suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát, tăng động hoặc khuyết tật.
a) Mục đích và ý nghĩa biện pháp.
Một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện KNVĐ thông qua HĐNT đó xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú và nhiều dụng cụ ngoài trời để luyện tập. Khu vực chơi là điểm tựa để định hướng hoạt động cho trẻ trong đó cần phát huy KNVĐ cho trẻ có suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát hoặc tăng động đặc biệt cho cả trẻ khuyết tật. Do đó, xây dựng khu vực chơi đa dạng, phong phú hấp dẫn với đặc trưng riêng của từng trẻ và từng khu vục có tác dụng làm nảy sinh nhu cầu vận động, bộc lộ khả năng, năng khiếu thể chất của trẻ, tạo cho trẻ dễ tiếp cận với khu vực chơi ngoài trời với các dụng cụ ngoài trời khác nhau. Đây chính là điều kiện nhằm rèn luyện KNVĐ cho trẻ và đảm bảo công bằng trong giáo dục cho tất cả trẻ đều có quyền lợi được chơi và được vận động.
Vì thế, cần phải thường xuyên thay đổi làm mới không gian của khu vực chơi ngoài trời, bổ sung đồ chơi, các dụng cụ chơi mới để tạo điều kiện giúp các em bộc lộ và thể hiện khả năng vận động của mình. Xây dựng các khu vực chơi hợp lý, hấp dẫn sẽ kích thích hứng thú vận động cho trẻ từ đó rèn luyện KNVĐ một cách tự nhiên.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Có thể xây dựng các khu vực chơi phù hợp đặc tính của từng trẻ như sau: Khu vực cây cảnh: Khu vực này cần trồng các loại cây đa dạng về lá, thân, quá trình sinh truởng và phát triển. Các cây trong trường cũng cần đa dạng về thể loại (có cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa, cây cỏ, cây ăn quả, cây rau…). Nên chọn các loại cây xanh tạo bóng mát có vòng sinh trưởng rõ ràng, có sự biến đổi về hoa, lá… theo mùa và gần gũi với trẻ. Trong vườn hoa nên trồng những loại hoa có màu sắc tươi sáng, tạo cảm xúc tích cực đối với trẻ. Bố trí cây xanh trong trường ở những vị trí thận tiện, phục vụ tốt cho trẻ chơi ngoài
trời. Dưới các cây bóng mát, trẻ có thể thực hiện các vận động nhẹ nhàng như: hít thở kết hợp với đi nhẹ nhàng xung quanh gốc cây, chơi trốn tìm… tạo cơ hội cho trẻ được thể nghiệm những cảm xúc của mình.
Khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời: Đồ chơi ngoài trời nên đa dạng để kích thích trẻ thực hiện các vận động khác như: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đu, đường ống để chui qua, thang bằng dây thừng, xe đạp 3 bánh, thú nhún… Những đồ chơi này khuyến khích trẻ thực hiện các vân động khác nhau, đồng thời hình thành ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng các vận động…
Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nên có những đồ chơi có kích thước vừa tầm. Các đồ chơi nên đặt ở những vị trí hợp lí, đảm bảo an toàn cho trẻ và nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên khi trẻ chơi (tức là bố trí sao cho cô dễ dàng quan sát). Với trẻ khuyết tật hoặc tăng động nên bố trí góc chơi mà ở đó tương tác giữa các trẻ chỉ để 4-5 trẻ, với trẻ suy dinh dưỡng có thể bố trí góc chơi phát huy tối đa vận động cho trẻ...
Khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Khu vực này ngoài cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá khoa học còn kích thích trẻ chơi các trò chơi như: chuyền cát, múc thi múc nước đổ vào xô... Nên có hố cát, sỏi, bể nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, xô, chậu …
Giáo viên có thể cùng lúc tổ chức tất cả các khu vực hoặc chỉ một khu vục đặc trưng phụ thuộc vào nội dung của chủ đề, vào diện tích của khuôn viên trường, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, số lượng trẻ trong lớp và kinh nghiệm của trẻ (Với trẻ béo phì nên tổ chức cho trẻ các trò chơi yêu cầu vận động, tương tác nhiề, với trẻ khuyết tật nên cho trẻ chơi phù hợp với trẻ suy yếu nên bố trí vừa sức với trẻ...). Nhưng cũng không nhất thiết phải tổ chức đồng thời tất cả các khu vực chơi, quá nhiều khu vực cùng một lúc sẽ làm rối trí trẻ gây khó khăn cho việc tự lựa chọn khu vực chơi của trẻ.
Với trẻ có đặc tính riêng như suy dinh dưỡng, béo phì, tăng động giảm chú ý, hoặc khuyết tật cần bổ xung kinh nghiệm chơi cho trẻ.
