Phân loại rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2. Phân loại rủi ro

Có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức như sau:

(1) Rủi ro có thể tính toán và rủi ro không thể tính toán.

Rủi ro có thể tính toán được (hay rủi ro tài chính) là rủi ro mà tần số xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán được. Rủi ro không thể tính toán được (hay rủi ro phi tài chính) là rủi ro mà người ta không/chưa tìm ra quy luật vận động nên không tiên đoán được xác suất xảy ra biến cố trong tương lai. Ví dụ: xác suất của biến cố người ngoài hành tinh đổ bộ xuống trái đất.

(2) Rủi ro động và rủi ro tĩnh

Rủi ro động (rủi ro suy tính hay một rủi ro đầu cơ) là rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể dẫn đến khả năng kiếm lời. Rủi ro tĩnh hay rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất nhưng không có khả năng kiếm lời. Ở đây rủi ro tĩnh thường liên quan với sự hủy hoại vật chất, còn rủi ro động liên quan đến sự thay đổi giá cả, giá trị.

(3) Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

Rủi ro cơ bản là rủi ro xuất phát từ sự tác động hỗ tương thuộc về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó trong xã hội. Rủi ro riêng biệt là rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các rủi ro không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)