8. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức hải quan về bản chất, vị trí, va
trí, vai trò, mối quan hệ của công tác QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng; nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này có ý nghĩa quyết định cho sự thành công trong việc áp dụng QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây cản trở và làm hạn chế chất lượng, hiệu quả quá trình áp dụng QLRR ngành Hải quan, trong thời gian qua, là do chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác này. Thực tế thời gian qua, trong ngành Hải quan còn không ít cán bộ, công chức hải quan, thậm chí cả những người đang trực tiếp làm công tác QLRR, cho rằng: QLRR là phân luồng kiểm tra trong thông quan, do hệ thống CNTT tự động thực hiện, thuộc về trách nhiệm của Tổng cục, công chức làm ở các lĩnh vực nghiệp vụ khác không có liên quan đến công tác này; hoặc cho rằng, QLRR chỉ đơn thuần là việc xác định đối tượng trọng điểm để kiểm tra,... Do những nhận thức không đầy đủ nêu trên, dẫn đến không quan tâm đến việc thu thập, cập nhập thông tin vào hệ thống cũng như việc phối hợp xử lý các rủi ro theo một cơ chế đồng bộ, thống nhất. Đây đang là một thực trạng đáng lo ngại, gây cản trở quá trình tổ chức thực hiện công tác QLRR của ngành Hải quan. Do đó, việc nâng cao nhận thức đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò, mối quan hệ của công tác QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan là một đòi hỏi khách quan và cấp bách. Trong thời gian tới, ngành Hải quan cần phải tăng cường các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức Hải quan theo một số nội dung sau đây:
quan hiểu sâu về bản chất, vị trí, vai trò, mối quan hệ của công tác QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
Một là, tăng cường công tác giáo dục và đào tạo về QLRR, không giới hạn ở những người làm công tác này. Các chương trình đào tạo nên tổ chức linh hoạt, đa dạng bằng nhiều hình thức, phương pháp thích hợp. Đặc biệt cần coi trong việc đào tạo kiến thức nghiệp vụ QLRR cho tất cả đội ngũ cán bộ chủ trốt của các cấp, đơn vị hải quan; những người giữ trọng trách quản lý điều hành, triển khai thực hiện QLRR. Đây chính là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của việc áp dụng QLRR.
Hai là, để công tác giáo dục, đào tạo về QLRR có hiệu quả cần phải có định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung và đối tượng được đào tạo. Điều quan trọng đối với ngành Hải quan hiện nay là cần có những chương trình “đào tạo nghề” có hiệu quả, do chúng ta đang thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện. Để làm tốt vấn đề này, cần có chiến lược đào tạo cụ thể trong đó chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia thực thụ; những chuyên gia này sẽ thực hiện việc đào tạo lại cho cán bộ, công chức ở phạm vi ngành, cũng như ở từng địa phương. Điều quan trọng là đội ngũ chuyên gia này sẽ nghiên cứu và phát triển những kiến thức học được của chuyên gia nước ngoài vào hoạt động thực tiễn Việt Nam.
Ba là, tăng cường, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của Hải quan các nước, của WCO về QLRR, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung; qua đó vừa học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm về QLRR, vừa đào tạo được đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này.
Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, chúng ta đã chủ động, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo về QLRR của Hải quan các nước, như: Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc,... cũng như cử cán bộ, tham gia các cuộc hội thảo về QLRR ở nước ngoài; đồng thời, tổ chức nhiều chương trình hội thảo ở trong nước, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ của Hải quan thế giới, Hải quan các nước và các công ty xây dựng phần mềm giải pháp ứng dụng QLRR trên thế giới,... Đặc biệt, đã chủ động
do Nhật Bản tài trợ (trong 3 năm: 2008 – 2011). Cho đến nay, dự án này đã tổ chức được trên 20 khoá tập huấn, với khoảng 500 lượt cán bộ, công chức tham gia, ở trong nước và nước ngoài. Qua các chương trình hợp tác, hỗ trợ nêu trên, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ chuyên gia có đủ kiến thức, năng lực trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác QLRR của ngành Hải quan; đội ngũ này đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác QLRR, trong thời gian qua.
Thứ hai, đối với vấn đề ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác QLRR; cần xác định rằng, việc triển khai áp dụng QLRR là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức hải quan, trong đó lực lượng chuyên trách QLRR là nòng cốt, đảm bảo kiểm soát toàn diện các rủi ro, điều phối hoạt động KTHQ thông qua hoạt động nghiệp vụ hồ sơ rủi ro và thiếp lập, áp dụng tiêu chí QLRR. Đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực nghiệp vụ khác; việc thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quan, là thể hiện vai trò và trách nhiệm tham gia thực hiện quy trình QLRR.
Thứ ba, áp dụng QLRR làm nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, trong đó QLRR vừa đóng vai trò là phương pháp luận vừa là kỹ thuật nghiệp vụ (phân tích, đánh giá rủi ro) hỗ trợ cho công chức trong việc đưa ra các quyết định kiểm tra, KSHQ. Do vậy, QLRR không thể tách rời các hoạt động nghiệp vụ, vì nếu tách rời, QLRR sẽ không có môi trường để áp dụng. Đồng thời, các hoạt động nghiệp vụ cũng không được xa rời QLRR, vì nếu xa rời, hoạt động nghiệp vụ không thể đạt được các mục tiêu đặt ra của ngành Hải quan trong bối cảnh hiện nay.
Việc áp dụng QLRR luôn gắn liền với tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, KSHQ. Theo khuyến nghị của Hải quan thế giới thì tính hiệu quả được xem xét ở tính cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật; điều này đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, trong bối cảnh lưu lượng hàng hoá ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tuy vậy, trong từng bối cảnh cụ thể, mục tiêu tạo thuận lợi hay tăng cường kiểm soát có thể được ưu tiên hơn; nhưng nhìn chung hai vấn đề này luôn được cơ quan Hải quan cân nhắc, xem xét trong quá trình áp dụng QLRR.
Công tác QLRR có liên quan đến tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, do vậy để đảm bảo hiệu quả của công tác này, cần phải đặt nó trong một cơ chế thực hiện thống nhất, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, cũng như việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và phản hồi thông tin về quá trình này của tất cả các cấp, đơn vị Hải quan. Cơ chế trên phải được đặt trong một quy trình QLRR tổng thể của ngành Hải quan, trong đó phải mô tả được cụ thể, chi tiết quan hệ phối hợp của các cấp đơn vị, luồng thu thập, xử lý thông tin dữ liệu, các biện pháp, cách thức và phân công lực lượng cụ thể tiến hành xử lý theo các tình huống rủi ro.