Trò chơi vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 32 - 37)

1.2.4.1. Khái niệm

Trò chơi là một hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của trẻ, là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách.

Như vậy, trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi là hoạt động tự nguyện, ham thích của người chơi trong một hoạt động hoặc trong một trò chơi và đem lại cho người chơi trạng thái vui vẻ, phấn khích, thoải mái.

Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất phong phú và đa dạng. Hiện nay đang tồn tại nhiều cách phân loại trò chơi trẻ em khác nhau. Chúng tôi đề cập đến cách phân loại trong chương trình giáo dục mẫu giáo hiện hành ở nước ta, trò chơi của trẻ mẫu giáo gồm:

Nhóm trò chơi sáng tạo gồm: Trò chơi đóng vai theo chủ đề (Phân vai theo chủ đề); Trò chơi đóng kịch; Trò chơi lắp ghép xây dựng.

Nhóm trò chơi với nội dung và luật chơi có sẵn gồm: Trò chơi học tập (Trò chơi dạy học) bao gồm: Trò chơi vận động;

Nhóm Trò chơi vận động dân gian.

Trong các loại trò chơi thì TCVĐ cũng là một loại trò chơi giúp thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. TCVĐ cũng giống như các hoạt động khác đều có ý nghĩa trong việc phát triển toàn diện trẻ mầm non nhưng ở TCVĐ có những mặt mà các hoạt động khác không có.

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, TCVĐ là một hoạt động phức hợp, trong đó có sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản, giữa quá trình nhận thức và vận động của người chơi. Đối với trẻ mầm non các TCVĐ thường có chủ đề - đó là sự phản ánh cuộc sống và lao động của người, hoạt động của sự vật, con vật,.. phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. [32, 38]

thành và phát triển thể lực cũng như cũng như để giáo dục toàn diện đối với trẻ mầm non.

TCVĐ là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải phối hợp các thao tác vận động để giải quyết các nhiệm vụ vận động được đặt ra như là nhiệm vụ chơi qua đó thể chất trẻ được phát triển.

Như vậy, có thể khái quát TCVĐ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. TCVĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, khi tham gia vào trò chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và được phát triển toàn diện đời sống tâm lý của trẻ.

1.2.4.2 Đặc điểm của trò chơi vận động

Giống như trò chơi học tập, TCVĐ thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi. Nội dung chứa đựng các nhiệm vụ rèn luyện hoàn thiện các vận động cơ bản và tố chất thể lực cho trẻ. Các nhiệm vụ vận động được giải quyết như một nhiệm vụ thực hành dưới dạng trò chơi.

Mỗi TCVĐ gồm ba bộ phận liên quan chặt chẽ với nhau: nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi.

+ Nội dung trò chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện. Các nhiệm vụ này thường được thể hiện dưới một hình tượng nào đó như ‘cáo’- “thỏ”-“ quạ”-“ gà con”-“ bác thợ săn”-“bồ câu”… Chính vì thế nội dung chơi sẽ dễ gây hứng thú cho trẻ. Các nhiệm vụ vận động này là thành phần cơ bản của trò chơi.

+ Hành động chơi là hệ thống những động tác vận động mà trẻ phải thực hiện trong quá trình chơi. Hệ thống các vận động thường có lời ca tiếng hát kèm theo nên trẻ càng thêm hứng thú.

+ Luật chơi: là những quy định, quy ước mà trẻ phải tuân theo trong khi chơi, khi giải quyết nội dung chơi. Đối với trẻ, luật lệ chơi chỉ có tính ước lệ. Trong quá trình chơi cô (trẻ) có thể sáng tạo, thêm hoặc bớt luật chơi để buổi

chơi thêm vui, hấp dẫn lôi cuốn trẻ hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực sư phạm của cô giáo.

Mọi trẻ đều được tham gia chơi TCVĐ. Đây là hoạt động mang tính tập thể nên có sự ganh đua. Vì thế yếu tố “thắng-thua” đã kích thích tính tích cực vận động của trẻ. Song dù thắng hay thua mọi trẻ đều được vui vẻ, thoải mái mà không hề buồn bã mà còn tỏ ra khoái chí, vui cười thoải mái.

Như vậy, nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận trên thì trò chơi không thể tiến hành được.

1.2.4.3. Phân loại trò chơi vận động

Có nhiều quan điểm phân loại trò chơi vận động vì chúng rất phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số cách phân loại

Theo tác giả Trần Đồng Lâm [18, 28], thì TCVĐ được phát triển như sau:

Cách phân loại dựa vào khối lượng vận động:

Trò chơi tĩnh là trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể (Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, lùa vịt,..)

Trò chơi động là trò chơi có khối lượng vận động ở mức trung bình và cao, (tiếp sức đổi khăn, chạy đổi chỗ,…)

Cách phân loại căn cứ vào tác dụng phát triển các tố chất thể lực: trò chơi phát triển sức nhanh, sức mạnh của chân, sức mạnh của tay, sức bền,…

Cách phân loại dựa vào những động tác cơ bản của trò chơi: trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy, nhảy, ném đẩy, leo trèo, mang vác,…

Cách phân loại dựa theo mức độ phức tạp của trò chơi: Trò chơi không chia đội (ném trúng đích, bịt mắt bắt dê, nhảy dây,..) trò chơi chia đội (kéo co, chạy tiếp sức chuyển vật, lò cò tập thể tiếp sức,..) nhóm phụ ở giữa (nhóm ba nhóm bảy, chim đổi lồng, kết bạn,..)

