ngoài trời
a) Mục đích và ý nghĩa.
Công tác giáo dục liên quan đến mọi người, mọi gia đình và cộng đồng trong xã hội. Để tổ chức TCVĐ ngoài trời đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi trong công tác giáo dục cần tập trung vào các biện pháp khai thác, huy động đồng thời điều phối xã hội cùng tham gia chăm lo cho giáo dục mầm non.
Tăng cường nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung vào vốn chương trình mục tiêu giáo dục, theo đúng tinh thần đầu tư phát triển cho một lĩnh vực thuộc quốc sách hàng đầu.
Để tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ có hiệu quả cần huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia đóng góp, xây dựng nhà trường. Từ đó tạo được phong trào mọi người, mọi tầng lớp xã hội cùng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn minh, lành mạnh, xây dựng cơ sở vật đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho trường mầm non và hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp như vậy, một nội dung quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục là huy động sự đóng góp của nhân dân và các nguồn tài chính từ bên ngoài, nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. Cụ thể là để cải tạo và nâng cấp khuôn viên trường lớp khang trang, tiện dụng hơn, mua sắm thêm các phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ cho HĐGD và tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ được đầy đủ và hiện
đại hơn.
b) Nội dung và cách thức thực hiện.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, nên công tác xã hội hoá giáo dục được xem là sự vận động các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và mỗi người để mọi người hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình về giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ và tham gia xây dựng nền giáo dục tiên tiến, để giáo dục thực sự là của mọi người và vì mọi người.
Chính quyền địa phương cần phải có chính sách thu hút đầu tư hợp lý cho lĩnh vực giáo dục như phải ưu đãi hơn, quan tâm hơn trong quy hoạch phát triển huyện, minh bạch các chính sách, quan điểm chỉ đạo, đảm bảo quyền lợi để nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư.
Xây dựng lộ trình hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất đối với các trường, nhóm trẻ gia đình. Áp dụng điều kiện cấp mới theo chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục.
Trong nhiều trường hợp để tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào nguồn từ các nhà đầu tư và ngân sách quốc tế. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy sự tham gia tài trợ của nhà nước vào phát triển cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non như cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Có nhiều hình thức tài trợ của nhà nước khác nhau cho giáo dục mầm non như cấp đất cho các cơ sở này với giá ưu đãi, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, hay hỗ trợ trực tiếp các khoản tài chính cho xây dựng cơ sở này.
Chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo nâng cao vị thế của người thầy, tạo môi trường tốt, tích cực hỗ trợ hoạt động của giáo viên, của trẻ em và của nhà trường.
* Vì vậy trường Mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cần:
địa bàn giáo dục của mình để tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất và lành mạnh. Nhờ sự tác động liên tục trên mọi lĩnh vực, mọi lúc mọi nơi của các lực lượng với cùng mục đích tạo nên hiệu quả giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.
- Để thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, về sự phát triển và vị thế của nhà trường.
- Qua các hoạt động tiếp xúc giao lưu với các tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng giúp các cháu trưởng thành nhanh chóng trong giao tiếp, quan hệ xã hội, sống hoà nhập với cộng đồng, tự tin, vững bước trong cuộc sống tương lai.
- Cần có sự chung tay của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội và cha mẹ trẻ em, đóng góp xây dựng trường lớp và môi trường học tập thuận lợi, chất lượng giáo dục của trường đang ngày được nâng lên.
* Liên hệ với gia đình:
Để chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được đảm bảo, cần phải có mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình trẻ em.
Thu hút được đông đảo lực lượng quần chúng tham gia vào hội khuyến học và nâng cao hoạt động của tổ chức này từ cấp trường đến cấp huyện.
Bằng nhiều chính sách để kích thích sự đầu tư của xã hội vào phát triển hệ thống các trường lớp, cần xem đây là một giải pháp quan trọng trong giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và là một phương thức xã hội hoá nguồn vốn đầu tư cho giáo dục có hiệu quả nhất.
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của của công tác tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường, là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học mầm non. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, muốn dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thì cần phải tăng cường cơ sở vật chất và đồ dùng
học tập.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học và sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình giáo dục sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Cần chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, phải đảm bảo đúng trọng tâm, đạt được sự tối ưu về sử dụng tài chính, đồng thời hình thành cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ về đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục.
- Tăng cường mở rộng diện tích đất đai cho các nhà trường đảm bảo đúng quy định trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng ổn định, khoa học và từng bước hiện đại, trong nhà trường có đủ các phòng chức năng và các trang thiết bị - đồ dùng giáo dục, đồ dùng học tập, sân vui chơi giải trí... trong các nhà trường.
* Đảm bảo đủ cơ sở vật chất.
Đồ dùng học tập, vui chơi phải được bổ sung: Vai trò chủ đạo của giáo viên: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ.Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ.
- Tăng cường tham mưu với các cấp uỷ Đảng chính quyền với mục tiêu huy động các nguồn lực: Phát huy nội lực mỗi cơ sở phường, xóm tăng cường huy động xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, huy động các loại quỹ như quỹ khuyến học quỹ hội đồng giáo dục…
- Hàng năm phải có chương trình huy động vốn của địa phương. Tranh thủ các dự án đầu tư hỗ trợ giáo dục các nguồn vốn vay nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại hoá.
hiện có để xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa. Huy động các nguồn kinh phí và sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí để trang bị CSVC, trang thiết bị đồ dùng học tập cho nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện mở rộng quy mô mạng lưới trường, lớp phù hợp với đặc điểm về địa lý tự nhiên và xã hội ở từng phường, xã; củng cố đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về kiến thức, nghiệp vụ, đáp ứng việc giảng dạy theo chương trình giáo dục bậc học mầm non mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các điểm trường, đáp ứng nhu cầu về phòng học, các công trình phụ trợ… từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ…
- Các trường MN là ngành chủ quản, giữ vai trò chủ động, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chương trình, kế hoạch xã hội hoá giáo dục mầm non ở trường.
Huy động vật lực là ủng hộ và đào tạo các điều kiện vật chất hỗ trợ cho các trường mầm non về nguồn vật lực đó là: đất đai dành để xây dựng trường, lớp, sân chơi, bãi tập... cho trẻ em. Huy động tài chính cho giáo dục là vận động những khoản đóng góp có tính chất tự nguyện cho các đơn vị giáo dục để chi vào việc cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường, trợ giúp cho trẻ em nhất là trẻ em điều kiện khó khăn, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, góp phần khuyến học và tài trợ cho các hoạt động giáo dục trong các trường mầm non, đặc biệt nhằm tổ chức có hiệu quả TCVĐ ngoài trời cho trẻ.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp.
Vì vậy, muốn huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia cùng với ngành giáo dục góp công, góp của, trí tuệ để xây dựng trường mầm non, lãnh đạo trường cùng Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo cấp Tỉnh tiến hành các cuộc vận động triệt để, sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội về chủ trương xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường mầm non...
những điều kiện như: đảm bảo được tính lợi ích của chương trình và phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị thế đối với từng đối tượng tham gia.