Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 88 - 91)

5-6 tuổi của giáo viên huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Đối với trẻ mầm non, ngoài gia đình thì cô giáo mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp, chính vì vậy mà người giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ “mầm non” tương lai cho đất nước. Do vậy, kỹ năng của Giáo viên trong tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ rất quan trọng, khảo sát yếu tố này tại một số trường MN huyện Châu Thành cho kết quả dưới đây:

Bảng 2.9. Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

TT Nội dung Mức độ thực hiện (N=100) Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ ngoài trời phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, độ tuổi

31 31.0 45 45.0 9 9.0 15 15.0

2

Thiết kế trò chơi ngoài trời phát huy tối đã các kỹ năng vận động cho trẻ

24 24.0 37 37.0 21 21.0 18 18.0

3

Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau

50 50.0 30 30.0 6 6.0 14 14.0

4 Sử dụng đa dạng các loại hình trò

5

Điều chuyển, tổ chức trò chơi lôi cuốn mọi trẻ cũng như tạo mọi hững thú cho trẻ khi tham gia trò chơi

44 44.0 34 34.0 12 12.0 10 10.0

6 Động viên, khích lệ trẻ kịp thời 28 28.0 33 33.0 27 27.0 12 12.0 7 Mô phỏng bài tập vận động 38 38.0 21 21.0 26 26.0 15 15.0 8 Biết cách nhận xét, đánh giá, khen

ngợi cũng như kỷ luật đối với trẻ 32 32.0 26 26.0 35 35.0 7 7.0

Qua kết quả khảo sát ý kiến về kết quả thực trạng kỹ năng của giáo viên khi tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi huyện Châu Thành tại (Bảng 2.9) cho thấy kỹ năng được đánh giá cao trong thực hiện là Biết cách nhận xét, đánh giá, khen ngợi cũng như kỷ luật đối với trẻ (với tỉ lệ 35% , 7% ý kiến đánh giá Khá và Tốt) và Mô phỏng bài tập vận động (26,0 % Khá và 15% Tốt). Có thể nhận thấy, hai nội dung này về thực chất gắn liền với quá trình tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ. Để tổ chức được trò chơi, yêu cầu một số hoạt động cần thông qua mô phỏng của Giáo viên. Dưới sự vai trò chủ trì, Giáo viên phải biết cách nhận xét, đánh giá đối với mỗi trẻ. Ở mẫu giáo thì phương pháp giáo dục trẻ được nhà trường chú trọng vào việc phát triển thế giới tình cảm và khả năng ngôn ngữ của trẻ cùng kỹ năng cơ bản nhất như kỹ năng sống cho trẻ như thông qua các góc hoạt động. Theo đó, các giáo viên đã có những lời nói, hành động thân thiện và gần gũi để xây dựng lòng tin của trẻ đối với mọi người xung quanh. Khi các em mắc sai lầm thì các thầy cô cũng nhẹ nhàng giải thích và động viên trẻ, giúp trẻ ý thức được về những việc làm chưa tốt của mình, thay vì sử dụng những hình phạt nặng nề không cần thiết. Giai đoạn này trẻ học theo rất nhanh giáo viên đã sử dụng những từ ngữ chuẩn mực và phù hợp đối với từng hoàn cảnh và tình huống nhất định.

Số liệu ở Bảng 2.9 cũng cho thấy kỹ năng của giáo viên về Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ ngoài trời phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, độ

tuổi chưa được thực hiện tốt (45,0% ý kiến đánh giá công việc này thực hiện ở mức độ trung bình, cá biệt còn có đánh giá 31,0% mức độ yếu). Thực tế cho thấy, đặc thù công việc của người GVMN rất áp lực, ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, GVMN còn thực hiện việc làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Với trường có nguồn kinh phí thường xuyên thì đồ dùng, đồ chơi phong phú còn với trường kinh phí thấp thì ngoài thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ giáo viên còn làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên liệu tự có do vậy việc sưu tập, nghiên cứu cách thức để tổ chức các TCVĐ ngoài trời cho phù hợp với độ tuổi, điều kiện của nhà trường là điều cần sự cố gắng của mỗi giáo viên.

