Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 96)

2.4.1. Ưu điểm

Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vựợt trội của TCVĐ ngoài trời có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ 5-6 tuổi. Nhiều năm nay việc TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi đã được đưa vào chương trình giáo dục trong các trường mầm non.

Để TCVĐ ngoài trời đạt được hiệu quả là có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện hổ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt.

Nội dung, hình thức, chủ đề hoạt động tương đối đa dạng, đề cập nhiều trò chơi khác nhau trong đó mỗi trò chơi đều phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ.

Nhà trường đã thực hiện đổi mới một số phương pháp tổ chức cho trẻ. Tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ 5-6 tuổi được khám phá, kích thích tính tò mò, tăng khả năng bảo vệ bản thân, kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo của các em. TCVĐ ngoài trời làm cho không khí trường lớp sôi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với nhau, phát huy ở trẻ 5-6 tuổi tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trường.

Đa số trẻ đều thích thú với hoạt động ở góc tạo hoạt động với nguyên vật liệu phong phú, dễ tìm. Trẻ tự do phát huy ý tưởng của mình, kỹ năng chơi được rèn luyện nhiều hơn, nuôi dưỡng ý tưởng nghệ thuật, sáng tạo, năng khiếu, thẩm mỹ của trẻ.

Tuy nhiên, trong khi tổ chức TCVĐ ngoài trời gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể CBGV, gia đình và cộng đồng xã hội.

2.4.2. Hạn chế

Thứ nhất: Năng lực tổ chức TCVĐ ngoài trời của của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả; nhiều trẻ 5-6 tuổi còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh chưa đồng tình; hoạt động chiếu lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gò bó, chưa đi vào chiều sâu... Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ phận CBQL và giáo viên thiếu hứng thú, không tự giác, ngại khó vì có thể hoạt động này cần sự đầu tư, tính sáng tạo, xây dựng, tổ chức các HĐGD, không kiểm soát được trẻ. Một số giáo viên còn hạn chế trong việc nảy sinh ý tưởng mới, còn chú trọng nhiều đến kết quả, chưa tạo cơ hội cho trẻ được thử nghiệm mà chưa chú ý đến khả năng của từng trẻ.

Giáo viên chưa thực sự gần gũi và hiểu trẻ để nắm bắt các nhu cầu của trẻ. Trẻ đông nên giáo viên không bao quát và chuẩn bị đầy đủ cho tất cả trẻ cùng chơi thoải mái mà thường áp trẻ vào khuôn khổ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia góc tạo hình, giáo viên chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình mà chỉ quan sát trẻ, bao quát trẻ trên phương diện an toàn còn hầu như đều để trẻ tự do hoạt động. Do vậy mà hiệu quả của việc tạo ra sản phẩm của trẻ chưa cao.

Hoạt động ngoài trời cho trẻ thật sự chưa được tổ chức tốt, ngoài hạn chế về cơ sở vật chất, môi trường hoạt động chưa phong phú, phương tiện vật chất

thiếu thốn, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn… còn có lý do về trình độ và sự linh hoạt của giáo viên khi giải quyết các tình huống.

Do giáo viên chưa thực sự nhận thức được hết vai trò của môi trường thiên nhiên đem lại cho trẻ, một phần giáo viên còn ngại tổ chức, ít có sự thay đổi. Giáo viên chưa thật sự chủ động còn phụ thuộc vào sự đầu tư của nhà trường.

Thứ hai: Lựa chọn trò chơi chưa phù hợp với trẻ, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn. Giáo viên chưa coi trọng việc cho trẻ rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời và còn tập trung nhiều

vào việc cung cấp, giảng giải kiến thức cho trẻ hơn là để cho trẻ hoạt động. Vì thế trẻ ít được hoạt động hoặc hoạt động mang tính đồng loạt nên trẻ ít có cơ hội được vận động.

Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, khó khăn. Kinh phí tổ chức TCVĐ ngoài trời cũng là một khó khăn đáng kể của các trường mầm non, nhà trường phải xoay xở vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức hoạt động lại rất tốn kém, cần nhiều kinh phí để trang trải. Bên cạnh đó CSVC - TBDH để thực hiện chương trình của các nhà trường chưa tốt hoặc không có, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa quá thiếu thốn, bất cập, đã ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục này trong các nhà trường hiện nay. Các chế định, chính sách, cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm sửa đổi, qui định rõ ràng. Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của Ngành, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến tổ chức TCVĐ ngoài trời đa số các nhà trường còn thiếu thốn, tài liệu chưa chính thống.

