Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 106 - 114)

trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang.

3.2.1. Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được.

Tạo không gian chơi thuận lợi sẽ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, tạo cơ hội cho trẻ có điều kiện thực hành, hoạt động với dụng cụ, vật liệu chơi. Bên cạnh đó, việc tạo không gian chơi thuận lợi cũng giúp cho giáo viên có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân, đặc biệt giáo viên sẽ có nhiều thời gian để quan sát, đánh giá những kỹ năng chơi của trẻ trong khi chơi.

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.

Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được giáo viên tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ.

Cơ sở vật chất của các trường mầm non của Huyện còn nghèo nàn và thiếu thốn. Chính vì vậy, việc giáo viên tận dụng được không gian vốn có của trường là một việc làm rất quan trọng và thiết thực. Bởi khi tận dụng các điều kiện sẵn có ở trong sân trường sẽ làm nảy sinh ý tưởng chơi ở trẻ, làm tăng thêm hứng thú, khích thích trẻ vận động tích cực hơn rèn luyện KNVĐ mà trẻ đã đươc họ. Hơn nữa, đây không những là biện pháp tạo cơ hội, gây hứng thú cho trẻ tích cực rèn luyện mà còn có thể được coi là một biện pháp khắc phục khó khăn cho các lớp, trường mầm non thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời.

Trên thực tế với một khuôn viên trường mầm non đã có sẵn giáo viên rất khó để xây dựng lại vì việc này phải phụ thuộc vào kinh phí, quy hoạch chung của trường. Vì vậy, giáo viên chủ yếu tận dụng tối đa những điều kiện có lợi cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB theo hướng cải tạo hoặc sắp xếp, bố trí lại môi trường hoạt động phù hợp với mục đích và nội dung hoạt động.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

trường) để làm những địa điểm tổ chức HĐNT. Tận dụng tối đa các điều kiện như: không gian, khí hậu, thời tiết, khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên; khu vực cây cảnh; khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời; bổ sung các loại đồ chơi hoặc giới thiệu các khu vực chơi cho trẻ vận động.

Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được tạo điều kiện phát huy tối đa cho trẻ vận động, cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, vật liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ tìm để phục vụ trò chơi.

Kết quả thực trạng cho thấy TCVĐ đã được đưa vào HĐNT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với mục đích là giải trí và phát triển thể chất ở trẻ. Mặc dù các nhà giáo dục đã ứng dụng, sưu tầm, những TCVĐ để phục vụ cho nhu cầu của trẻ và sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, những TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐNT còn rất ít ỏi và chưa hệ thống. Do vậy, bên cạnh xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển việc sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ nhằm bổ sung, làm phong phú các trò chơi để từ đó giáo viên chủ động lựa chọn, sắp xếp một cách hệ thống vào việc rèn luyện KNVĐ.

Tiến hành song song chuẩn bị không gian chơi, đến lựa chọn TCVĐ nhằm tổ chức HĐNT cho trẻ. GVMN cần tìm địa điểm thích hợp nhất cho trẻ có thể chơi các TCVĐ an toàn, bổ ích nhất. Địa điểm chơi gần với góc thiên nhiên, có mái che, nền được nát gạch men sạch. Trên tường có trang trí các chất liệu gần gũi như giấy màu, lá khô, hột hạt, mẹt… về hình ảnh các bạn nhỏ chơi TCVĐ, những hình ảnh hướng dẫn cách thức chơi các TCVĐ. Có tủ để đồ chơi và dụng cụ chơi phù hợp tầm với của trẻ. Trẻ cũng có thể thực hiện cất dọn đồ dùng đồ chơi một cách dễ dàng.

+ Thống kê tất cả các TCVĐ theo từng nhóm rèn luyện KNVĐ đã có sẵn trong chương trình Giáo dục trẻ mầm non.

+ Tìm kiếm, sưu tầm các TCVĐ khác nhau, phân chia theo từng nhóm nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và có tác dụng rèn luyện các nhóm VĐCB trong giờ HĐNT.

+ Trên cơ sở các TCVĐ phong phú đó, giáo viên chọn lựa để lập kế hoạch cho phù hợp với nội dung của mỗi chủ đề. Ví dụ như: trong chủ đề “Giao thông” có thể cho trẻ tham gia trò chơi “Chạy theo đèn tín hiệu” để rèn luyện vận động đi, chạy và khả năng phối hợp 2 kĩ năng này. Chủ đề “Bản thân” thì có thể cho trẻ chơi “Trời nắng, trời mưa”.

Nguồn tìm kiếm các động tác cho trẻ có thể tìm qua sách báo, đĩa hình, các phương tiện thông tin có liên quan đến TCVĐ.

- Giáo viên vệ sinh những địa điểm, khu vực sẽ cho trẻ chơi, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Sau khi tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh, giáo viên phân nhóm chơi và nhiệm vụ, giới thiệu cho trẻ những địa điểm, những đồ chơi để cho trẻ tự tìm lấy địa điểm và đồ chơi cho mình, cho nhóm.