Kỹ năng Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau với 50% ý kiến đánh giá yếu, 30% đánh giá trung bình. Những điều kiện sẵn có ở sân trường này sẽ là những thử thách và cũng là cơ hội cho trẻ tự khám phá bản thân, nhận ra năng lực và khả năng vận động của mình. Tuy nhiên, việc nhìn ra các điều kiện sẵn có ở sân trường, hoặc cao hơn là tận dụng các điều kiện này là một công việc vô cùng khó khăn, ít Giáo viên tìm tòi được. Bởi thế mà trên thực tế, rất ít giáo viên đạt kỹ năng trên và nếu có sử dụng cũng chưa thực sự linh họat, còn cứng nhắc, máy móc và tương tự nhau.

Kỹ năng về Động viên, khích lệ trẻ kịp thời có 27% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 7% mức độ khá. Qua thực tế cho thấy, đây là yêu cầu về phẩm chất cần thiết của bất cứ ai làm nghề giáo. Đối với GVMN cần thiết hơn, điều trước tiên không thể thiếu ở giáo viên mầm non là sự yêu thương đối với trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, thực sự là người mẹ hiền thứ hai và kiên trì trong quá trình dạy trẻ, có lòng nhiệt tình, yêu trẻ như chính con mình. Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, phải tìm các giải pháp và sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức cho trẻ để tránh sự nhàm chán. Do vậy, một mặt phải động viên, khích lệ mặt khác phải có biện pháp nghiêm khắc với trẻ. Điều này cho thấy rằng

giáo viên thấy được tầm quan trọng của các biện pháp này và rất tích cực sử dụng này để giúp trẻ rèn luyện KNVĐ thông qua HĐNT. Tuy vậy, trong thực tế chúng tôi quan sát được thì việc sử dụng các biện pháp chưa đạt hiệu quả, chưa thực sự kích thích được hứng thú vận động đối với HĐNT. Phần lớn giáo viên mầm non dạy học theo cách truyền thống, một nội dung giảng dạy áp dụng cho tất cả các trẻ. Cách dạy này không phù hợp với tinh thần của dạy học đổi mới. Mặc dù chiếm tỉ lệ tuyệt đối bởi vì đặc trưng nội dung của HĐNT có hoạt động vui chơi buộc giáo viên phải sử dụng yếu tố chơi, yếu tố thi đua trong vui chơi tự chọn. Nhưng qua quan sát, dự giờ hoạt động, chúng tôi thấy rằng, giáo viên chưa hiểu rõ được bản chất và ý nghĩa của biện pháp này.

Kết quả cho thấy hầu hết GVMN có kỹ năng cơ bản khi tổ chức TCVĐ ngoài trời như kỹ năng mô phỏng, biết phân tích, động viên, khích lệ trẻ mà ít GVMN tự thiết kế trò chơi cho trẻ.

Nhìn chung, kỹ năng tổ chức TCVĐ ngoài trời của giáo viên còn rất hạn hẹp. Khi tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ đa số các giáo viên chủ yếu kỹ năng mô phỏng có sự linh hoạt trong cách chọn lựa. Sự hạn chế của cách phân chia này đã gây cho giáo viên nhiều khó khăn khi phải tìm kiếm các cách thức tổ chức rèn luyện KNVĐ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐNT, tìm kiếm các con đường hình thành, rèn luyện và phát triển ở trẻ các năng lực vận động chuyên biệt. Từ thực tế trên chúng tôi thấy rằng, các trường mầm non cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng những kiến thức, những hiểu biết nhất định để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trong tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐNT. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe ngay từ lứa tuổi mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)