hoạt động ngoài trời
Giai đoạn bé đi nhà trẻ (2 – 6 tuổi) là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng... Do vậy, trẻ vui chơi ngoài trời có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tìm hiểu về các khu vực vui chơi được trẻ ưu thích khi tham gia hoạt động ngoài trời của một số trường MN huyện Châu Thành, Tiền Giang thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng các khu vực vui chơi được trẻ ưu thích khi tham gia hoạt động ngoài trời
TT Nội dung
Mức độ (N=100)
Không thích Bình thường Thích
SL % SL % SL %
1 Khu vực bóng mát, góc thiên nhiên,
bãi cỏ. 36 36.0 45 45.0 19 19.0 2 Thiết bị đồ chơi ngoài trời. 33 33.0 34 34.0 33 33.0 3 Khu vực chơi với cát, nước, sỏi và
các vật liệu chơi với thiên nhiên.. 28 28.0 52 52.0 20 20.0
Trong khu vực sân trường có rất nhiều khu vực để trẻ vui chơi. Tuy nhiên, việc bố trí các khu vực trong sân, vườn trường có thể linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào không gian, diện tích của trường, Khi thiết kế môi trường giáo dục cho một giờ HĐNT cần căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu của giờ HĐNT, điều kiện thực tế của trường, lớp, của trẻ và điều kiện thời tiết.
ngoài trời là “Thiết bị đồ chơi ngoài trời” với 77% trẻ thích. Đây là khu vực được trang bị nhiều đồ chơi khác nhau như: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đu, đường ống để chui qua, cầu thăng bằng, dây thừng, xe đạp 3 bánh, thú nhún… Những đồ chơi này khuyến khích trẻ thực hiện các vân động như đi, chạy, thăng bằng… Đồng thời hình thành ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng các vận động của cơ thể. Chơi tự chọn với đồ chơi có sẵn ở ngoài trời như đu quay, cầu trượt, bập bênh… luôn thu hút sự quan tâm của trẻ nhất nếu có sự kết hợp hợp lý của các đồ chơi ngoài trời. Khu vực trẻ thích chơi nữa ở“Khu vực chơi với cát, nước, sỏi và các vật liệu chơi với thiên nhiên..”. Có thể thấy, tính ưu việt của các HĐNT khác với các hoạt động giáo dục khác trong trường Mầm non là các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, số ít trẻ thích chơi ở khu vực “Khu vực bóng mát, góc thiên nhiên, bãi cỏ”. Thực tế, đa số các trường hiện nay góc thiên nhiên có bãi cỏ, cây cối rất ít. Do vậy, đa phần trẻ thích tương tác với thiết bị ngoài trời cùng các đồ vật ngoài trời.
2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành số trường mầm non huyện Châu Thành
Mục đích là kết quả dự kiến cần đạt. Mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui do Bộ GD- ĐT ban hành. Các trường phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là giáo viên. Thực trạng mục đích và nhiệm vụ tổ chức trò chơi VĐNT cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay đã đạt các mục tiêu như thế nào? Để làm rõ thực trạng, chúng tôi khảo sát trên CBGV trường mầm non huyện Châu Thành kết quả khảo sát nội dung này thể hiện bảng sau:
Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của GVMN về sự cần thiết tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay
TT Nội dung Mức độ cần thiết (N=100) Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. - - 3 3.0 46 46.0 51 51.0 2 Là hành trang cần thiết để chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp Một. - - 15 15.0 30 30.0 55 55.0
3
Góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và các chức năng của cơ thể trẻ.
- - 22 22.0 40 40.0 38 38.0
4
Rèn luyện tư thế vận động cơ bản đúng, phát triển các tố chất (nhanh mạnh, khéo, bền) phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- - 8 8.0 49 49.0 43 43.0
5
Giúp trẻ thực hiện tốt các vận động cơ bản một cách vững vàng đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan khi vận động; vận động nhịp nhàng; biết định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- - 6 6.0 38 38.0 56 56.0
6 Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận
vận động.
7 Hoàn thiện nhân cách trẻ đặc biệt là
hành vi, tính cách của trẻ. - - 23 23.0 30 30.0 47 47.0 8 giúp trẻ phát triển những phẩm chất
tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. - - 12 12.0 50 50.0 38 38.0
9
giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng về thế giới xung quanh như: hoạt động lao động của con người, cách thức vận động của động vật và các phương tiện giao thông.
- - 26 26.0 34 34.0 40 40.0
Kết quả khảo sát cho thấy, CBGV đánh giá nhiệm vụ cũng như mục đích tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở mức độ cần thiết và rất cần thiết
chiếm tỷ lệ rất cao.
Mức độ cần thiết nhất được là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ” với 97%. Đối với trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị hàng trang vào lớp 1, Bộ GD&ĐT đã ban hành Bộ Chuẩn trẻ 5 tuổi, nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp Một. Đồng thời, Bộ Chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Do vậy, tổ chức các HĐNT nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ cũng là biện pháp quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho bé vào lớp Một.
