Trong chương trình giáo dục mẫu giáo đã xác định rõ mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi như trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan khi vận động; vận động nhịp nhàng; biết định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt
động cần sự khéo léo của đôi tay. Trong nội dung cho phép có thể tổ chức cho trẻ một số một số kỹ năng vận động cho trẻ như:
Vận động đi:
Trong hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới cho trẻ dáng đi đúng, thẳng người như một chân bước ra phía trước, đặt gót chân xuống đất trước, sau đó chuyển trọng tâm có thể về phía trước tì lên gót chân vừa bước vừa chuyển dần trọng tâm lên mũi bàn chân đó.
Lưng thẳng, vai mở rộng, bụng hóp, đầu ngẩng cao thoải mái (thấy xa 2- 3 m) đường từ chân, ngực phải hướng thẳng về phía trước một cách tự nhiên để tác động tới việc thở đúng, nhịp thở đều, qua mũi, bước đều, giữ được bước đi và tay chân phối hợp một cách nhịp nhàng.
* Nội dung của vận động đi của trẻ
Đi thường : Đầu và thân luôn thẳng, mắt nhìn phía trước, chân bước đều vừa phải, khi tiếp đất bằng gót chân rồi chuyển dần đến cả bàn chân, không lê chân, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, đi đúng sẽ củng cố các nhóm cơ chân và tay, tăng cường sự hoạt động của tim, phổi và không gây mệt mỏi.
Đi kiễng chân và đi bằng gót chân: Rèn luyện, phát triển cơ, tính đàn hồi của khớp cổ chân, bàn chân, rèn tư thế thân người thẳng. Cho trẻ đi xen kẽ giữa đi thường, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi có sự thay đổi từ gót lên mũi bàn chân trẻ sẽ không bị mỏi chân. Khi đi kiễng chân trẻ giả làm “cây cao”, “Tàu hỏa xuống dốc”, “Gấu đi ì ạch”.
Đi thẳng mũi bàn chân, gót kiểng khỏi mặt đất, đi như thường hoặc vừa đi vừa nhún nhảy, người thẳng, mắt nhìn về phía trước, hai tay phối hợp nhịp nhành (hoặc chống hông), đi chân nhấc lên càng cao càng tốt, gót chân không chạm đất, tư thế người giữ thẳng.
Đi bằng gót chân nhằm củng cố cơ lưng và cơ bàn chân có tác dụng giảm điểm tựa trên mặt phẳng, làm cho cơ thể vận động tích cực hơn.
chân, tạo sự thuận lợi cho cột sống, củng cố cơ bàn chân.
Đi theo các hướng khác nhau, đi và làm theo hiệu lệnh: Mục đích của hoạt động đi này nhằm phát triển khả năng định hướng không gian, rèn luyện sự chú ý, nhanh trí, tập cho trẻ đi theo vòng tròn, theo đuờng dích dắc, đi lùi sau…
Đi bộ với những nhiệm vụ khác nhau phải thực hiện theo hiệu lệnh. Xác định vị trí trong không gian, thay đổi nhịp điều, hướng với các đội hình khác nhau, đi giữa các vật; đi bộ bằng cách bước chéo chân, nhằm phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn của vận động, đi bộ nhưng phải chăm chú theo dõi bước chân; đi bộ tay thực hiện mang dụng cụ, đi trên cầu, đi theo đuờng hẹp… tác động đến cảm giác thăng bằng tự kìm hãm, tập trung chú ý, khéo léo, không có động tác thừa.
Đi theo hiệu lệnh của giáo viên (vỗ tay, đếm nhịp…), nhịp nhanh, nhịp chậm luôn thay đổi. Lúc đi phải giữ tư thế đi chính xác, bước đi phải theo đúng nhịp của hiệu lệnh.
Đi ngang bước dồn: Trẻ đứng thẳng, tay đưa ngang hoặc chống hông, bước chân trái sang trái một bước, thu chân phải về sát chân trái và bước tiếp như vậy. Sau đó cho trẻ bước dồn ngang sang bên phải. Có thể cho trẻ đi ngang theo từng nhóm, theo đường thẳng, sau đó đi theo đường hẹp.
