Về quy mô, số lượng trường học
Toàn huyện có 24 trường Mầm non công lập, nằm trên địa bàn 24 xã, thị trấn. Khoảng cách các trường cách xa nhau từ 8-10 km. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 35 km; Giao thông đi lại cũng khá tốt do có đường cao tốt và đường 1 chiều liên Huyện. Có 06/24 trường mầm non mới được thành lập năm 2010 tách ra từ trường liên cấp theo đề án chính sách phát triển giáo dục mầm non. Bắt đầu từ năm 2012 đồng loạt cả Huyện chuyển đổi từ mô hình trường Mẫu giáo thành trường Mầm Non. Vì thời gian chuẩn bị cho việc thành lập trường còn bị động, nên chất lượng và hiệu quả giáo dục là chưa cao, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên số trẻ huy động chủ yếu vẫn chỉ là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, một số trường chỉ thu trẻ từ 4 tuổi do thiếu giáo viên và phòng học…
Nhìn chung, mạng lưới trường học ở cấp Mầm non tương đối ổn định, quy mô trường lớp đang tiếp tục được củng cố và phát triển, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập. Với tổng số trường Mầm non là 24 trường công lập/24 xã, thị trấn cũng tương đối đáp ứng được yêu cầu giáo dục của con em trên địa bàn.
Số lượng trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo ngày ngày tăng, năm học 2015 - 2016 có 2504 trẻ thì đến năm học 2016 - 2017 là 3505 trẻ.
Trong những năm gần đây, huyện Châu Thành luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục và đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dành nhiều kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non. Tuy nhiên, việc đầu tư của các cấp, các ngành, các dự án giáo dục vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới ngày càng cao của giáo dục và đào tạo, vẫn còn tình trạng thiếu phòng học dẫn đến quá tải học sinh, các yêu cầu quy cách về phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi, nhà bếp... điều kiện phục vụ đáp ứng yêu cầu của từng độ tuổi theo định hướng mới đang là vấn đề bất cập của giáo dục Mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm học vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành, Tiền Giang đã tăng cường quản lý chặt chẽ công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ, quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non quan tâm thực hiện tổ chức học hai buổi/ngày, tổ chức bán trú cho trẻ. Ở những nơi không có điều kiện tổ chức bán trú thì tổ chức cho trẻ “Bửa ăn học đường”. Vì vậy số trẻ được học bán trú tăng dần hằng năm và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên rõ rệt (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện huyện Châu Thành
Năm học
Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng Tổng sô trẻ đến trường Theo dõi trẻ ăn bán trú
Theo dõi sức khoẻ trẻ Số lượng Tỷ lệ Cân nặng BT SDDNC Chiều cao BT SDD TC SL TL SL TL SL TL SL TL 2012-2013 2741 2439 89 2592 94.6 149 5.4 2546 92.9 195 7.1 2013-2014 2866 2642 92.2 2728 95.2 138 4.8 2689 93.85 177 6.15 2014-2015 3146 3133 99.6 3048 96.9 98 3.1 2980 94.75 166 5.25 2015-2016 3505 3505 100 3459 98.7 46 1.3 3445 98.3 60 1.7
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)
Từ kết quả thống kê trên có thể thấy công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ huyện Châu Thành có sự phát triển rõ nét về chất lượng qua từng năm, thể hiện ở việc huy động trẻ ăn bán trú năm 2015-2016 đạt 100%; Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân còn 1.3%; tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi còn 1.7%.
