Nguyên nhân, những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nguyên nhân, những hạn chế còn tồn tại

Qua kết quả tổng hợp, phân tích có được từ việc tác giả thực hiện khảo sát thực tế tại Cục HQ tỉnh BR-VT, có thể thấy rằng bước đầu đã đạt được những mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, phải thấy rằng kết quả thực tế đạt được từ việc vận dụng này là chưa cao. Sở dĩ một phần là do chưa phát huy được tính hiệu quả cao nhất, còn chưa coi trọng nhiều trong việc xây dựng hệ thống KSNB,... Nguyên nhân chính dẫn đến việc còn hạn chế trong việc vận dụng và triển khai là do:

-Thứ nhất là, chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự chú trọng trong việc xây dựng mang tính hệ thống (chỉ đang mang tính tự phát, xử lý theo vụ việc).

-Thứ hai là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chưa được đào tạo bài bản, chưa được đào tạo chuyên sâu, và do đó chưa thực sự nhận thức đúng đắn, chưa coi trọng tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong lĩnh vực công mà COSO 2013 đã đề cập rất rõ.

Phân tích ở trên cũng chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong công tác QLRR liên quan đến các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR. Những hạn chế nêu trên là do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện công tác này.

Thứ nhất, QLRR mới được Hải quan Việt Nam nghiên cứu, áp dụng nên việc tiếp cận còn hạn chế; đặc biệt một số cấu phần của QLRR mới được nghiên cứu triển khai, trong đó có những cấu phần còn đang trong quá trình chạy thử nghiệm, nên việc triển khai còn thiếu bài bản; cán bộ, công chức thực hiện còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động này.

Thứ hai, thời gian qua, công tác QLRR còn chưa được sự quan tâm đúng mức tại các cấp, đơn vị hải quan. Nhận thức về công tác này còn đơn giản, chưa thấy hết được tầm quan trọng cũng như vai trò, vị trí của QLRR trong môi trường quản lý hải quan hiện đại. Do vậy, việc bố trí cán bộ, công chức nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện QLRR chưa được chú trọng. Việc triển khai thực hiện QLRR tại một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa quan tâm đến nội dung và chất lượng của công tác này.

Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành về QLRR còn thiếu tính thống nhất tại các cấp đơn vị Hải quan, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân sai phạm hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ, kịp thời các quy trình, quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

Thứ tư, nhận thức và tiếp cận của lãnh đạo các cấp về vai trò, ý nghĩa của thông tin trong công tác QLRR chưa đầy đủ; mới chỉ tập trung đến việc xây dựng hệ thống thông tin mà chưa chú trọng đến việc tiếp nhận, xử lý thông tin có tính tập trung tại các đầu mối, cũng như việc chuẩn hóa thông tin cho việc xử lý tự động và xác định trách nhiệm của từng công chức nghiệp vụ trong việc thu thập, cập nhật thông tin trên hệ thống, nhằm đảm bảo tính tập trung, thông suốt và lan tỏa chia sẻ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ trong toàn ngành.

Thứ năm, sự đồng bộ, chuẩn hóa về hệ thống thông tin trong phạm vi ngành Hải quan và giữa ngành Hải quan với các ngành liên quan đòi hỏi cần thời gian cho việc xây dựng và hoàn thiện; trong khi sự chênh lệch về văn hóa và môi trường quản lý giữa ngành Hải quan với các ngành có liên quan cũng đang là rào cản không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa ngành Hải quan với các ngành này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả tập trung phân tích đánh giá thực trạng tình hình rủi ro trong môi trường hoạt động hải quan; thực trạng tổ chức thực hiện và áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện.

Cũng trong Chương này, tác giả cũng đã tập trung phân tích thực trạng của hoạt động KSNB đối với công tác QLRR; trong đó chú trọng phân tích đến cả hai góc độ: thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật QLRR và áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Qua đó đã khát quát được những kết quả đã đạt được của công tác QLRR, cùng với những hạn chế yếu kém còn tồn tại của công tác này; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của việc tồn tại như trên. Các nội dung này có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để tác giả xây dựng, đề xuất các giải pháp căn cơ.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLRR TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR-VT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)