8. Cấu trúc của luận văn
1.1.4. Hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO 2013
Từ khi ban hành vào năm 1992, sau hơn 20 năm, nội dung COSO không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối với phạm vi toàn doanh nghiệp. Những thay đối cơ bản của văn bản mới ban hành tập trung vào 7 điểm chính như sau:
Thứ nhất, COSO 2013 nêu rõ cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc khi xây dựng khuôn mẫu KSNB. Với cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc, báo cáo COSO 2013 không liệt kê các kiểm soát mà một hệ thống KSNB của đơn vị cần phải có, thay vào đó, COSO 2013 nêu ra những yêu cầu phải tuân thủ, còn việc lựa chọn những kiểm soát nào để đạt được yêu cầu là tùy vào xét đoán của nhà quản lý và những đặc điểm riêng của đơn vị. Cách tiếp cận này làm tăng tính linh động cho việc áp dụng COSO vào những tổ chức có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc này của COSO cũng phù hợp với xu thế chung hiện nay trên thế giới như IFAC với bộ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA ban hành năm 2009.
Thứ hai, COSO 2013 bổ sung những yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu. Theo đó một hệ thống KSNB hữu hiệu phải đảm bảo 5 bộ phận và các nguyên tắc tương ứng phải vận hành trên thực tế. Không thể lấy sự hữu hiệu của bộ phận này để bù đắp cho sự yếu kém hay không tồn tại của bộ phận khác. Yêu cầu này tạo thuận lợi cho việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Thứ ba, mục tiêu báo cáo được mở rộng. Mục tiêu báo cáo không chỉ cho bên ngoài mà cho cả bên trong, không chỉ báo cáo tài chính mà còn cả chi phí tài chính. Điều này nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của các bên liên quan về năng lực
điều hành và trách nhiệm giải trình của nhà quản lý, trong đó có trách nhiệm báo cáo, quản trị rủi ro, ngăn chặn và phát hiện gian lận tại đơn vị.
Thứ tư, COSO 2013 làm rõ vai trò của việc xác lập mục tiêu và ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài đến việc xác lập mục tiêu của đơn vị. Mặc dù vẫn duy trì quan điểm xác lập mục tiêu là tiền đề của KSNB, COSO 2013 mở rộng nội dung là cụ thể hóa mục tiêu và xem xét sự phù hợp của các mục tiêu được xác lập. Ngoài ra, COSO 2013 cũng thừa nhận vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức lập quy trong việc xác lập mục tiêu của đơn vị cũng như các tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu báo cáo về những khiếm khuyết của KSNB.
Thứ năm, những nội dung cơ bản liên quan đến 5 bộ phận của KSNB được tổng hợp thành 17 nguyên tắc KSNB. Có thể thấy đây là thay đổi đáng kể so với báo cáo năm 1992. Trong những báo cáo trước, những nguyên tắc này nằm lẫn trong nội dung của Báo cáo và không được nêu tên một cách cụ thể. Có thể thấy 17 nguyên tắc này là bộ xương của hệ thống KSNB không chỉ để dễ dàng hơn cho nhà quản lý mà còn cho các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp trong việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB.
Thứ sáu, COSO 2013 mở rộng phần thảo luận về quản trị doanh nghiệp, nhất là các vấn đề liên quan đến hội đồng quản trị. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn của xã hội về việc quản trị doanh nghiệp, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa KSNB và quản trị doanh nghiệp.
Thứ bảy, COSO 2013 thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ thông tin tác động tới KSNB ảnh hưởng đến hoạt động và KSNB của mỗi đơn vị về năng lực của nhà quản lý, về trách nhiệm giải trình và về việc phòng chống gian lận. Theo các điểm mở rộng dựa trên nguyên tắc chung của KSNB chính là đảm bảo cho các tổ chức đạt được những mục đích đã đề ra dưới sự đồng thuận thực hiện của toàn bộ nhân viên trong một tổ chức. Trên nền tảng bản gốc COSO 1992, dựa vào 7 khía cạnh chính mà COSO 2013 đã điều chỉnh, từ đó bản hướng dẫn đã giới thiệu 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu gồm 5 thành phần cấu thành hệ thống KSNB gồm: