3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát.
3.4.1.1. Mục đích khảo sát.
Khảo sát đánh giá ý kiến của CBQL, giáo viên về những biện pháp đề xuất và khảo nghiệm xác định tính hiệu quả của các biện pháp để thực hiện các biện pháp đã đề xuất.
3.4.1.2. Nội dung khảo sát.
Để tiến hành đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, giáo viên tại các trường mầm non huyện Châu Thành.
3.4.1.3. Phương pháp khảo sát
Để khảo sát, đánh giá tính cần thiết, tính khả thi và các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò ý kiến cho các đối tượng (Theo mẫu đã chọn)
- Nhóm đối tượng trong là CBQL là 10 người - Nhóm đối tượng là giáo viên có 90 người
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp.
TT Nội dung Mức độ cần thiết (N=100) X Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng các khu vực chơi
đa dạng, phong phú, di chuyển được.
0.0 24 24.0 40 40.
0 36 36.0 3.12 3
2 Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng” hàng năm nhằm thiết kế TCVĐ ngoài trời phù hợp với trẻ.
0.0 27 27.0 30 30.
3 Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau.
0.0 14 14.0 48 48.
0 38 38.0 3.24 1
4 Phân bố hài hòa góc chơi, 1 số khu vực chơi ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhác, tăng động hoặc khuyết tật.
0.0 30 30.0 36 36.
0 34 34.0 3.04 6
5 Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm của hoạt động vận động ngoài trời.
0.0 28 28.0 34 34.
0 38 38.0 3.10 4
6 Vận động mạnh thường quân để hỗ trợ trang thiết bị cho TCVĐ ngoài trời.
0.0 30 30.0 35 35.
0 35 35.0 3.05 5
Trung bình 3.12
Các biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang được cán bộ quản lý và giảng viên của trường đánh giá mức độ cấp thiết cao thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý đề xuất X =3,12.
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp. TT Nội dung Mức độ khả thi (N=100) X Thứ bậc
Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi
SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng các khu vực chơi đa
dạng, phong phú, di chuyển được.
0.0 40 40.0 12 12.0 48 48.0 3.08 2
2 Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng” hàng năm nhằm thiết kế TCVĐ ngoài trời phù hợp với trẻ.
0.0 40 40.0 33 33.0 27 27.0 2.87 5
3 Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau.
0.0 40 40.0 38 38.0 22 22.0 2.82 4
4 Phân bố hài hòa góc chơi, 1 số khu vực chơi ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhác, tăng động hoặc khuyết tật.
0.0 36 36.0 8 8.0 56 56.0 3.20 1
5 Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm của hoạt động vận động ngoài trời.
56 56.0 23 23.0 21 21.0 2.65 6
6 Vận động mạnh thường quân để hỗ trợ trang thiết bị cho TCVĐ ngoài trời.
37 37.0 29 29.0 34 34.0 2.97 3
Trung bình
2.93
trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang được cán bộ quản lý và giáo viên của trường đánh giá mức độ khả thi và rất khả thi thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý đề xuất X =2.93.
Số liệu trong các bảng trên cho thấy, về cơ bản các biện pháp nêu trên đều được các nhà quản lý, cán bộ nguồn CBQL, giáo viên tán thành và đánh giá có tính khả thi. Trong những biện pháp trên có biện pháp đều rất cần thiết, nhưng để tổ chức thực hiện tức là mức độ khả thi lại đòi hỏi, yêu cầu ở những góc độ khác, và cần sự nổ lực không chỉ yếu tố nội lực mà ngoại lực ngành giáo dục.
Điều đó chứng tỏ 06 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành.
Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành sẽ đạt được hiệu quả cao.
Tiểu kết chương 3
1. Dựa trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng, đề tài đã tập trung vào việc đề xuất các biện pháp tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang. Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở lí luận và những khảo sát thực tiễn đã thực hiện.
2. Hệ thống này bao gồm các biện pháp sau:
(1) Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được;
(2) Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chơi trò chơi vận động ngoài trời” hàng năm;
(3) Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau;
(4) Phân bố hài hòa góc chơi, 1 số khu vực chơi ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát, tăng động hoặc khuyết tật;
(5) Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm của hoạt động vận động ngoài trời;
(6) Vận động mạnh thường quân để hỗ trợ trang thiết bị cho bị phục vụ cho tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ.
3. Các biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi nêu trên được cán bộ quản lý và giáo viên mầm non các lớp thử nghiệm đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả thi.
4. Các biện pháp đề xuất liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, có tính khả thi cao, cần tổ chức thực hiện đồng bộ để đạt được hiệu quả tốt.
KẾT LUẬN
Tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non có ý nghĩa quan trọng và là một trong những nội dung trọng yếu để phát triển thể chất, sức khỏe cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang”. Sau quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu, luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu về các khái niệm, làm sáng tỏ hệ thống lý luận về tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non trên cơ sở đó xác định yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường. Những nội dung trên làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang.
2. Qua nghiên cứu thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang có thể khẳng định thực tế: thực trạng đã đạt được một số ưu điểm nhất định về phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ ...nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy giáo viên đã triển khai một số biện pháp khác nhau để tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ. Tuy nhiên, các biện pháp tổ chức trò chơi vẫn theo lối cũ, còn dựa nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Thiếu quan tâm đến nhu cầu hứng thú, đặc điểm nhận thức của trẻ, các góc chơi bố trí không hợp lý, chưa phát huy kỹ năng vận động cho trẻ bên cạnh đó đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn, xuống cấp, hỏng hóc...
3. Dựa trên cơ sở lý luận và những hạn chế về mặt thực trạng, đề tài đề xuất 06 biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang như sau: Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được; Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phục vụ chơi trò chơi vận động ngoài trời” hàng năm; Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau; Phân bố hài hòa góc chơi, một số khu vực chơi ưu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát, tăng động hoặc khuyết tật; Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm của hoạt động vận động ngoài trời; vận động mạnh thường quân để hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ.
Các biện pháp đề xuất có sự cần thiết, tính khả thi cao, cần được thực hiện đồng bộ để quản lí hoạt động giáo dục KNTPVĐ cho trẻ đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng GDMN.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với Sở, Phòng GD&ĐT tỉnh Tiền Giang
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức HDGĐ cho giáo viên, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về tổ chức TCVĐ cho trẻ mầm non cho giáo viên được trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần hoàn thiện các hướng dẫn triển khai hoạt động ngoài trời cho trẻ hiện có, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và các lãnh đạo các trường thực hiện. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh có các chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non hiện nay làm đồ dùng, đồ chơi dạy học.
2. Đối với trường Mầm non huyện Châu Thành
Cần trang bị thêm đồ dùng dạy học, đồ dùng trực quan đảm bảo phù hợp nội dung, tính thẩm mỹ phục vụ tốt cho tổ chức TCVĐ ngoài trời giúp trẻ có thêm hứng thú, chủ động với trò chơi và tăng khả năng phát triển kỹ năng vận động cho trẻ.
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và TCVĐ ngoài trời cho trẻ nói riêng.
3. Đối với giáo viên các trường Mầm non
Giáo viên mầm non cần quan tâm nhiều hơn đến việc sưu tầm và sử dụng trò chơi vận động dân gian một cách hợp lý, cần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ nhằm phát triển hứng thú, tò mò, ham muốm khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ, rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ.
Cần phải tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, phế liệu để tổ chức cho trẻ chơi dưới nhiều hình thức. Hãy cho trẻ có điều kiện cùng cô chuẩn bị đồ chơi, vật liệu chơi. Cần tạo điều kiện cho trẻ có thời gian chơi, tự tổ chức chơi để rèn tính độc lập tích cực cho trẻ.
Cuối cùng, giáo viên cần có tâm huyết với nghề nghiệp để từ đó tìm ra các biện pháp sáng tạo dạy trẻ chơi nhằm lôi cuốn trẻ. Cần sử dụng linh hoạt, phù hợp, sáng tạo các biện pháp để tổ chức TCVĐ cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Thị Anh, (2009), “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất”,
(Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày
04/05/2007 về Ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2010), Thông tư an hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi số 23/2010/TT – BGDĐT.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Chương trình Giáo Dục Mầm Non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa (1995), Giáo dục học mầm non, Tập II, Nxb ĐHQG Hà Nội 1.
6. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa (1995), Giáo dục học mầm non, Tập III, Nxb ĐHQG Hà Nội 1.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, Nxb Giáo dục .
8. Thanh Hà, Thanh Hương, Bích Liên (2012), Đồng hành với các trò chơi của trẻ, Nxb Dân trí.
9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (1995), Tài liệu dùng cho các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Yến Linh, (2008), “Biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Lê Thu Hương (2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục Trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi), Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Trần Đồng Lâm, (2007), “Trò chơi vận động”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Hoàng Thị Oanh (2002), Một số gợi ý về cách tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi", Tạp chí Giáo dục Mầm non, (4).
14. Hoàng Thị Oanh (1999), "Chương trình "Tuổi thơ", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới chương trình giáo dục mầm non ở nước ngoài và các bài học kinh nghiệm, Trường CĐSPNT - MGTW1, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng phương pháp giáo dục trẻ Hà Nội.
15. Lê Thị Hồng Nhung, (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thể dục sáng cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường mầm non, Luận văn Thạc sĩ GD, 2009, Đại hoc sư phạm Hà Nội.
16. Đặng Hồng Phương, (2005), Đánh giá HĐNT của trẻ ở trường mầm non, Tạp chí GD trang 29, 34 số 115.
17. Đặng Hồng Phương, (2005), Giáo trình lí luận và phương pháp GD thể chất cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm.
18. Đặng Hồng Phương, (2002), Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập VĐ cơ bản cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi), Luận án tiến sĩ GD học.
19. Vũ Đức Thu, (2008), Giáo trình lịch sử và quản lý học thể dục thể thao, Nxb Đại học Sư phạm.
20. Nguyễn Thị Kim Quế (2013), Giáo dục thể chất của trường Mẫu giáo nội thành thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Lê Anh Thơ, (2011), “Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”, (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2001), Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5-6 tuổi, (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Lê Thị Tuyết, Phạm Mai Chi và các đồng sự, (1999-2000), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Vụ Giáo dục mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục mầm non, Hà Nội.
24. Nguyễn Ánh Tuyết, (1996), Trò chơi với trẻ em, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Bùi Thị Việt, (2002), “Củng cố kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi thông qua trò chơi vận động, Đề tài cấp Bộ, Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 26. Đinh Văn Vang (2009), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm
non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
27. Vưgotxki L.X. (1997), Tuyển tập tâm lí học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Liublinxkaia A.A (1976), Tâm lí học trẻ em, Tập II, Sở Giáo dục thành phố