Quản lý công tác tố chức hoạt độngNCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 76 - 82)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4. Quản lý công tác tố chức hoạt độngNCKH

Công tác quản lý hoạt động NCKH tại trường CĐSP TP.HCM chủ yếu là quản lý tổ chức việc đăng ký các đề tài, công trình khoa học, các công việc của quá trình nghiên cứu, chương trình nội dung, kế hoạch NCKH; quá trình thực hiện, khả năng nghiên cứu của giảng viên; quản lý tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,..., quản lý theo dõi tiến độ thực hiện các đề tài bảo đảm thời hạn quy định, hoàn tất đề tài, nộp sản phẩm nghiên cứu để đề đạt Tổ bộ môn, Hội

Bảng 3.4a: Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động NCKH của Trƣờng trong những năm gần đây

Ta thấy, có 69,5% ý kiến CBQL, CBGD có cùng ý kiến với HT đánh giá tập trung ở mức độ "Khá, cần tăng cƣờng cải tiến""Tốt, cần tiếp tục phát huy". Có 28,3% cho là "Trung bình"2,2% cho là "Yếu, chƣa đạt yêu cầu". Sự đánh giá trên cho thấy, công tác quản lý hoạt động NCKH ở trường CĐSP TP.HCM là có những căn bản, ưu điểm, cần duy trì và tiếp tục tăng cường cải tiến, phát huy.

3.2.4.2. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động và nề nếp NCKH

Công tác kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của công tác quản lý NCKH. Kiểm tra là thiết lập các định mức và chuẩn mực để đánh giá hiệu quả công tác quản lý, đồng thời định ra các biện pháp sửa chữa, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu hoạt động NCKH đề ra. Nếu kiểm tra tốt, đánh giá được sâu sắc thì sẽ giúp cho việc chuẩn bị kế hoạch tiếp theo sẽ thuận lợi, kế thừa được những mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắn loại trừ. Ngược lại, nếu kiểm tra không tốt, đánh giá hời bợt, sẽ không sửa chữa, điều chỉnh được những sai sót và lại mắc phải sai lầm cũ. Vì vậy, công tác kiểm tra, đánh giá, phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ từng năm học.

Hàng năm, Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM đã kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH, nề nếp hoạt động NCKH của các Khoa, Tổ bộ môn trên các nội dung sau:

a. Kiểm tra và đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên

 Kiểm ưa công tác NCKH của giảng viên gồm kế hoạch nghiên cứu, tiến độ thực hiện, trình tự các công việc, hoạt động, thao tác kỹ thuật,... của quá trình nghiên cứu.

 Kiểm tra các sản phẩm KH, công trình đề tài KH của giảng viên.

b. Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của sình viên

 Giảng viên hướng dẫn theo sát sinh viên trong quá tành thực hiện các bước của quá trình nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá sự thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, dự kiến được chiều hướng diễn biến và phương hướng giải quyết các vướng mắc trong quá trình nghiên cứu của sinh viên, như: SƯU tầm tài liệu, đọc ghi chép, sắp xếp tài liệu, tập hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, biện luận kết quả; quy trình viết một Niên luận, Khóa luận, hình thức trình bày một công trình NCKH, tính trong sáng của ngôn ngữ khoa học, phương pháp diễn đạt trong việc bảo vệ công trình nghiên cứu...

 Chủ nhiệm, Hội đồng khoa học Khoa, Tổ trưởng Tổ bộ môn kiểm tra, đánh giá, tình hình nghiên cứu, việc thực hiện đề tài của sinh viên qua giảng viên hướng dẫn.

c. Kiểm tra công tác quản lý hoạt động NCKH của Chủ nhiệm Khoa, Tổ trƣởng Tổ bộ môn.

 Kiểm tra việc tổ chức hoạt động NCKH theo kế hoạch, theo năm học.

 Kiểm tra công tác quản lý: các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề..., nhân sự và các vấn đề về quy chế của hoạt động NCKH.

