Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 58)

a)Yếu tố thuộc về ngoại cảnh

Thời tiết, mặt sân thoáng mát và phân bổ đồ chơi góc chơi hợp lý là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.

Khách quan: vệ sinh và môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tổ chức, nếu nắm được quy luật tác động của chúng đến trẻ thì có thể tìm cách sử dụng chúng hợp lý. Cơ sở vật chất như diện tích lớp học, sân chơi, trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao phải đảm bảo các yêu cầu giáo dục, thẩm mỹ, an toàn.

c) Yếu tố thuộc về năng lực tổ chức của giáo viên

Năng lực của giáo viên: giáo viên phải có chuyên môn cũng như kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về các TCVĐ, biết linh hoạt thay đổi, phức tạp hóa nội dung, hành động, luật chơi để trò chơi luôn gây được hứng thú. Giáo viên phải biết tổ chức cho trẻ chơi một cách có kế hoạch, có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ nhu cầu, hứng thú chơi tích cực. Mặt khác, cô phải biết trẻ thích chơi trò chơi vận động gì và không thích chơi TCVĐ gì để có điều kiện kích thích duy trì hứng thú chơi cho trẻ. Vì vậy, phải nắm vững phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ chơi, tạo điều kiện cho trẻ chơi trong khả năng của có thể.

Giáo viên mầm non luôn luôn là người hướng dẫn, trực tiếp thực hiện các TCVĐ cho trẻ. Vì vậy, để phát triển nhận thức, tình cảm,...đồng thời nâng cao chất lượng TCVĐ ngoài trời chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp Một đòi hỏi giáo viên phải có trình độ về chuyên môn vững vàng, lựa chọn phương pháp giáo dục hiệu quả. Thường xuyên trao dồi những kiến thức mới nhằm phục vụ cho bài dạy thêm phong phú và đa dạng, tổ chức các hoạt động giáo dục hợp lý cả về thời gian, địa điểm và trình độ của trẻ em. Ngoài trình độ chuyên môn cũng đòi hỏi giáo viên cần phải có những kỹ năng sư phạm cần thiết: kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, kỹ năng phối hợp hoạt động giáo dục ngoài trời và hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo lớn.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ từ chủ quan đến khách quan. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm được đặc điểm phát triển thể chất trẻ, giới tính, nhu cầu của trẻ để có biện pháp tổ chức phù hợp.

Tiểu kết chương 1

Qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều đánh giá vai trò to lớn của TCVĐ trong việc củng cố kỹ năng vận động và sự phát triển toàn diện cho trẻ. Từ đó, chúng tôi đi tới một số kết luận sau đây làm cơ sở nghiên cứu đề tài:

1. Sự phát triển thể chất trẻ 5-6 tuổi tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học. Nếu trẻ được luyện tập có hệ thống và đúng phương pháp sẽ thúc đấy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ. Giáo viên phải nắm được đặc điểm phát triển cơ thể và sinh lý vận động của trẻ 5-6 tuổi để lựa chọn ra những nội dung và phương pháp hướng dẫn vận động mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình luyện tập của trẻ.

2. Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không chỉ quan tâm đến sự phát triển về lượng mà cần quan tâm đến sự phát triển về chất. Ngoài việc cho trẻ ăn uống nghỉ ngơi thì trẻ phải được rèn luyện thể chất một cách hợp lý. Giáo viên cần tổ chức TCVĐ cho trẻ một cách thường xuyên để rèn kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ.

3. Trò chơi vận động là một trong những phương tiện và phương pháp quan trọng để hình thành và phát triển thể lực cũng như để giáo dục toàn diện đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Trò chơi vận động phát triển thể lực, đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ.

3. Trò chơi vận động rất đa dạng và phong phú. Khi tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ, giáo viên cần lựa chọn TCVĐ nhằm phát triển đầy đủ các tố chất vận động cho trẻ: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tuy nhiên việc tìm kiếm lựa chọn các TCVĐ, nhất là vận động ngoài trời cho phù hợp với chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là điều khó khăn cho giáo viên do các TCVĐ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.

4. Có thể tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày: thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời, lễ hội, tham

quan, dạo chơi.

5. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức TCVĐ. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về trò chơi vận động, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, phương tiện, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ. Giáo viên cần phải có những kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức môi trường, kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.

6. Muốn tổ chức tốt TCVĐ ngoài trời, ngoài việc chọn trò chơi, giới thiệu trò chơi, điều khiển trò chơi, đánh giá kết quả thì phần chuẩn bị dụng cụ, sân bãi cũng rất quan trọng. Sân bãi dụng cụ phải phù hợp và an toàn tuyệt đối với trẻ. Giáo viên cần hết sức coi trọng phần này, tránh chuẩn bị qua loa.

Kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài trên đây sẽ là cơ sở để xây dựng nội dung nghiên cứu thực trạng tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM

NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG 2.1. Tổ chức khảo sát

2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

Ở vào vị trí tiếp giáp trung tâm của tỉnh, huyện Châu Thành có quốc lộ 1A và tỉnh lộ 870 chạy qua nối Châu Thành với Mỹ tho, Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè. Là 1 huyện thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực trọng yếu của tỉnh, có đường giao thông thủy, có nhiều hoa màu. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,78%, GDP bình quân đầu người đạt trên 43,1 triệu đồng. Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên 865,8 tỷ đồng, tăng 17,9% so năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,39%; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gần 6.700 lao động. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, tài nguyên - môi trường, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… đều có những chuyển biến tích cực.

Những năm qua, huyện Châu Thành đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động sức dân thực hiện công trình xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức. Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp nên việc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao luôn được huyện xem là một trong những giải pháp hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Huyện tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, hình thành vùng sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng lớn”, tăng diện tích lúa áp dụng “1 phải, 5 giảm”, ứng dụng các mô hình “Công nghệ sinh thái”, sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với sơ chế, chế biến và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

2.1.2. Khái quát các trường mầm non trong huyện

Về quy mô, số lượng trường học

Toàn huyện có 24 trường Mầm non công lập, nằm trên địa bàn 24 xã, thị trấn. Khoảng cách các trường cách xa nhau từ 8-10 km. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 35 km; Giao thông đi lại cũng khá tốt do có đường cao tốt và đường 1 chiều liên Huyện. Có 06/24 trường mầm non mới được thành lập năm 2010 tách ra từ trường liên cấp theo đề án chính sách phát triển giáo dục mầm non. Bắt đầu từ năm 2012 đồng loạt cả Huyện chuyển đổi từ mô hình trường Mẫu giáo thành trường Mầm Non. Vì thời gian chuẩn bị cho việc thành lập trường còn bị động, nên chất lượng và hiệu quả giáo dục là chưa cao, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên số trẻ huy động chủ yếu vẫn chỉ là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, một số trường chỉ thu trẻ từ 4 tuổi do thiếu giáo viên và phòng học…

Nhìn chung, mạng lưới trường học ở cấp Mầm non tương đối ổn định, quy mô trường lớp đang tiếp tục được củng cố và phát triển, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập. Với tổng số trường Mầm non là 24 trường công lập/24 xã, thị trấn cũng tương đối đáp ứng được yêu cầu giáo dục của con em trên địa bàn.

Số lượng trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo ngày ngày tăng, năm học 2015 - 2016 có 2504 trẻ thì đến năm học 2016 - 2017 là 3505 trẻ.

Trong những năm gần đây, huyện Châu Thành luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục và đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dành nhiều kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non. Tuy nhiên, việc đầu tư của các cấp, các ngành, các dự án giáo dục vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới ngày càng cao của giáo dục và đào tạo, vẫn còn tình trạng thiếu phòng học dẫn đến quá tải học sinh, các yêu cầu quy cách về phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi, nhà bếp... điều kiện phục vụ đáp ứng yêu cầu của từng độ tuổi theo định hướng mới đang là vấn đề bất cập của giáo dục Mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Trong những năm học vừa qua, Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành, Tiền Giang đã tăng cường quản lý chặt chẽ công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ, quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non quan tâm thực hiện tổ chức học hai buổi/ngày, tổ chức bán trú cho trẻ. Ở những nơi không có điều kiện tổ chức bán trú thì tổ chức cho trẻ “Bửa ăn học đường”. Vì vậy số trẻ được học bán trú tăng dần hằng năm và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên rõ rệt (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện huyện Châu Thành

Năm học

Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng Tổng sô trẻ đến trường Theo dõi trẻ ăn bán trú

Theo dõi sức khoẻ trẻ Số lượng Tỷ lệ Cân nặng BT SDDNC Chiều cao BT SDD TC SL TL SL TL SL TL SL TL 2012-2013 2741 2439 89 2592 94.6 149 5.4 2546 92.9 195 7.1 2013-2014 2866 2642 92.2 2728 95.2 138 4.8 2689 93.85 177 6.15 2014-2015 3146 3133 99.6 3048 96.9 98 3.1 2980 94.75 166 5.25 2015-2016 3505 3505 100 3459 98.7 46 1.3 3445 98.3 60 1.7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)

Từ kết quả thống kê trên có thể thấy công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ huyện Châu Thành có sự phát triển rõ nét về chất lượng qua từng năm, thể hiện ở việc huy động trẻ ăn bán trú năm 2015-2016 đạt 100%; Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân còn 1.3%; tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi còn 1.7%.

Thực trạng chất lượng đội ngũ GV và CBQL các trường Mầm non

Theo định biên CBQL cơ bản đã đủ về số lượng quy định khung của Sở nội vụ. 100% CBQL đều là Đảng viên; 100% đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong

đó trên chuẩn (đại học, cao đẳng) 100%, tuy nhiên mới có 25/39 CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị (64,1%). Về nghiệp vụ quản lý có 6/39 có trình độ Đại học (15,38%), 4/39 CBQL (10,26%) được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn, còn lại 29/39 CBQL (chiếm 74,36%) chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, từ đó cho thấy năng lực của CBQL còn hạn chế về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý nhà trường. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường MN năm học 2016-2017 (bảng 2.4)

Bảng 2.2. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường MN năm học 2015-2016 Tổng số Đảng viên Nữ Trình độ đào tạo Trình độ chính trị Trình độ quản lý ĐH CĐ TC Trung cấp Đại học Trung cấp BD nghiệp vụ QL Chưa được bồi dưỡng SL: 39 39 39 27 12 0 25 6 0 4 29 % 100 100 69,2 30,8 0 64,1 15,38 0 10,26 74,36

- Về tình hình đội ngũ giáo viên mầm non: Về trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Mầm non đang dần chuẩn hóa đáp ứng được yêu cầu; trong tổng số 184 giáo viên, hiện nay 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 117/184 (63,6%) giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học, cao đẳng). Đa số giáo viên đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao. Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo viên có trình độ tay nghề chưa tương xứng với bằng cấp, do trong mấy năm gần đây quy mô mạng lưới trường lớp của huyện phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng trường, lớp, số học sinh tăng, dẫn đến nhu cầu về phát triển đội gũ giáo viên cũng tăng nhanh, thiếu nhiều giáo viên mầm non, nên công tác tuyển chọn giáo viên vào làm việc chưa

có sự lựa chọn; Bên cạnh đó giáo viên được tuyển chọn tại địa phương đa số là học hệ không chính quy vì vậy chất lượng đội ngũ giáo viên còn có những mặt hạn chế. Phòng GD&ĐT huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều kiện để giáo viên được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn tuy chưa cao nhưng theo lộ trình đang thực hiện đến năm 2020, 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Thống kê chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non đã tuyển dụng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 qua bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.3. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên MN đã tuyển dụng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016

Năm học Tổng số

Trình độ đào tạo Xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp Trung cấp Chính trị Đảng viên Dân tộc ĐH CĐ TH SP Xuất sắc Khá TB Kém 2011-2012 232 45 50 137 32 67 133 0 2 42 67 2012-2013 279 60 55 164 55 77 147 0 6 66 75 2013-2014 288 89 60 139 68 101 119 0 16 74 72 2014-2015 315 160 70 85 85 120 110 0 16 85 72 2015-2016 327 168 82 77 182 105 40 0 30 95 85

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành)

Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ngành giáo dục đáp ứng về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng; Công tác xã hội hóa được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, tài chính dần đi vào nề nếp và có hiệu quả.

 Cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non

Mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục của huyện được đầu tư phát triển, 100% các xã, thị trấn đã mở được lớp mầm non đến tận thôn, 100% các xã có các

cấp học Mầm non. Cấp học Mầm non có 115 phòng/153 lớp, kiên cố 101 phòng (87,82 %), cấp 4 có 14 phòng (12,17%); vẫn còn 38/153 lớp học phải học nhờ nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)