8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.4. Quản lý vận hành hệ thống thông tin HQ
Hiện nay, các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh BR-VT đều được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối khu vực diện rộng (WAN) để kết nối với cơ quan TCHQ. Một số chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ đa chức năng đã được triển khai, tích hợp trên hệ thống máy tính như:
- Hệ thống thông tin nghiệp vụ HQ (Hệ thống VCIS);
- Hệ thống thông quan điện tử một cửa quốc gia VNACCS, và hệ thống thông quan điện tử tập trung E-customs (V5);
- Hệ thống thông tin QLRR (Hệ thống Risk Man 02);
- Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14) để cập nhật lưu giữ thông tin vi phạm đầy đủ, toàn diện, làm cơ sở cho việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, phân tích và xác định trọng điểm kiểm tra của các đơn vị nghiệp vụ trong toàn Cục;
- Hệ thống quản lý giám sát Hải quan tự động (VASSCM);
- Hệ thống thông quan tàu biển XNC (Hệ thống E-manifest) với mục đích tăng cường khả năng thu thập thông tin, đánh giá rủi ro trước thông quan, hướng đến có kết quả lựa chọn, kiểm tra (soi chiếu) trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục HQ. Tính đến 15/10/2013, cơ quan HQ tỉnh BR-VT đã triển khai thực hiện 100% thủ tục khai báo làm thủ tục cho các phương tiện vận tải XNC trên hệ thống E-manifest (hiện có 12 hãng tàu, đại lý hãng tàu tham gia thực hiện);
- Ngày 11/12/2018, Cục Hải quan tỉnh BR-VT cũng đã triển khai áp dụng thành công Phần mềm hỗ trợ phân tích thông tin E-manifest (Risk Profiler), qua đó giúp tăng cường công tác rà soát, theo dõi khai báo thông tin E-manifest đối với các mặt hàng “phế liệu” và phân tích rủi ro đối với hàng hóa tại các đơn vị HQ cửa khẩu có tàu container xuất cảnh/nhập cảnh.
- Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và QLRR (Hệ thống STQ01);
- Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ HQ (Hệ thống CI02); - Hệ thống trao đổi mã số thuế doanh nghiệp (Hệ thống T2C).
Bên cạnh đó một số chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin cũng được cơ quan HQ tỉnh BR-VT xây dựng và triển khai phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ như: phần mềm theo dõi hàng TN-TX, phần mềm thống kê kim ngạch và tình hình thu thuế...Việc triển khai thực hiện các Hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng QLRR đã cắt giảm nhiều thao tác thủ công truyền thống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, cắt giảm thời gian và chi phí của doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Trên cơ sở đó, QLRR đã và đang từng bước tạo nền tảng cho việc tiến hành giải quyết thủ tục HQ, cung cấp thông tin, dữ liệu hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ HQ khác.
Liên quan đến hệ thống văn thư điện tử phục vụ công tác triển khai văn bản, quy định pháp luật trong toàn đơn vị, năm 2006, Cục Hải quan tỉnh BR-VT đưa vào sử dụng chương trình quản lý và xử lý văn bản trên mạng (Net Office), đến năm 2014, Cục Hải quan tỉnh BR-VT chuyển sang sử dụng chương trình phần mềm văn thư Cloud Office với nhiều tính năng tiện dụng, góp phần đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính trong hoạt động chỉ đạo, triển khai văn bản trong toàn Cục. Trang Website của Cục Hải quan tỉnh BR-VT cũng được xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2014, cập nhật và phổ biến các văn bản chính sách chế độ, quy định và các thông tin có liên quan đến hoạt động XNK và các chính sách quản lý đối với hàng hóa nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và chủ động tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hệ thống thông tin phục vụ công tác QLRR của Cục HQ tỉnh BR-VT tuy đã được xây dựng đồng bộ với các hệ thống của HQ Việt Nam, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công tác QLRR, cụ thể như sau:
Hệ thống thông tin, dữ liệu còn phân tán, phần mềm hệ thống chưa đồng bộ; còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng chưa được chỉnh sửa nâng cấp kịp thời. Thông tin từ các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành chưa được kết nối đồng bộ, chia sẻ với hệ thống thông tin của cơ quan HQ; Hệ thống còn thiếu công cụ cho việc truy cập, khai thác, phản hồi thông tin và phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi, tắc nghẽn hệ thống, dữ liệu bị thất lạc hoặc sai lệch xảy ra khá phổ biến, dẫn đến việc xử lý dữ liệu rủi ro không đảm bảo yêu cầu thời gian;
Các hệ thống ứng dụng thông tin còn chồng chéo, thiếu sự quy hoạch tổng thể thống nhất; đặc biệt khi xây dựng đã để xảy ra tình trạng một số hệ thống có sự sao chép giống nhau về chức năng, cách thức quản lý vận hành. Ví dụ như: hệ thống thống thông tin QLRR (Riskman) – Hệ thống thông tin nghiệp vụ của chống buôn lậu (CI02) – Hệ thống thông tin kiểm tra sau thông quan (STQ01) cùng tồn tại hồ sơ doanh nghiệp, cùng có chức năng đánh giá rủi ro… Điều này gây khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện; lãng phí nguồn lực về thời gian, chi phí để theo dõi, quản lý và sử dụng, lãng phí ngân sách nhà nước trong việc xây dựng hệ thống;
- Hệ thống VCIS là hệ thống “đóng” (chương trình phần mềm được được Việt hóa từ hệ thống thông quan điện tử NACCS của Nhật Bản, do hầu hết các tính năng được giữ nguyên theo thỏa thuận chuyển giao của phía các đối tác Nhật Bản), nên
với hệ thống không thực hiện được tự động, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLRR còn hạn chế.