Khi tham gia chơi trong HĐNT trẻ phải vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi vì vậy không có kinh nghiệm (vốn hiểu biết về KNVĐ) thì trẻ không thể tiến hành cuộc chơi, nhu cầu chơi của trẻ không được thoả mãn. Chính vì vậy, chuẩn bị làm giàu kinh nghiệm vận động cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng khi tổ chức TCVĐ ngoài trời. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung phát triển thể chất trong hoạt động học có chủ đích, chủ đề, chủ điểm giáo dục trong kế hoạch và căn cứ vào vốn hiểu biết của trẻ và đặc tính của trẻ về thể trạng, quá trình phát triển, chiều cao, cân nặng, hứng thú..., để lên kế hoạch bồi dưỡng làm giàu kinh nghiệm vận động cho trẻ, để những trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, tăng động giảm chú ý, hoặc khuyết tật cũng tự tin, mạnh dạn tham gia các trò chơi VĐNT.
Trước khi chuyển sang một KNVĐ mới, chủ điểm mới giáo viên dành thời gian 1 hoặc 2 buổi (chủ yếu là buổi chiều) để trao đổi, trò chuyện và thực hành nội dung của các trò chơi, cách thức thực hiện khi tiến hành chơi. Ví dụ: Vì sao cần phải sử dụng KNVĐ đó? Những KNVĐ chúng ta vừa mới sử dụng trong trò chơi được gọi là những KNVĐ gì?
Trẻ có thể kể lại theo kinh nghiệm vận động của cá nhân trên cơ sở có sự gợi ý của cô giáo. Ví dụ: Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại những KNVĐ mà mẹ đã sử dụng khi làm công việc nhà hoặc còn biết gì về các KNVĐ khác mà trẻ đã thực hiện, nó thưc hiện như thế nào? Trên cơ sở những hiểu biết đó trẻ vận dụng vào TCVĐ và trong vui chơi tự do.
Để bổ sung kinh nghiệm cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, tăng động giảm chú ý, hoặc khuyết tật khi tham gia HĐNT giáo viên cần làm những việc sau:
+ Tổ chức cuộc trò chuyện với trẻ theo chủ đề, chủ điểm.
+ Sử dụng tính trực quan như: làm mẫu, cho trẻ xem băng hình, phim, tranh ảnh có nội dung liên quan đến các KNVĐ. Thông qua các HĐGD, đặc biệt
là những tiết học thể dục, thể dục sáng, chơi tự do ở các khu vực trong hoạt động ngoài trời làm cho vốn kinh nghiệm của trẻ thêm phong phú.
Khi tổ chức TCVĐ ngoài trời giáo viên cần tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các trò chơi vận động dân gian. Được trực tiếp tham gia trò chơi cùng cô và các bạn sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ chơi đặt ra.
Cô tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các TCVĐ ngoài trời bằng nhiều cách. Luôn tạo mọi điều kiện về thời gian, trẻ được chơi mọi lúc mọi nơi, chơi ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi cô giáo có thể vừa quan sát, vừa cùng với trẻ chơi để giúp đỡ những trẻ có kỹ năng chơi yếu. Cô luôn là điểm tựa cho trẻ, kịp thời can thiệp khi trẻ cần, động viên những trẻ nhút nhát, thiếu kỹ năng chơi.
Bên cạnh đó cần động viên, khuyến kích trẻ: Động viên, khuyến kích trẻ, giúp trẻ trong khi chơi là một biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo. Khi tham gia chơi, nếu được cô giáo động viên, khen gợi kịp thời sẽ tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn tham gia vào trò chơi, tích cực hoàn thành nhiệm vụ chơi.
Trong quá trình tổ chức TCVĐ ngoài trời cô giáo có thể sử dụng các hình thức thi đua, khen ngợi, biểu dương… để động viên, khuyến kích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào trò chơi và là động lực cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi, kết quả chơi.
Như vậy, việc xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú hấp dẫn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thoả mãn nhu cầu chơi, rèn luyện KNVĐ của trẻ và là điều kiện để trẻ tự lựa chọn khu vực chơi và nội dung chơi ở các khu vực. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn các biện pháp khai thác mở rộng vốn hiểu biết, bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ, có như vậy trẻ mới tự
tin, mạnh dạn để tự mình tiến hành các thao tác vận động, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi.
c) Điều kiện vận dụng
Khi phân bố hài hòa góc chơi, một số khu vực chơi cần chú ý đến cả trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát, tăng động hoặc khuyết tật giáo viên cần chú ý đến đặc điểm, nhu cầu, hứng thú vận động của trẻ trong lớp (trẻ đã học những KNVĐCB nào? Trẻ có những khả năng vận động gì? trẻ thích vận động nào?...).
Giáo viên sử dụng hình thức, động viên, khuyến khích bằng lời để trẻ hăng hái tham gia VĐNT theo yêu cầu của giáo viên.
Trong quá trình trẻ rèn luyện KNVĐ cô bao quát chung cả lớp, luôn duy trì hứng thú, tạo điều kiện để cho tất cả các trẻ trong lớp đều được vận động.
Giáo viên phải coi đây là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu GDMN và rèn luyện KNVĐ cho trẻ thông qua HĐNT.