Quan điểm phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động thực tiễn. Phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Quan điểm phát triển yêu cầu, khi xem xét đứa trẻ phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức về KNVĐ của đứa trẻ trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khả năng phát triển của trẻ trong tương lai thông qua quá trình rèn luyện của giáo viên. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mọi đặc tính về giải phẫu và sinh lý của trẻ em không phải là của người lớn thu nhỏ, cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng biệt khác với người lớn. Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển nên mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức giáo dục khác nhau.
Quan điểm phát triển đòi hỏi trong hoạt động rèn luyện KNVĐ, giáo viên phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới xung quanh trẻ. Cái mới ở đây có thể là mới về khả năng vận động hay những điều kiện thuận lợi của khi hậu thời tiết khi tổ chức cho trẻ HĐNT. Cần xác định rõ tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐNT với mục đích rèn luyện KNVĐ, cần hướng trẻ đén các nhiệm vụ cụ thể như: trẻ vận động và tự vận động theo sở thích, nhu cầu, tự lựa chọn vực chơi tự do, tham gia chủ động vào các nhóm chơi…
Trên đây là những cơ sở khoa học định hướng quan trọng trong việc đề xuất biện pháp phát rèn luyện KNVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua HĐNT ở các trường mầm non hiện nay. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan và có ý nghĩa quyết định đến quá trình rèn luyện KNVĐ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua HĐNT đó là giáo viên mầm non phải là người tổ chức, điều khiển cho trẻ được hoạt động, được vận động ở mọi lúc mọi nơi, trẻ và nhóm trẻ khi phối hợp cùng nhau rèn luyện; là cách thức sử dụng đồ dùng, dụng cụ ngoài trời trong hoạt động rèn luyện; Giáo viên phải biết lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp của trẻ để đạt được mục đích giáo dục.