Phân tích, xác định trọng điểm KTSTQ, sau thông quan và giám sát HQ đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.3. Phân tích, xác định trọng điểm KTSTQ, sau thông quan và giám sát HQ đố

HQ đối với hàng hoá XNK

Khoản 17 Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 thì: “Xác định trọng điểm là việc sử dụng kết quả đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh”.

Trên cơ sở tổng hợp, đối chiếu kết quả đánh giá phân loại rủi ro, cơ quan Hải quan xác định mức độ quan trọng, sự cần thiết của việc kiểm soát đối với từng loại rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro dự kiến được áp dụng. Việc đánh giá chính xác tác động ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro là

cơ sở để cơ quan Hải quan lựa chọn biện pháp phù hợp. Trọng điểm kiểm tra đối với hàng hóa XNK bao gồm ở ba khâu: trong thông quan, sau thông quan và giám sát hải quan.

Về kiểm tra trong khâu thông quan, trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin nghiệp vụ bao gồm: Thông tin, dữ liệu rủi ro trên hệ thống thông tin của cơ quan Hải quan; thông tin về các doanh nghiệp trọng điểm; thông tin doanh nghiệp có nghi vấn vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế; kết quả phân tích thông tin về hàng hóa XNK trước khi đến hoặc rời cảng, cửa khẩu biên giới; hay các đề nghị áp dụng các biện pháp QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK của các đơn vị có thẩm quyền, cơ quan Hải quan xác định các lĩnh vực rủi ro và các đối tượng rủi ro trong từng lĩnh vực; đối chiếu với các tiêu chí và quy định QLRR để phân loại các đối tượng trọng điểm cần lựa chọn kiểm tra trong thủ tục hải quan.

Về kiểm tra sau thông quan, theo quy định hiện hành, cơ quan Hải quan áp dụng tiêu chí QLRR lựa chọn đối tượng KTSTQ để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ. Việc áp dụng tiêu chí QLRR, quản lý hệ thống thông tin nghiệp vụ để xác định trọng điểm KTSTQ, bao gồm: xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện KTSTQ để đánh giá tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế theo kế hoạch hàng năm; xác định lô hàng XNK với mức rủi ro cần tiến hành KTSTQ. Việc xác lập danh sách doanh nghiệp thuộc diện KTSTQ được thực hiện bằng việc cập nhật tiêu chí QLRR (ở hai cấp Tổng cục Hải quan và cấp Cục Hải quan) trên hệ thống thông tin nghiệp vụ; hệ thống sẽ tự động đánh giá, lập danh sách doanh nghiệp KTSTQ để đánh giá tuân thủ theo kế hoạch hàng năm, trong đó đảm bảo: Tiêu chí cấp Tổng cục lựa chọn từ 80% đến 85% số lượng doanh nghiệp theo danh sách; Tiêu chí cấp Cục lựa chọn từ 10% đến 15% số lượng doanh nghiệp theo danh sách; Hệ thống tự động lựa chọn ngẫu nhiên không quá 5% số lượng doanh nghiệp theo danh sách.

sát hải quan, tiến hành thu thập, phân tích thông tin về hàng hóa XNK trước khi đến hoặc rời cửa khẩu và các địa điểm làm thủ tục hải quan khác theo quy định để lựa chọn đối tượng trọng điểm cần tập trung giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trên địa bàn hoạt động hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)