Thứ tư: Tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ thiếu khoa học, lúng túng và bị động. Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng, đồ chơi, tuy nhiên khả năng, kỹ năng lên lớp còn hạn chế vì đa số giáo viên mới ra trường rất ít kinh nghiệm và giáo viên lớn tuổi. Nên một số hoạt động tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng, luận văn đưa ra một số kết luận sau:

1. Hầu hết GVMN đều nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức TCVĐ ngoài trời. Đây là điều đáng mừng vì giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng mới tích cực tổ chức cho trẻ chơi.

2. Các kỹ năng vận động khi tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ chủ yếu là các kỹ năng cơ bản. Ít có giáo viên tổ chức cho trẻ được các kỹ năng phối hợp, kỹ năng kiểm soát vận động và các kỹ năng giữ thăng bằng khi cho trẻ tham gia TCVĐ ngoài trời.

3. Đa phần GVMN đã tổ chức cho trẻ các TCVĐ ngoài trời. Tuy nhiên, rất ít giáo viên biết lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi đồng thời chuẩn bị trước đồ dùng, đồ chơi, địa điểm chơi bên cạnh đó tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất hoạt động ít giáo viên thực hiện được.

4. Kỹ năng, năng lực tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi của một số giáo viên còn hạn chế. Đa số giáo viên chú ý đến phương pháp dùng lời khi cho trẻ chơi, mà ít chú ý đến góc chơi, tận dụng không gian cho trẻ chơi cũng như ít giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

5. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng: Trong đó nguyên nhân lớn nhất do năng lực giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều khó khăn khi tổ chức TCVĐ ngoài trời trong đó do lớp trẻ quá đông, do cơ sở vật chất, trang thiết bị đến tài liệu, tính hấp dẫn của trò chơi.

Kết quả thực tiễn nêu trên cho thấy rất cần thiết đưa ra phải nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang có hiệu quả bền vững, cần tăng cường một cách đồng bộ và toàn diện một số biện pháp được thực hiện ở chương kế tiếp.

Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN CHÂU THÀNH, TIỀN GIANG 3.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất biện pháp

Biện pháp GD trẻ là những cách thức, phương thức tổ chức và tác động của người lớn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể đã đề ra. Với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trẻ MG 5-6 tuổi đã có những khả năng nhất định trong việc nắm và thực hiện KNVĐ trong các hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Hơn nữa, trẻ MG 5-6 tuổi cũng có những khả năng tự VĐ, tự rèn luyện thông qua TCVĐ. Với ý nghĩa đó, biện pháp tổ chức TCVĐ ngoài trời phải xuất phát trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với những yêu cầu, nội dung, mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phải đảm bảo những nguyên tắc, quan điểm giáo dục lất trẻ làm trung tâm ở lứa tuổi MN.

3.1.1. Dựa vào nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Mục tiêu giáo dục mầm non nhằm hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông có hiệu quả. Cụ thể hơn là nhằm hình thành phát triển trẻ trên các lĩnh vực: Thể chất; Nhận thức; Ngôn ngữ; Tình cảm và quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực phát triển thể chất, rèn luyện KNVĐCB cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng và được thể hiện rất rõ trong mục đích của HĐNT là: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên- xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ.

Giáo dục thể chất nằm trong hệ thống giáo dục nên hoạt động rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng vận động cũng tuân theo tất cả những nguyên tắc cơ

bản của giáo dục học. Ngoài ra, nó còn mang những đặc điểm riêng của quá trình giảng dạy vận động. Cụ thể, các nguyên tắc sư phạm được vận dụng vào quá trình rèn luyện KNVĐ là: nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc tự giác và tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc vừa sức và chú ý đặc điểm cá nhân, nguyên tắc tăng tiến.

