giáo 5-6 tuổi
Ở trường mầm non, TCVĐ ngoài trời vừa là hình thức tổ chức GDTC một cách tích cực, thoải mái giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ GDTC một cách nhẹ nhàng, vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhiệm vụ của tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
Về nhiệm vụ giáo dưỡng:
Thứ nhất: TCVĐ ngoài trời hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ như: Bò, chạy, nhảy, ném, bắt…Đồng thời nó có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ như nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ,…như muốn hoàn thiện vận động chạy, ta sử dụng các TCVĐ “ Cáo và Thỏ”, “Mèo bắt chuột”, “Mèo và chim sẻ”…
Nhiệm vụ giáo dưỡng: hình thành và phát triển những thói quen vận động: bò, đi, chạy, nhảy, leo trèo,... Những thói quen này sẽ giúp trẻ tiết kiệm được sức di chuyển trong không gian và thúc đẩy sự phát triển các cơ quan bên trong cơ thể. Phát triển các tố chất thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh mẽ, bền bỉ và linh hoạt). Những tố chất thể lực này sẽ làm tăng độ dài và độ cao của bước nhảy, tăng độ xa và mức độ chính xác của vận động ném, trẻ có thể tập luyện trong thời gian tập luyện trong thời gian lâu hơn.
Thứ hai: TCVĐ ngoài trời là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Khi chơi, TCVĐ tác động lên nhiều nhóm cơ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Đồng thời TCVĐ tác động lên hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn và ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. TCVĐ còn làm thỏa mãn cảm xúc, đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể, giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng.
Thứ ba: Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động.
Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của trẻ thì chúng ta cần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, trườn. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau như đầu, thân mình, chân, tay; năng lực định hướng trong vận động như trái, phải, trước, sau… để vận động của trẻ được nhanh nhạy, chính xác hơn.
Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để các động tác trở nên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, gọn gàng, dẻo dai, không còn những động tác thừa như nghoẹo cổ, thè lưỡi, xô người về phía trước hay phía sau khi không cần thiết. Trẻ biết thực hiện các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học khác.
Về nhiệm vụ giáo dục:
Hoạt động vui chơi là dạng hoạt động chủ đạo, phù hợp nhất với nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ mẫu giáo và nó tạo ra những nét tâm lý đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Những phẩm chất tâm lý và đặc điểm nhân cách của trẻ MG được hình thành và phát triển mạnh nhất trong hoạt động vui chơi. Những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước sang giai đoạn phát triển cao hơn được hình thành chính trong hoạt động này.
Thứ nhất: Hoàn thiện nhân cách trẻ đặc biệt hành vi, tính cách của trẻ. Trong khi chơi, trẻ tuân thủ theo quy tắc của trò chơi. Những quy tắc đó điều khiển hành vi của trẻ tham gia chơi, tạo cơ hội rèn luyện cho trẻ tính trung thực, tinh thần tập thể, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
Giáo dục cho trẻ biết yêu thích luyện tập, có sự say mê, hứng thú với các buổi tập. Qua trò chơi VĐNT sẽ tạo ra khả năng to lớn để thực hiện việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động. Giáo dục những đức tính tốt và các phẩm chất đạo đức (thật thà, công bằng, tính tập thể,…) hình thành những phẩm
chất ý chí (lòng dũng cảm, kiên trì, tính kiên định,..) đảm bảo phát triển đúng đắn về thể chất, rèn luyện cơ thể, nâng cao khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài.
Thứ hai: TCVĐ ngoài trời giúp trẻ phát triển những phẩm chất tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Để tham gia vào cuộc chơi, trẻ tìm hiểu luật chơi cách xử lý các tình huống và vai trò của mình trong khi chơi, xác định mối quan hệ giữa bạn thân và các bạn chơi, làm cho các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, được phát triển.
Những trò chơi có kèm theo bài hát, câu đối mô tả các động tác vận động làm cho ngôn ngữ, óc tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng cao. Khi giáo viên hướng dẫn, giải thích về nội dung, quy tắc của trò chơi, trẻ ghi nhớ từ mới, ý nghĩa của chúng, tập vận động phù hợp với lời hướng dẫn của giáo viên. Do đó hình thành mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ và giáo viên, làm giàu ngôn ngữ cho trẻ.
Thứ ba: TCVĐ ngoài trời giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng về thế giới xung quanh như: hoạt động, lao động của con người, cách thức vận động của động vật và các phương tiện giao thông,..ở trẻ sẽ phát triển mối xúc cảm với thế giới xung quanh.
Thứ tư: TCVĐ ngoài trời là hình thức tạo cho trẻ có cơ hội vui chơi.
Sử dụng các loại trò chơi để phát triển nhận thức: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động dân gian.
Khi chơi, để giải quyết bài toán trẻ phải phối hợp sự hoạt động của các giác quan, ngôn ngữ, các quá trình nhận thức, sự vận động của cơ thể một cách nhịp nhàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển tâm vận động của trẻ. Trò chơi học tập còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành các hành vi xã hội của trẻ vì kết quả của trò chơi phụ thuộc vào sự hợp tác các thành viên, sự tuân thủ luật chơi.
thành và phát triển mạnh trong các TCVĐ, giúp trẻ rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan và tăng cường sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Khi chơi các TCVĐ, trẻ vừa hoạt động, vừa suy nghĩ vừa phải diễn đạt kết quả tìm được bằng ngôn ngữ, nhờ vậy mà tư duy của trẻ được phát triển.
Khác với học sinh lớp 1, đối với trẻ Mẫu giáo lớn hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Qua vui chơi, trẻ lĩnh hội được các biểu tượng, các khái niệm đơn giản, làm hành trang để vào lớp Một. TCVĐ là một loại Trò chơi quan trọng trong hoạt động vui chơi giúp trẻ hình thành, củng cố các biểu tượng và phát triển trí tuệ. Trong hoạt động dạy học, các nhà giáo dục Mầm non đã sử dụng TCVĐ như một biện pháp, một phương tiện để hình thành, củng cố biểu tượng nói chung và biểu tượng về không gian nói riêng. Bên cạnh đó, TCVĐ được xem là biện pháp để phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo lớn nói riêng và phát triển trí tuệ cho trẻ nói chung. Khi tham gia vào TCVĐ với tư cách là một chủ thể tích cực, trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi cùng bạn, đồng thời trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức (nhiệm vụ trò chơi). Qua đó trẻ được hình thành và củng cố các tri giác cũng như giác quan và cảm xúc, biểu tượng không gian trên cơ sở vốn biểu tượng được phát triển.
TCVĐ ngoài trời là một hoạt động có nội dung thẩm mỹ. Trong khi tiến hành TCVĐ phải tính đến cái đẹp của động tác làm cho trẻ chú ý để cho động tác trẻ trở nên uyển chuyển hơn, phù hợp với hình ảnh động tác mà trẻ bắt chước.