Vận động chạy:
Nhiệm vụ chủ yếu của động tác chạy là: rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước.
Thông qua hoạt động chạy một cách hợp lí có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp phần chân, đùi, phát triển các tố chất thể lực như: tốc độ, tính linh hoạt và sức bền v.v… Đồng thời trong quá trình trẻ chạy, còn có thể tích lũy được các kinh nghiệm có quan hệ tới không gian và thời gian, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tri giác về không gian và thời gian.
Tư thế của vận động chạy: Khi chạy, thân và đầu hướng về phía trước, đầu ngẩng cao, tay co ở khuỷu, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, chạy tự nhiên, nhẹ nhàng và giữ được hướng chạy. Vận động chạy có tính chất lặp lại. Các chu kì thay đổi điểm tì của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên chân đưa ra phía trước, phối hợp với sự vận động của tay.
Chạy có giai đoạn “bay” khi cả hai chân đều không bám đất. Bàn chân rơi khỏi mặt đất trong lúc chạy làm thay đổi điểm tì của hai chân so với động tác. Thời điểm “bay” tạo cho sự chuyển động của cơ thể được nhanh, tăng độ dài bước, tạo ra khả năng chuyển động của phía trước theo quán tính cùng với việc thả lỏng các cơ bắp trong việc hoàn thiện động chạy.
Sau khi chạy nhanh cần phải từ từ hạ lượng vận động xuống bằng cách chuyển sang động tác đi với tốc độ chậm dần, làm cho mạch trở về bình thường. Vận động đang ở dạng nhanh nếu dừng một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, có thể đưa ra một số động tác chạy như:
Chạy theo hàng: Chạy theo hàng 1, hàng 2, chạy tự do với các hướng khác nhau, chạy qua chướng ngại vật, chạy theo đuờng hẹp tác động đến sự định hướng trong không gian và phối hợp vận động trong tập thể.
Chạy các kiểu chân: Chạy bằng mũi bàn chân, nâng cao đùi để rèn luyện cơ bụng lưng và bàn chân.
Chạy theo hiệu lệnh: Chạy nhẹ nhàng theo nhịp điệu của âm nhạc sẽ ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục phối hợp vận động; chạy giữa các vật và có cầm dụng cụ (dậy, vòng).
Chạy thay đổi nhịp độ khác nhau, chạy theo nhịp độ tăng dần từ chậm đến nhanh và từ nhanh đến chậm nhằm làm tăng hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh, tạo điều kiện phát triển phản xạ vận động nhanh.
Chạy với những nhiệm vụ khác nhau, thực hiện nhiệm vụ theo tín hiêu, chạy đuổi bắt là những động tác nhằm rèn luyện sự định hướng trong không
gian, trong tập thể, giáo dục sự khéo léo, phản ảnh linh hoạt trong sự thay đổi của hoàn cảnh xung quanh.
Cảm giác thăng bằng
Cảm giác thăng bằng là thành phần cần thiết phải có trong bất kì vận động nào và giữ cơ thể ở mọi tư thế. Đối với trẻ mặc dù cuối độ tuổi mầm non nhưng việc hướng dẫn trẻ kỹ năng về cảm giác thăng bằng quan trọng. Cảm giác thăng bằng giúp cho việc giữ vững tư thế thân người khi đi, chạy, nhảy…. Việc giữ tư thế của cơ thể đòi hỏi phải tập trung chú ý sự phối hợp vận động, sự điều chỉnh vận động trong những điều kiện cụ thể có phản ứng nhanh nhẹn và đúng đắn, điềm tĩnh. Cảm giác thăng bằng đòi hỏi con người phải giữ thân thể không bị đổ, hạn chế những vận động không khéo léo.
Để phát triển cảm giác thăng bằng, giáo viên có thể chia nhóm, hoặc tổ chức cả lớp với các hoạt động như:
Đứng co một chân. Đi trên ghế thể dục. Đi trên ván nghiêng. Đi đầu đội túi cát. Đi bằng mũi bàn chân.
Đi nhón gót, đứng bằng một chân, dừng lại sau khi chạy. Đi trên mặt phẳng giới hạn bởi hai dây song song 20 -25cm. Đi trên ghế cao 15 - 20 cm.
