Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 114 - 117)

hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau.

a) Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về GDMN đều thừa nhận rằng, hoạt động vui chơi chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ đã có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các KNVĐ và thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời các KNVĐ sẽ trở nên thuần thục hơn. Cho nên để rèn luyện KNCĐ trong HĐNT cần bổ sung cho trẻ những kinh nghiệm vận động hay dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau. Khi có những kinh nghiệm KNVĐ trẻ sẽ chủ động độc lập tham gia vào trò chơi, hiểu được ý nghĩa, nội dung mỗi trò chơi và biết cách thực hiện VĐCB khi chơi ở ngoài trời

Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau để trẻ thấy, chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, khi tham gia chơi trẻ thể hiện rõ tính tự nguyện, độc lập, sáng tạo, tạo cho trẻ tự quyết định nội dung chơi, khu vực chơi sẽ làm cho trẻ hào hứng, tự tin. Bởi nếu trẻ thích rèn luyện một KNVĐ nào buộc trẻ phải sử dụng yếu tố chơi ở một khu vực chơi nào đó. Trẻ sẽ tự mình chủ động lập kế hoạch

chơi, tích cực tìm kiếm các phương thức giải quyết như: Vận dụng vốn kinh nghiệm đã có, phối hợp với các bạn cùng chơi trong nhóm của mình tìm kiếm đồ dùng, đồ chơi cần thiết để thực hiện ý tưởng chơi.

b) Nội dung và cách thức hực hiện biện pháp

Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ giáo viên cần dạy cho trẻ có quyền tự quyết định khu vực chơi, không nên áp đặt trẻ chơi theo ý tưởng của cô.

Để làm được điều đó giáo viên cần xây dựng sân vườn thành các khu vực: khu vực trồng cây, hòn non bộ, bể cá cảnh; khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời; khu vực chơi với cát, nước, sỏi và các vật liệu chơi với thiên nhiên; Việc bố trí các khu vực trong sân, vườn trường có thể linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào không gian, diện tích của trường, tuy nhiên cần lưu ý đến yếu tố an toàn cho trẻ và cần dành một khoảng sân rộng để tổ chức TCVĐ cho trẻ hoặc để các lớp tập thể dục sáng.

Sau khi ổn định trẻ, cô bắt đầu tiến hành các nội dung của HĐNT. Đến phần vui chơi tự do, cô giành thời gian ngắn khoảng (1- 3 phút) trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi, giới thiệu các khu vực chơi cho trẻ. Cô lắng nghe ý kiến của trẻ đặc biệt là các ý tưởng chơi của trẻ để tạo điều kiện tổ chức cho trẻ chơi.

Giáo viên chỉ làm nhiệm vụ khêu gợi hứng thú của trẻ đối với từng khu vực chơi, giành cho trẻ quyền quyết định tự lựa chọn khu vực ấy. Nếu xảy ra tình trạng phân bố quá chênh lệch số lượng trẻ chơi giữa các khu vực, giáo viên không nên điều động một cách độc đoán, bắt buộc mà chỉ nên làm nhiệm vụ "quảng cáo" cho các khu vực chơi cần bổ sung người. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu sự giới thiệu đó và tự mình chủ động ở các khu vực chơi khác.

Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có có thể bày sẵn đồ chơi ở các khu vực và để trẻ lựa chọn. Cô cần bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. Động viên, khen ngợi kịp thời khi trẻ có biểu hiện tốt và nhắc nhở khi trẻ có biểu hiện sai.

cho trẻ tự lựa chọn trò chơi trong khu vực chơi đó, không nhất thiết trò chơi đó phải phù hợp với chủ điểm. Vì vậy giáo viên nên để trẻ chơi một cách tự nhiên, hết mình và sử dụng các KNVĐ mà trẻ đươc học vào trò chơi. Chính bằng cách này các KNVĐ của trẻ ngày càng thuần thục, trẻ sẽ học được cách làm việc một mình hoặc với bạn mà không cần nhiều sự giúp đỡ của giáo viên. Trẻ trở nên độc lập, tự tin trong quá trình vận động của mình.

Tuy nhiên, để trẻ tự tin, thành thục vào KNVĐ, cô giáo cần quan sát, theo dõi và chỉ can thiệp vào cuộc chơi khi thấy KNVĐCB của trẻ chưa đúng, có xung đột không thể tự giải quyết được, hoặc có những ý tưởng sáng tạo nhưng không thực hiện được, lúng túng trong việc phối hợp các KNVĐ hoặc trẻ chơi thiếu tích cực... Lúc đó giáo viên xuất hiện với tư cách là cố vấn, người hướng dẫn giúp đỡ trẻ. Sau đó giáo viên rút ra khỏi trò chơi và quan sát trẻ chơi. Có như vậy quá trình rèn luyện KNVĐ mới tụ nhiên và nâng cao vai trò chủ thể của trẻ trong việc rèn luyện KNVĐ được.

Giáo viên có thể để trẻ toàn quyền quyết định lựa chọn khu vực chơi, lựa chọn nội dung chơi trong các khu vực sẽ kích thích hứng thú mỗi vận động, sự tự tin vận động của trẻ vào quyết định của mình. Đáp ứng nhu cầu rèn luyện KNVĐ một cách tự nhiên của trẻ.

c) Điều kiện vận dụng giải pháp

Khu vực HĐNT phải cuốn hút trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên phải hiểu trẻ, quan tâm đến sở thích, hứng thú cũng như luôn luôn tôn trọng ý kiến của trẻ.

Khi tham gia các khu vực chơi đó trẻ phải được rèn luyện nhiều kĩ năng, trong đó KNVĐ được chú trong.

Trẻ cảm thấy thích thú, thoải mái và an toàn một cách tối đa. Giáo viên cần có biện pháp, thủ thuật để không những biết cách tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi mà còn khuyến khích trẻ tìm tòi, phát hiện và biết giải quyết vấn đề trong khi chơi các TCVĐ ngoài trời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)