 Kiểm tra các sản phẩm KH, công trình KH, đề tài nghiên cứu, báo cáo tổng kết kinh nghiệm, tham luận..., do Khoa, Tổ bộ môn quản lý.

Nội dung kiểm tra ab nói trên do Chủ nhiệm Khoa, Tổ trưởng Tổ bộ môn thực hiện và báo cáo kết quả kiểm tra cho Hiệu trưởng thông qua phòng giáo vụ, còn nội dung kiểm tra c do Ban giám hiệu (Hiệu trưởng) và phòng giáo vụ phối hợp thực hiện.

Tình hình thực hiện công tác kiểm tra đánh giá nề nếp hoạt động NCKH của Khoa (Tổ bộ môn), Trường được thể hiện ở bảng 3.4b.

Bảng 3.4b: Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động và nể nếp NCKH của Khoa (Tổ bộ môn), Trƣờng

Bảng trên cho thấy có 64,2% số ý kiến CBQL, CBGD và HT đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá nề nếp, hoạt động NCKH của Khoa (Tổ bộ môn), Trường đã được thực hiện "Thƣờng xuyên", chỉ có 21,5% cho rằng "Đôi khi". Đấy là ý kiến đánh giá chung của Hiệu trưởng, CBQL và CBGD trong Trường; nhưng thực tế, công tác kiểm tra đánh giá nội dung ab do các Khoa, Tổ bộ môn tiến hành. Vì vậy có Khoa, Tổ bộ môn thì thường xuyên kiểm tra, thực hiện các quy định, hướng dẫn quy chế NCKH rất nghiêm túc, chặt chẽ, nhưng có Khoa, Tổ bộ

môn lại buông lỏng công tác này. Thậm chí có một số Khoa, Tổ bộ môn cho rằng, nếu kiểm tra quá chặt chẽ sẽ thể hiện sự không tin tưởng vào giảng viên và sinh viên của Khoa, Tổ bộ môn không phát huy được tính tự giác của mỗi người. Vì vậy, khi được hỏi về công tác quản lý nề nếp hoạt động của Khoa (Tổ bộ môn), Trường, đã có 16,1% số ý kiến trả lời là “Tốt”, 53,0%

"Khá", còn lại "Trung bình""Yếu" (xem biểu đồ 1 hoặc phụ lục 11). Theo chúng tôi sự đánh giá này phù hợp với ý kiến đánh giá ở bảng 3.4b.

Biểu đồ 3.1: Đánh gia chung về nề nếp hoạt động NCKH của Khoa (Tổ bộ môn), Trƣờng

3.2.4.3. Việc Tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,... của giảng viên và sinh viên

Việc tổ chức các hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề.... tại trường CĐSP TP.HCM được thực hiện theo Thông tƣ số 37/TT ngày 14/11/1980 và Quyết định số 38/QĐ-BGD ngày

15/01/1981 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Quy định về tổ chức trƣờng CĐSP. Mặc dù gặp nhiều hạn chế do kinh phí hạn hẹp, Trường và một số Khoa, Tổ bộ môn trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để tổ chức các hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề, báo cáo tổng kết, tham luận,... được diễn ra đều đặn, thường xuyên, nghiêm túc. Đánh giá này được thể hiện ở bảng 3.4c sau đây:

Bảng 3.4c: Đánh giá về việc tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,....của giảng viên và sinh viên

Kết quả ở bảng trên cho thấy có 29,0% số ý kiến của CBQL, CBGD đánh giá ở mức độ "Cỡ, nhƣng ít" và 66,7% số ý kiến của CBQL, CBGD có cùng nhận định với HT đánh giá ở mức độ "Có, khá phổ biến" các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề, báo cáo KH của Khoa (Tổ bộ môn), Trường.