Đi trên ghế vượt chướng ngại vật. Đi tránh bạn trên ghế cao.
Từ các vận động cơ bản trên, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
VD: Trò chơi Thu hoạch hoa quả rừng
Nhằm:
thực vật, đặc biệt là các loại quả và hạt.
- Biết thêm những tác dụng khác của rau, củ, quả. Bên cạnh đó giúp trẻ thêm một số kỹ năng như:
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm.
- Phát triển năng lực sáng tạo.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi, biết tuân thủ luật chơi. Từ đó xây dựng cho trẻ quy định tuân thủ các luật chơi. Giáo viên cần chuẩn bị:
- 4 - 5 bàn kê ở khoảng sân trước cửa lớp.
- Hoa được tỉa từ các loại củ quả : cà rốt, củ cải, khế. - Một số loại quả : cà chua bi, táo nhỏ.
- Một số loại lá : vạn niên thanh, dương xỉ, trầu không… - 4 - 5 giỏ nhỡ.
- Que xiên - 4 - 5 giỏ to.
- Quả nhựa, nấm để rải rác ở các gốc cây. - Vạch xuất phát, vị trí của sói.
- Mũ chó sói.
Trò chơi tự chọn có bóng, vòng, phấn; và đồ chơi ngoài trời.
Với cách thức chơi: giáo viên sẽ mời 1 bạn làm chó sói, chó sói sẽ nấp trong rừng. Các bạn còn lại sẽ tìm bạn để kết nhóm, mỗi nhóm 5 bạn và đứng trước vạch xuất phát. Mỗi nhóm sẽ được phát một cái giỏ. Khi có tiếng hô “bắt đầu”, các đội phải nhanh chóng vào rừng tìm hái quả. Khi chó sói xuất hiện và đuổi, các con phải nhanh chóng không để bị chó sói bắt được và chạy về sau vạch. Cô sẽ kiểm tra kết quả các đội. Đội nào về đủ người và thu hoạch được
nhiều quả nhất là đội chiến thắng.
VD2: Trò chơi về đúng nhà - Nhà ở đâu
Trẻ biết cách chơi trò chơi “Về đúng nhà” và trò chơi “Nhà bé ở đâu”
Trẻ biết quan sát chạy nhanh để về nhà đúng, suy nghĩ liên hệ dùng ngôn ngữ để diển đạt và trả lời câu hỏi của cô.
Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình, nhớ địa chỉ nhà của mình để không bị lạc đường, không xô đẩy bạn khi chơi, biết nhặt lá cây khô bỏ vào đúng nơi qui định để giữ môi trường xanh, sạch.
- Địa điểm: Ngoài sân. - Thời gian: 30-35 phút.
- Hai vòng tròn làm hai ngôi nhà ở hai vị trí khác nhau.
- Nhiều lá cờ có màu sắc khác nhau, mũ chớp, tờ giấy có ghi tên, địa chỉ số nhà của mỗi cháu.
- Chong chóng, dây thun, phấn…
- Cách chơi: Chia trẻ ra làm hai nhóm và đứng theo đúng giới tính của mình. Khi cô hô hiệu lệnh “buổi sáng” thì tất cả đi ra khỏi nhà. Khi cô nói “ buổi chiều” thì các bạn chạy nhanh về nhà mình, ai nhầm nhà là thua cuộc, khi trẻ về nhà thì cô hỏi vì sao trẻ đứng trong nhà này.
- Nhận xét trò chơi, giáo dục trẻ biết về địa chỉ nhà của mình, nhớ tên bố mẹ và số điện thoại để không bị lạc đường.
VD3: Trò chơi quan sát vật chìm vật nổi.
Nhằm trang bị cho trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm và những vật nào thả trong nước sẽ nổi. Qua đó trẻ phát hiện ra vật nào luôn nổi và vật nào luôn chìm.
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ biết tên chò chơi cà cách thức chơi cho trò chơi . Từ đó hình thành cho bé những kỹ năng như:
- Phát triển kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai.
-Phát triển khả năng vận động, phát triển cảm xúc, phát triển khả năng quan sát .
Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ biết chơi đoàn kết, hoạt động với bạn khi chơi.
Giáo viên cần chuẩn bị1 chậu đựng nước, 1 số vật để làm thí nghiệm, xốp, đĩa nhựa, bát inox, cục đá, cục sắt, dây thừng, vòng, bóng, một số đồ chơi ngoài trời .
Như vậy, chương trình GDMN ngoài việc xây dựng mục tiêu, nội dung phát triển vận động, đã đề cập và quan tâm đến chuẩn phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng TCVĐ dựa trên chương trình GDMN và bộ chuẩn phát triển thể chất.
1.4.4. Phương pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
Những hoạt động vui chơi trong nhà cũng như ngoài trời đều quan trọng đối với sự phát triển của. Mặc dù nghiên cứu gần đây cho thấy số trẻ em được tham gia vui chơi ngoài trời đang ngày một ít đi, việc vui chơi ngoài trời vẫn rất cần thiết đối với sức khỏe của bé.
Phương pháp hướng dẫn TCVĐ ngoài trời cho trẻ bao gồm ba phương pháp sau:
a) Phương pháp trực quan: Đảm bảo được tính rõ ràng, chính xác của sự nhận thức những cảm giác về động tác. Phương pháp trực quan gồm các biện pháp sau:
Làm mẫu: sử dụng khi dạy trẻ trò chơi mới hoặc chơi trò chơi cũ, củng cố kỹ năng vận động và tố chất thể lực. Làm mẫu phải chính xác. Lần đầu, giáo viên làm mẫu hành động chơi các trò chơi và lần thứ hai, giáo viên vừa làm mẫu vừa kết hợp mêu tả, giải thích. Lần thứ ba, giáo viên nhấn mạnh điểm chính của trò chơi.
Sử dụng những phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ chơi,… để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ thực hiện động tác chính xác hơn, nâng cao nỗ lực cơ bắp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các động tác.
Mô phỏng: Đưa các TCVĐ dưới dạng hành động con vật, các hiện tượng thiên nhiên, xã hội để trẻ tập theo động tác các trò chơi.
Sử dụng tính trực quan của thính giác như hiệu lệnh, tiếng vỗ tay, bài hát,… nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu, điều hòa tốt độ vận động, gây cho trẻ cảm xúc tốt đẹp.
b) Phương pháp dùng lời tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu trò chơi chính xác, đầy đủ hơn. Phương pháp dùng lời gồm các biện pháp như:
Gọi tên trò chơi nhằm gợi lên trẻ những hình ảnh lên trẻ những hình ảnh, biểu tượng về trò chơi mà trẻ đã biết.
Giảng giải, giải thích những trò chơi mới. Giải thích phải đơn giản dễ hiểu kết hợp với làm mẫu, sử dụng trực quan và phải nêu rõ luật chơi, cách chơi của trò chơi.
Chỉ dẫn cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, kịp thời củng cố kỹ năng, kĩ xảo vận động hoặc sửa sai cho trẻ và đánh giá quá trình thực hiện của trẻ.
Đàm thoại cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung câu hỏi phải kích thích và gợi mở cho trẻ, giúp trẻ nắm được quy tắc đánh giá việc thực hiện bản thân và của bạn.
Ra hiệu lệnh giúp trẻ phản ứng kịp thời với sự bắt đầu và kết thúc trò chơi. Ra hiệu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, đảm bảo chính xác về thời gian.
c)Phương pháp thực hành (hay luyện tập) gồm các biện pháp sau:
Luyện tập bằng hình thức chơi nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ, tăng tính tự giác khi thực hiện TCVĐ, củng cố được kỹ năng vận động, phát triển tố chất vận động.
Luyện tập bằng hình thức thi đua làm tăng hứng thú và khả năng vận động, giúp trẻ luyện tập tốt hơn, củng cố được những kỹ năng vận động, rèn luyện
được phẩm chất đạo đức.
Tóm lại, trong quá trình tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi giáo viên phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp hướng dẫn. Các phương pháp đó phải bổ sung hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp trẻ dễ dàng thực hiện được các TCVĐ.