Các nguyên tắc trong rèn luyện KNVĐ cho trẻ liên quan chặt chẽ với nhau, không riêng một nguyên tắc nào có thể đảm bảo được chức năng hoạt động rèn luyện KNVĐ một cách đầy đủ. Cho nên, muốn quá trình rèn luyện này cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao ta phải biết thực hiện một cách tốt nhất từng nguyên tắc và thực hiện thống nhất tất cả các nguyên tắc trên.

3.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động

Cuộc sống của con người là một chuỗi hoạt động. Con người sống tức là con người hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống.

Đối với trẻ mầm non, muốn phát triển các chức năng tâm lý, các năng lực chung và hình thành nhân cách cho trẻ thì nhất thiết phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định (hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, chế độ sinh hoạt, các ngày lễ hội…). Hoạt động với các dạng khác nhau là phương tiện giáo dục cơ bản.

Trẻ em lứa tuổi mầm non có nhu cầu hoạt động rất sớm vì chúng mong muốn tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Điều đó đã trở thành một động lực giúp trẻ tích cực hoạt động hoạt động. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thành tựu tâm lý học Xô Viết cho rằng: “Nhân cách con người chỉ được hình thành trong hoạt động và thể hiện bằng hoạt động”. Có nghĩa là trẻ phải tích cực hoạt động vận động với trò chơi, bạn bè, đồ dùng đồ chơi ngoài trời để tạo ra nhân cách cho mình. Chính vì thế muốn rèn luyện KNVĐ cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng

thông qua HĐNT, chúng ta cần tổ chức cho trẻ có cơ hội được tham gia vào các hoạt động mà các giáo viên tổ chức, mối quan hệ với TCVĐ, vui chơi tự do. Giáo viên mầm non phải là người biết tổ chức, điều khiểu, điều chỉnh các vận động của trẻ trong HĐNT theo mục tiêu của mình đã đặt ra.

Những nét đặc trưng cơ bản của HĐNT đã quyết định sự khác biệt trong nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức so với các hoạt động được tổ chức trong phòng, Nếu khai thác hết được những tiềm năng mà môi trường và đối tượng hoạt động mang lại cho trẻ thì thời gian trẻ đuợc HĐNT sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực với sự phát triển thể chất nói chung và rèn luyện KNVĐ nói riêng.

3.1.3. Quan điểm tiếp cận tích hợp trong quá trình rèn luyện KNVĐ trong hoạt động ngoài trời trong hoạt động ngoài trời

Chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó các bộ môn khoa học ngày càng thâm nhập, đan cài xen lẫn trong một tổng thể nhất định. Nếu ngay từ thời còn bé, trẻ quen tiếp cận với các khái niệm một cách rời rạc thì sau này đứa trẻ có nguy cơ tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Vì vậy, nhà trường nói chung và trường mầm non trong đó có giáo viên mầm non không chỉ có chức năng truyền thụ kiến thức và thông tin cho trẻ em học mà phải là người giúp đỡ và dạy cho trẻ em biết sử dụng vốn kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình vào những tính huống có ý nghĩa đối với chúng.

* Quan điểm tích hợp trong Giáo dục mầm non

Xu hướng tiếp cận tích hợp trong Giáo dục mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên - xã hội con người nói chung và trẻ ở lứa tuổi mầm non nói riêng là một tập thể thống nhất. Trẻ được phát triển trong hoạt động và chỉ thông qua hoạt động mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kĩ năng. Vì thế mà phải cung cấp cho trẻ những kiến thức kinh nghiệm sống một cách tổng thể nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất năng lực chung chứ không phải là những kiến thức kĩ năng đơn lẻ. Trong quá trình hợp tác hoạt

động cô và trẻ cùng tham gia khám phá, cùng học, cùng trao đổi, cùng thảo luận, cùng học cách giải quyết các vấn đề và cùng đi đến những kết luận cụ thể.

Quan điểm tích hợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một tổng thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn chia cắt, rạch ròi các sự sự vật và hiện tượng. Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự xâm nhập, đan xen, đan cài, lồng ghép các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.

Quan điểm tích hợp trong Giáo dục mầm non cần được hiểu và thể hiện trong quá trình CS-GD. Xây dựng chương trình Giáo dục mầm non không xuất phát từ logic phân chia các bộ môn khoa học như ở phổ thông mà phải xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới phát triển của trẻ, đặt nền tảng ban đầu của nhân cách người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)