huyện Thanh Quan - Quận 3 và hai trường thực hành sư phạm: trường Thực nghiệm Sư phạm -220 Trần Bình Trọng - Quận 5 và trường Tiểu Học Thực hành (cơ sở tạm đặt tại 53 Nguyễn Du - Quận 1).

Từ năm học 1991 - 1992, để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục ở thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà trường đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo và mỡ rộng liên kết đào tạo với Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và trường CĐSP Thể dục TW2 để nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thành phố.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên thành phố, Nhà trường còn giúp các tỉnh Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Minh Hải, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đăk Lăk đào tạo giáo viên các bộ môn khoa học cơ bản, Nhạc - Họa, Ngoại ngữ, Nữ công...

Hai mươi lăm năm qua - 1/4 thế kỷ, là một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của tập thể Nhà trường nối tiếp nhau luôn tự khẳng định mình là một trường sư phạm tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, nhiều lần đơn vị nhận cờ thi đua của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996 và năm 2001 nhân kỷ niệm 25 năm thành lập (1976-2001), Nhà trường lại một lần nữa được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Chặng đường đã qua thật tự hào song chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Đó là nhiệm vụ chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ vu (2000-2005) đã đề ra cho ngành Giáo dục thành phố: nâng trường CĐSP TP.HCM thành trường Đại học Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học và giáo viên THCS có trình độ cử nhân ĐHSP.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng

Trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh là nhà trường xã hội chủ nghĩa thuộc hệ thống giáo dục đại học của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau đây:

 Đào tạo đội ngũ giáo viên THCS, Tiểu học cho TP.HCM có phẩm chất, có năng lực, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD - ĐT.

 Bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên THCS, Tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của GD - ĐT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)