Thực trạng chất lượng đội ngũ GV và CBQL các trường Mầm non
Theo định biên CBQL cơ bản đã đủ về số lượng quy định khung của Sở nội vụ. 100% CBQL đều là Đảng viên; 100% đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong
đó trên chuẩn (đại học, cao đẳng) 100%, tuy nhiên mới có 25/39 CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị (64,1%). Về nghiệp vụ quản lý có 6/39 có trình độ Đại học (15,38%), 4/39 CBQL (10,26%) được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn, còn lại 29/39 CBQL (chiếm 74,36%) chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, từ đó cho thấy năng lực của CBQL còn hạn chế về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý nhà trường. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường MN năm học 2016-2017 (bảng 2.4)
Bảng 2.2. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường MN năm học 2015-2016 Tổng số Đảng viên Nữ Trình độ đào tạo Trình độ chính trị Trình độ quản lý ĐH CĐ TC Trung cấp Đại học Trung cấp BD nghiệp vụ QL Chưa được bồi dưỡng SL: 39 39 39 27 12 0 25 6 0 4 29 % 100 100 69,2 30,8 0 64,1 15,38 0 10,26 74,36
- Về tình hình đội ngũ giáo viên mầm non: Về trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Mầm non đang dần chuẩn hóa đáp ứng được yêu cầu; trong tổng số 184 giáo viên, hiện nay 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 117/184 (63,6%) giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học, cao đẳng). Đa số giáo viên đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao. Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo viên có trình độ tay nghề chưa tương xứng với bằng cấp, do trong mấy năm gần đây quy mô mạng lưới trường lớp của huyện phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng trường, lớp, số học sinh tăng, dẫn đến nhu cầu về phát triển đội gũ giáo viên cũng tăng nhanh, thiếu nhiều giáo viên mầm non, nên công tác tuyển chọn giáo viên vào làm việc chưa
có sự lựa chọn; Bên cạnh đó giáo viên được tuyển chọn tại địa phương đa số là học hệ không chính quy vì vậy chất lượng đội ngũ giáo viên còn có những mặt hạn chế. Phòng GD&ĐT huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều kiện để giáo viên được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn tuy chưa cao nhưng theo lộ trình đang thực hiện đến năm 2020, 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Thống kê chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non đã tuyển dụng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 qua bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.3. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên MN đã tuyển dụng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016
Năm học Tổng số
Trình độ đào tạo Xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp Trung cấp Chính trị Đảng viên Dân tộc ĐH CĐ TH SP Xuất sắc Khá TB Kém 2011-2012 232 45 50 137 32 67 133 0 2 42 67 2012-2013 279 60 55 164 55 77 147 0 6 66 75 2013-2014 288 89 60 139 68 101 119 0 16 74 72 2014-2015 315 160 70 85 85 120 110 0 16 85 72 2015-2016 327 168 82 77 182 105 40 0 30 95 85
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ngành giáo dục đáp ứng về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng; Công tác xã hội hóa được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, tài chính dần đi vào nề nếp và có hiệu quả.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non
Mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục của huyện được đầu tư phát triển, 100% các xã, thị trấn đã mở được lớp mầm non đến tận thôn, 100% các xã có các
cấp học Mầm non. Cấp học Mầm non có 115 phòng/153 lớp, kiên cố 101 phòng (87,82 %), cấp 4 có 14 phòng (12,17%); vẫn còn 38/153 lớp học phải học nhờ nhà văn hóa thôn khu hoặc được bố trí tạm thời học ở các phòng khác.
Bảng 2.4. Thống kê CSCV, thiết bị dạy học, ĐDĐC tại các trường mầm non huyện Châu Thành
Toàn Huyện Số trường MN Thiết bị Sô máy tính Trường nối mạng internet Máy chiếu Đàn gan Tivi Đầu video T12/2015 — T~ 24 96 24 5 96 96 96
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)
Qua thống kê cho thấy, đa số các trường Mầm non đã tập trung mua sắm trang thiết bị phương tiện dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới phương pháp trong quản lý và dạy học, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được học tập và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy vậy, số lượng thiết bị mua mới còn ít, đặc biệt những thiết bị có kết nối mạng internet, dụng cụ học tập như Đàn Organ, hay máy chiếu, trong đó thiết bị được đầu tư lâu, khả năng sử dụng của giáo viên chưa nhạy bén làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ và cho hoạt động dạy và học nói chung.
Công tác Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển tích cực, mạng lưới trường, lớp các cấp học được mở rộng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Cơ sở vật chất trường học được quan tâm xây dựng, từng bước thực hiện việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn.
Toàn ngành thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh "gắn cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo, là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương- tình thương, trách nhiệm”, phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt là tích cực hưởng ứng
và tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, chương trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất, kế hoạch xây dựng lộ trình trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015-2020.