- Nếu trẻ chưa biết chơi với đồ chơi đó thì giáo viên có thể đóng vai đến gần trẻ, đặt câu hỏi gợi ý để trẻ có thể chơi với những đồ chơi đó một cách hiệu quả nhất.

Giáo viên có thể gợi ý thay đổi trò chơi hoặc thay đổi tình huống chơi khi để phù hợp với không gian chơi cho trẻ.

Tại đây trẻ vừa được tiếp nhận không khí ngoài trời, cây xanh, chơi các trò chơi vận động dân gian, được nghe các bài nhạc hoặc cùng hát cùng vận động trong khi chơi. Ngoài việc cô giáo chuẩn bị đồ dùng phong phú, có tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ. Cô còn cùng trẻ thảo luận và tìm các đồ dùng phục vụ cho trò chơi.

Ví dụ như trò: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Cô cùng trẻ tìm vải vụn và khâu thành hình chữ nhật, nhồi vải vụn vào trong rồi khâu lại, đính 3 sợi dây đỏ vậy là trẻ đã quả có còn để chơi. Chính những bước chuẩn bị này thúc đẩy mong muốn chơi, hứng thú chơi của trẻ và đến khi chơi trẻ tham gia rất

vui và hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi.

TCVĐ vốn dĩ không gò ép người chơi phải có dụng cụ, phương tiện chơi hiện đại, khó tìm. Mà chính trò chơi vận động dân gian khiến cho người chơi năng động, linh hoạt hơn trong khi tìm kiếm dụng cụ chơi phù hợp, có thể tìm trong thiên nhiên như chiếc lá, hòn sỏi,…

Trong quá trình tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ, giáo viên cần tận dụng tối đa để tạo ra môi trường nhằm kích thích trẻ vận động và biết cách sử dụng các KNVĐ mà trẻ đã được học áp dụng trong quá trình vận động ngoài trời của mình. Quan sát quá trình chơi nhằm phát hiện cách trẻ sử dụng các điều kiện thiên nhiên và dụng cụ chơi ngoài trời trong quá trình chơi, điều này giúp cho giáo viên nắm được ý tưởng chơi của trẻ, kịp thời động viên, khuyến khích trẻ tích cực vận động. Đồng thời cùng chơi với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn hơn, chủ động hoà nhập, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong khi chơi.

c) Điều kiện vận dụng

Giáo viên phải luôn có tổ chức trò chơi phù hợp với điều kiện về không gian chơi. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao lòng nhiệt thành, có kế hoạch sưu tầm, lựa chọn, phân loại ngân hàng TCVĐ nhằm rèn luyện KNVĐ cho trẻ.

Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho trẻ di chuyển phải đảm bảo: Phù hợp với nội dung, nhiệm vụ rèn luyện KNVĐ của của từng giờ HĐNT trong mỗi chủ đề, phù hợp với khả năng vận động của trẻ; Cường độ, khối lượng vận động trong trò chơi vừa phải, phù hợp với khu vực chơi bên cạnh đó các khu vực chơi phải đảm bảo đủ diện tích để phối hợp của các KNVĐ với nhau đồng thời trò chơi phải hấp dẫn, kích thích các trẻ tính tích cực vận động.

Điều kiện về không gian, diện tích vuờn trường, cơ sở vật chất, thời gian hoạt động... (diện tích của vườn trường có thể thiết kế tối đa là bao nhiêu khu

vực, đồ dùng vật liệu có thể phục vụ cho những khu vực chơi nào? ...). Việc phân chia khu vực chơi phải hợp lý, khoa học.

Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên thay đổi, bổ sung cho phù hợp với trò chơi và với độ tuổi của trẻ.

3.2.2. Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ chơi trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ” hàng năm nhằm thiết kế Trò chơi vận động và Thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời phù hợp với trẻ.

a) Mục đích và ý nghĩa biện pháp.

Thiết bị vận động đóng một vai trò rất lớn để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trường trường mầm non. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, các thiết bị mầm non theo chuẩn chỉ đáp ứng một số yêu cầu cơ bản và cũng khá "cũ" so với nền giáo dục mầm non hiện đại. Việc xuất hiện một số đồ chơi mầm non mới mang tính sáng tạo, tận dụng đồ phế thải và thông minh giúp tạo ra các trò chơi nhằm phát triển vận động giúp cho trẻ sự lôi cuốn, hấp dẫn và gây ấn tượng giúp trẻ nhận kiến thức các kỹ năng vận động nhanh nhẹn. Tạo nên nguồn cảm hứng khi trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động. Đồng thời hướng tới cho các giáo viên có thêm kiến thức về bài giảng của mình. Cũng tạo nên kiến thức hợp lý cho giáo viên khi làm chủ được các hoạt động mà trẻ tham gia.

Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng” hàng năm nhằm thiết kế TCVĐ ngoài trời phù hợp với trẻ để bảo vệ môi trường sinh thái trên đồng thời nhằm nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. Bên cạnh đó phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh đáp ứng kịp thời việc dạy học, bổ sung và làm phong phú, đa dạng thêm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu cho trẻ; đồng thời giảm một phần chi phí trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường vận động đáp ứng cho thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Các trò chơi dựa trên sự hoạt động vận động và các trò chơi có vận động tổ chức cho các em ở lứa lớn tuổi như: đi, chảy, nhảy, trườn, bò... Sự sáng tạo mang tính đột phá ở chỗ là các thầy cô giáo mầm non đã thổi sức sống vào vật liệu gần gần gũi với đời sống thường ngày và những vật liệu cũ như: lốp ô tô cũ, sơn, dây xích cũ, mút xốp ....

Tổ chức hội thi “Thiết bị đồ dùng” hàng năm sẽ mang nhiều ý nghĩa, hướng đến phát huy khả năng khéo léo và sự sáng tạo của giáo viên, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn, tái sử dụng để tạo ra nhiều đồ chơi phong phú cho trẻ, góp phần khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về đồ chơi cho trẻ tại các trường học. Đồng thời, Hội thi còn là dịp để cho các cô giáo mầm non học hỏi, rèn luyện kỹ năng làm đồ chơi ngoài trời nhằm phát triển vận động cho trẻ, một hoạt động tự bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà giáo, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện hành.

Từ những nguyên vật liệu tưởng chừng bỏ đi, như chân quạt hỏng, vải vụn, vỏ hộp sữa, vỏ chai, lốp xe máy, xe tải cũ… các cô giáo có thể tận dụng, hay từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương có giá thành thấp, dễ tìm, dễ mua, như tre, trúc, gáo banh, gáo dừa, gỗ tạp nhưng các cô giáo đã biến chúng trở thành những đồ dùng, đồ chơi thật ngộ nghĩnh, đẹp mắt, hấp dẫn từ kiểu dáng mới lạ đến màu sắc hài hòa đã tạo nên sự độc đáo, sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, phục vụ thiết thực cho chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.

Từ các vật liệu đơn giản đó, với sự sáng tạo của giáo viên có thể chế tạo thành một số sản phẩm rất đa dạng, phong phú về chủng loại và mục đích sử dụng, giàu tính năng, sử dụng cho nhiều độ tuổi, nhiều chủ đề, nhiều hoạt động, nhiều trẻ được chơi cùng lúc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

Ngoài ra, trong quá trình chơi, trẻ có thể thay đổi, thêm bớt, mở rộng các ý tưởng khi tạo ra một công trình nào đó với cát. Hay việc trẻ đào, xới, xúc, ịn,

gạt cho bằng, rồi bưng, kéo xô cát... là những hoạt động giúp trẻ phát triển cơ bắp và phối hợp khéo léo, nhịp nhàng cơ thể. Khi trẻ làm bánh, xây lâu đài, đắp hang, làm đập... bằng cát, đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh. Ngoài ra, khi trẻ cùng nhau làm một cái gì đó với cát thì các cháu thường học cách chia sẻ, hợp tác, thương lượng, kiên trì chờ đến lượt mình... nghĩa là phát triển các năng lực xã hội một cách tự nhiên. Ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành và phong phú hơn cùng với việc trẻ khám phá ra các đặc tính khác nhau khi chơi với cát như nặng - nhẹ, sâu - cạn, đầy - rỗng, mịn - thô, khô - ẩm...

Ví dụ trò chơi Bể chơi với nước: Được các giáo viên làm từ các lốp xe mô tô đã qua sử dụng, hộp bánh, dây nước, chai lọ, giấy bạc chống thấm; cần câu được làm từ cây trúc; gáo múc nước được làm từ vỏ dừa, tre.

Trẻ dùng gáo múc nước ở bể đổ vào phểu, nước sẽ chảy từ trên cao xuống thấp, trẻ phân biệt được các vị trí. Trẻ sử dụng cần câu để câu cá bỏ vào rổ, khi tính số cá câu được, hình thành nên phép đếm. Hoặc trẻ đong nước qua lại ở các loại chai có thể tích khác nhau, chơi trò tìm vật nổi vật chìm rồi thảo luận kết quả khám phá được, trẻ sẽ hiểu những khái niệm đơn giản về toán và khoa học.

Với trò chơi khung leo đa năng: Được làm từ gỗ, dây thừng, sắt, lốp xe đạp. Trẻ có thể chơi với nhiều cách khác nhau: leo thang dây, leo núi, leo lên các bánh xe, trượt xuống máng nhằm giúp trẻ rèn luyện nhịp nhàng sự khéo léo của tay, chân, mắt; khả năng giữ thăng bằng, biết dùng lực để nâng người leo lên các nấc thang, phát triển các cơ bắp… Nhìn chung, 3 đồ chơi trên giúp trẻ xen lẫn phát triển giữa vận động tinh và vận động thô; tạo cho trẻ cảm giác vui tươi, phấn khởi, thoải mái; rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, phát triển trí tưởng tượng, biết chia sẻ, hợp tác với bạn trong khi chơi.

Như vậy, sáng tạo những đồ dùng, đồ chơi càng có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi tạo hứng thú cho trẻ đi học, giảm bớt áp lực cho giáo viên trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)