Yếu tố thứ hai là“Là hành trang cần thiết để chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” với 85% CBGV đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, bởi thông qua việc tham gia tích cực vào trò chơi vận động sẽ giúp trẻ có khả năng kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn. Bao gồm:
a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;
b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;
c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.
Và Chuẩn 2: Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ bao gồm:
a) Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo;
b) Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
Chuẩn 3: Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động bao gồm:
a) Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;
b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)... ”[3].
Để hình thành và rèn luyện cho trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động trên, tổ chức cho trẻ các TCVĐ ngoài trời là cách thức hữu hiệu giúp trẻ thực hiện được yêu cầu đề ra, để trẻ tự tin bước vào lớp Một.
Nội dung tiếp theo được CB, GV kỳ vọng đó là “Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động” với 86% CBGV đánh giá cần thiết và rất cần thiết. Có thể thấy, một trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân… Do vậy, để giúp
trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Tổ chức HĐNT giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con người, bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật….
Bên cạnh đó, nội dung “Hoàn thiện nhân cách trẻ đặc biệt là hành vi, tính cách của trẻ; Trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng về thế giới xung quanh như: hoạt động lao động của con người, cách thức vận động của động vật và các phương tiện giao thông” có mức độ cần thiết thấp hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù phần lớn CBGV nắm vững kiến thức về mục đích, nhiệm vụ của TCVĐ ngoài trời nhưng trong quá trình thiết kế hay tổ chức thực hiện các hoạt động hay xác định nguồn lực còn còn tỏ ra bị động, chưa đầy đủ.
Tìm hiểu cụ thể hơn về thực trạng về các trò chơi vận động ngoài trời thường tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay, chúng tôi thu được tỷ lệ ý kiến phản hồi như trong Bảng 2.3.
2.3.2. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi TT Nội dung Mức độ thực hiện (N=100) Không Thường xuyên Ít Thường xuyên Thường xuyên Rất Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Trời nắng, trời mưa 18 18.0 25 25.0 57 57.0 2 Cáo và thỏ 12 12.0 26 26.0 62 62.0 3 Tàu hỏa 12 12.0 30 30.0 58 58.0 4 Chuyền bóng 10 10.0 35 35.0 55 55.0 5 Hái quả 19 19.0 26 26.0 55 55.0 6 Vượt chướng ngại vật 56 56.0 36 36.0 8 8.0 7 Tàu hỏa 26 26.0 35 35.0 39 39.0 8 Đập bong bóng 28 28.0 39 39.0 33 33.0 9 Bóng nổ tiếp sức 15 15.0 35 35.0 50 50.0 10 Cướp cờ 8 8.0 26 26.0 66 66.0 11 Nhảy bao 16.0 16.0 32 32.0 52 52.0 12 ...
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa phần giáo viên đều tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Mỗi một trò chơi đều có ưu, nhược điểm riêng. Đối với các trường MN huyện Châu Thành, đa phần diện tích rộng, tuy nhiên cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị còn hạn chế, nên giáo viên thường lựa chọn các trò chơi phù hợp với số lượng trẻ trong lớp bên cạnh đó phù hợp với điều kiện của nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy:
Trò chơi “Trời nắng, trời mưa”: Khi có hiệu lệnh "trời mưa", mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi. Giáo viên chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30 - 40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 - 4 vòng.
Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: "Trời mưa" thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi.
Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh "trời nắng" thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh "trời mưa" lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa.
Trò chơi “Cáo và thỏ”: Trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng nhanh nhạy, tinh mắt đồng thởi rèn luyện cho sự dỏe dai, thể lực cho trẻ. Theo luật của trò chơi “Thỏ” phải nấp vào đúng hang của mình. “Con thỏ” nào chạy chậm sẽ bị “cáo” bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
Khi cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
''Trên bãi cỏ Các chú thỏ Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian
Tha đi mất.''
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.
Trò chơi “Chuyền bóng”. Trò chơi chuyền bóng rèn luyện cho trẻ khả năng uyển chuyển giữa các bàn tay và bàn chân. Với luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài một lần chơi. Cô giáo chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng rồi cho trẻ đứng thành vòng tròn. (Nếu lớp đông thì cô có thể chia thành nhiều vòng tròn).
Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi cô giáo hô "bắt đầu" thì trẻ nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
''Không có cánh Mà bóng biết bay
Không có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào.''
Khi trẻ đã chơi thành thạo thì cô giáo có thể chia làm 2 hoặc 3 nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
Giựt cờ: là trò chơi người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ. Người điều khiển gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải
nhanh chân chạy về không để người kia bắt được. Nếu ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng. (Lưu ý: Người điều khiển có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với