Dựa vào nguồn gốc của TCVĐ chia thành hai nhóm:

mây”.

Nhóm trò chơi mới: Là trò chơi được các nhà giáo dục thiết kế, xây dựng. Ví dụ trò chơi “Bác nông dân và gà con”, “Chó sói xấu tính”, “Chạy tiếp cờ”.

Theo tác giả Phan Thị Thu, trò chơi vận động được phân loại như sau: Nhóm TCVĐ có luật đơn giản:

+ TCVĐ có chủ đề: Trong các TCVĐ có cốt truyện, nội dung và đặc điểm của những hành động được thực hiện trong trò chơi liên quan đến những hiểu biết của trẻ về các hiện tượng trong cuộc sống. TCVĐ này tác động gián tiếp đến hành vi của trẻ qua hình tượng nhân vật với đặc điểm vận động quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Mèo thì phải chạy nhanh, chuột thì phải chạy thật nhanh để không bị mèo bắt. Nhờ yếu tố cốt truyện cùng các nhân vật trong đó mà trẻ thực hiện các hành động và các quy tắc trò chơi một cách tự nhiên, dễ dàng. Trẻ có thể cùng nhau nhịp nhàng thực hiện thay đổi hành động, tích cực giống như trò chơi thi đua, tranh giải (ai chạy đến cờ trước,..) trò chơi giải trí như trò chơi đuổi bắt, chạy vượt (cướp cờ, ném cổ vịt,..); trò chơi với dụng cụ (dây, gậy, vòng,..) TCVĐ tiếp sức đơn giản (chuyền nơ, bóng chuyền nhanh…); trò chơi với các vận động cơ bản (chạy, nhảy, ném,..). [18]

+ TCVĐ vui nhộn, giải trí

Trò chơi có tính thể thao: thường dành cho trẻ 5-6 tuổi (khi trẻ có khả năng tự tổ chức trò chơi). Đó là bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông,…Trò chơi đòi hỏi sự phối hợp một số dạng vận động, trò chơi thể thao đòi hỏi sự chú ý cao, tính tổ chức óc quan sát, phản ứng nhanh, kĩ năng chính xác.

Tác giả Đặng Hồng Phương phân loại TCVĐ như sau: - Theo hình thức tổ chức có tập thể, nhóm, cá nhân. - Theo lượng vận động có lớn, vừa, nhỏ.

- Theo năng lực vận động cơ bản có đi, chạy, nhảy, ném, bò…

- Theo việc sử dụng dụng cụ trò chơi có TCVĐ tay không, TCVĐ có dụng cụ.

- Theo tình huống chơi có nhiều tình huống, ít tình huống

- Theo việc giáo dục tố chất thể lực có sức mạnh, sức bền, tốc độ, linh hoạt. - Theo dụng cụ có bóng, vòng, dây, gậy, gỗ, cầu thăng bằng.

- Theo tính chất, chủ đề thể hiện trong trò chơi như TCVĐ có luật đơn giản, TCVĐ mang tính thể thao.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đã phân chia TCVĐ thành hai nhóm những TCVĐ đặc trưng và trò chơi thể thao. Trong TCVĐ đặc trưng gồm có TCVĐ có cốt chuyện và TCVĐ không có cốt truyện. TCVĐ có cốt truyện không giống như trò chơi có chủ đề của tác giả Phan Thị Thu. Tuy nhiên, trò chơi không có cốt truyện của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà thì không phân chia thành nhiều loại trò chơi nhỏ.

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì phân loại TCVĐ dựa trên yếu tố thời gian, ta có TCVĐ dân gian, truyền thống, có TCVĐ mới, hiện đại,.. Nếu dựa vào mục đích rèn luyện thể dục cho trẻ, người ta chia TCVĐ thành nhiều loại như TCVĐ rèn luyện, phát triển tính mạnh mẽ, cường tráng: TCVĐ nhằm phát triển tính nhanh nhẹn, linh hoạt; TCVĐ rèn luyện và phát triển tính dẻo dai, bền bỉ cho trẻ; TCVĐ phát triển sự khéo léo của trẻ mẫu giáo. [32]

Tóm lại: Sự phân loại trong TCVĐ là rất đa dạng và tương đối phức tạp bởi tính mục đích và tác dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Dựa trên các cách phân loại của tác giả, trong đề tài này chúng tôi phân loại TCVĐ: TCVĐ dân gian, TCVĐ có chủ đề, TCVĐ không có chủ đề. Đối với trẻ mầm non TCVĐ thường có chủ đề và gắn với hình thức thi đua, rèn luyện các kỹ năng vận động và tố chất vận động. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên trong việc lựa chọn trò chơi phục vụ công tác giảng dạy. Giáo viên có thể lựa chọn những TCVĐ phù hợp với chủ đề của kế hoạch đề ra để tổ chức cho trẻ chơi. Bên cạnh đó đối với những trò chơi không có chủ đề mà chỉ dạy kỹ năng cho trẻ thì giáo viên có thể sử dụng TCVĐ không có chủ đề để tổ chức cho trẻ chơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)