Như vậy, có thể nói, việc tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,.... của giảng viên, sinh viên tại các Khoa (Tổ bộ môn), Trường là căn bản. Tuy nhiên qua tìm hiểu, trao đổi với các CBQL, CBGD của Trường chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số đơn vị ít tổ chức các hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là "Do thiếu kinh phí thực hiện". Kinh phí cho các hoạt động này có giới hạn trong kinh phí đào tạo của Nhà trường; hàng năm phòng Tài vụ Nhà trường vẫn rất cố gắng, linh hoạt để có những khoản chi cho phép theo đúng các văn bản hướng dẫn thu chi về tài chính của Bộ GD - ĐT, Bộ Tài chính, vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở phần sau (Mục 3.3).

Đồng thời, một nguyên nhân nữa cũng rất đáng chú ý là "Do yêu cầu về hoạt động này của Khoa (TỔ bộ môn), Trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức". (27,2%). Chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu với nhiều CBQL, CBGD của Nhà trường thì được biết nhiều Khoa, Tổ bộ môn trong Nhà trường mặc dù gặp những khó khăn, trở ngại nhưng do ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động NCKH trong việc giảng dạy, GD - ĐT nên đã chủ động xây dựng, thiết kế, hoạch định kế hoạch, phương hướng NCKH, sắp xếp công việc, tổ chức thực hiện, theo dõi, điều chỉnh tiến độ thực hiện, tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,...một cách đều đặn, thường xuyên, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Như vậy có 66,7% số ý kiến đánh giá ở mức độ "Có, khá phổ biến" việc tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,... của Khoa (Tổ bộ môn), Trường là chủ yếu tập trung ở các Khoa, Tổ bộ môn này, do có kế hoạch hoạt động NCKH đảm bảo, phương hướng, nội dung NCKH phù hợp, việc thực hiện kế hoạch NCKH năm học là đầy đủ, việc quản lý hoạt động NCKH, kiểm tra, theo dõi nề nếp hoạt động thì thường xuyên Kết quả trên, theo chúng tôi là phù hợp với các ý kiến đánh giá ở bảng 3.2a, bảng 3.3, bảng 3.4a, bảng 3.4b như đã trình bày.

Tuy nhiên, vẫn còn một vài đơn vị trong Nhà trường và một số CBQL, CBGD chưa ý thức đúng, đầy đủ về hoạt động NCKH cũng như việc tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,... trong quá trình GD - ĐT của Nhà trường do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở phần sau (Mục 3.3).

Các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,... sẽ giúp cho giảng viên được tiếp cận nhiều thông tin mới, kinh nghiệm quý báu, sự hiểu biết khoa học và thực tiễn của cán bộ được nâng cao, nội dung giảng dạy và hướng dẫn sinh viên sẽ phong phú và có chất lượng hơn,...

Nhất là đối với sinh viên, việc tham dự vào các hoạt động này sẽ giúp sinh viên tiếp cận và tham gia các hoạt động KH, bồi dưỡng khả năng hoạt động khoa học thông qua việc được làm quen với các phương pháp tìm kiếm, sắp xếp và phản ánh có phê phán các kiến thức lý luận, đồng thời có khả năng sử dụng các kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ nhất định; sinh viên có thể tự kiểm ứa xem mình đã đạt được đến đâu ương các mục tiêu bộ phận của việc học tập....

Ý nghĩa quan trọng của vấn đề này được HT và 46,2% số ý kiến của CBQL, CBGD, sinh viên năm 3 trả lời là "Rất cần thiết"; 24,9%"Cần thiết", 28,9% còn lại là "Tổ chức hay

không cũng đƣợc""Không cần thiết" (Xem biểu đồ 2 hoặc phụ lục 12). Theo chúng tôi sự nhận định này phù hợp với ý kiến đánh giá ở bảng 3.4c.

Biểu đồ 3.2: Nhận định về sự cần thiết tổ chức các hội nghị KH, hội thảo chuyên đề,... của giảng viên, sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​ (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)