Thu thập thông tin rủi ro và xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí QLRR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.1. Thu thập thông tin rủi ro và xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí QLRR

trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan năm 2014 đã quy định về việc áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan tại các Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 cũng dành ra 8 Điều (từ Điều 8 đến Điều 15) để quy định về việc áp dụng QLRR trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan;

- Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 cũng đã đưa vào các nội dung về công tác QLRR trong hoạt động quản lý thu thuế nói chung; Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế cũng đã có Điều 4 quy định cụ thể các nội dung nguyên tắc về QLRR;

- Thông tư sô 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

- Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định về nguyên tắc, nội dung, biện pháp và trách nhiệm áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan.

1.3.2. Quy trình QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan

QLRR áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện theo quy trình gồm năm bước như sau:

1.3.2.1. Thu thập thông tin rủi ro và xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí QLRR QLRR

Cơ quan Hải quan xây dựng cơ chế, tổ chức thu thập thông tin phục vụ QLRR bao gồm: Tiếp nhận thông tin về hàng hóa XNK trước khi đến hoặc rời cảng, cửa khẩu; Tiếp nhận thông tin khai hải quan đối với hàng hóa XNK; kết quả thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động XNK; Thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện XNK; thông tin vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo định nghĩa của Bộ Tài chính tại Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019, “Thông tin quản lý rủi ro là thông tin hải quan được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan”. Cơ quan Hải quan thu thập, phân tích các thông tin rủi ro, xây dựng tiêu chí QLRR đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ; quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan để cập nhật, kết nối chia sẻ thông tin rủi ro để phục vụ việc phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật; thống kê, phân tích xu hướng vi phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu của các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý hoạt động XNK.

Trong quy trình áp dụng QLRR vào hoạt động nghiệp vụ Hải quan, việc thu thập thông tin, xây dựng và quản lý áp dụng tiêu chí QLRR đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xác lập các bối cảnh áp dụng QLRR. Cơ quan Hải quan thông qua thu thập, phân tích các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc áp dụng QLRR, tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến môi trường, điều kiện tác động để xác định mục tiêu, yêu cầu quản lý, từ đó xây dựng tiêu chí QLRR thực hiện các mục tiêu, yêu cầu quản lý và dự kiến các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong hoạt động nghiệp vụ.

Thông tin QLRR được quản lý trên Hệ thống thu thập và xử lý thông tin QLRR, hệ thống thông tin nghiệp vụ- VCIS, Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan, Hệ thống giám sát hải quan tự động (VASSCM), Hệ thống thông tin vi phạm, hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế, Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung, Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ hoạt động KTSTQ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)