Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 121 - 123)

của hoạt động vận động ngoài trời.

a) Mục đích và ý nghĩa biện pháp.

Một ưu thế của trò chơi vận động dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Vì vậy các cô giáo cần khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau.

Trò chơi vận động dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi vận động dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.

Các trò chơi vận động dân gian Việt Nam thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm,

chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

Kho tàng các trò chơi vận động dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Sưu tầm và lựa chọn được những trò chơi phù hợp sẽ cuốn hút trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi, kích thích trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi.

Những trò chơi được lựa chọn phải là những trò chơi phù hợp với hứng thú, đặc điểm nhận thức của trẻ. Chúng tôi chọn những trò chơi thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội nhằm rèn luyện, phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng, thẩm mỹ, thể lực ở trẻ.

Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động dân gian có ở địa phương và các dân tộc trên mọi miền thông qua việc tham gia và quan sát, tìm hiểu các lễ hội đầu năm, hội làng, các ngày lễ truyền thống... Tham khảo sách báo có liên quan về trò chơi vận động dân gian, văn hóa dân tộc để tìm hiểu thêm về không gian và phương thức chơi các trò chơi vận động dân gian cổ truyền. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn không chính thống (học và tìm hiểu từ bạn bè, người thân hay những thông tin truyền miệng), internet và các diễn đàn, các mạng xã hội cũng là những nguồn không thể bỏ qua. Từ những nguồn thông tin đó, sau khi tham khảo và chọn lọc kỹ lưỡng về tính chính xác, tính phổ thông… cùng các tiêu chí nêu ở trên, chúng tôi đã thu hoạch được một số lượng không nhỏ các trò chơi vận động dân gian có tính tích cực và phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Dựa trên điều kiện về cơ sở vật chất, số lượng trẻ... có sử dụng một số trò chơi vận động dân gian nhằm phát triển KNVĐ cho trẻ như: Ném phao; Chơi còn; Đánh đáo; Ném vòng; Gảy que; Gẩy vòng chun; Đáo tường; Đáo lỗ...

c) Điều kiện thực hiện biện pháp.

Lựa chọn trò chơi vận động dân gian phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và đặc tính của trẻ.

GVMN chủ động chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo sức khỏe cũng như độ an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​ (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)