Đánh giá thực trạng về đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.2 Đánh giá thực trạng về đánh giá rủi ro

Bảng 2.13. Bảng đánh giá thực trạng về đánh giá rủi ro

STT Câu hỏi Không Không có

ý kiến

1

Việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công chức nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình công tác có được chú trọng?

81/100 2/100 17/100

2 Có tuyên truyền các rủi ro có thể xảy ra

đến toàn thể cán bộ công chức? 76/100 10/100 14/100

3 Có phân bổ nhân lực đối phó rủi ro hay

không? 75/100 15/100 10/100

4

Hệ thống báo cáo thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro có rõ ràng và đáng tin cậy?

86/100 5/100 9/100

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 8/2020)

Theo kết quả đánh giá khảo sát từ 100 cán bộ, công chức Cục HQ tỉnh BR-VT thì muốn hoàn thiện về hoạt động kiểm soát. Cục HQ tỉnh BR-VT cần phải triển khai và phát triển các tiêu chí sau:

- Câu hỏi“Việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công chức nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình công tác có được chú trọng?” nhận được đa số các sự lựa chọn có với tỷ lệ 81% số người lựa chọn, đây là con số khá áp đảo trước tỷ lệ người không đồng ý chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp 2%, người lựa chọn không có ý kiến chiếm tỷ lệ 17%. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì đội ngũ công chức đó đòi hỏi phải có trình độ, năng lực rất tốt, những công chức có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt thì mới có tầm nhìn sâu rộng nhằm phát hiện, nhận dạng đúng các rủi ro đó.

- Câu hỏi“Có tuyên truyền các rủi ro có thể xảy ra đến toàn thể cán bộ công chức?”, đây cũng là một yếu tố có nhiều sự lựa chọn, cụ thể có đến 76/100 người trả lời đồng ý với nhận định này chiếm tới 76%, số người không có ý kiến 14/100 chiếm 14%. Bên cạnh đó, số người không lựa chọn tiêu chí này chiếm 10%. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác đánh giá các rủi ro. Khi phát hiện được các rủi ro, bộ phận đang gặp rủi ro đó phải có trách nhiệm truyền đạt thông tin về rủi ro

các rủi ro đó và có biện pháp đối phó. Đồng thời, còn giúp cho các phòng, ban, chi cục này tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro khác phát sinh.

- Câu hỏi “Có phân bổ nhân lực đối phó rủi ro hay không?” yếu tố này có số người đồng ý cũng khá nhiều, có 75/100 chiếm tỷ lệ 75% số người tham gia đồng ý với tiêu chí này, số người không có ý kiến 10/100 chiếm tỷ lệ 10%, còn lại chỉ có 15% là không đồng ý. Để đánh giá, xử lý các rủi ro thì cần phải xác định về các biện pháp và nguồn lực để đối phó với các rủi ro. Lãnh đạo Cục cần phải phân bổ nguồn nhân lực phù hợp để đối phó rủi ro một cách hiệu quả nhất.

- Câu hỏi “Hệ thống báo cáo thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro có rõ ràng và đáng tin cậy?”. Đa số ý kiến cho nhận định là đồng ý khá cao đến 86/100 người chiếm tỉ lệ 86%. Số người không có ý kiến 9/100 chiếm tỉ lệ 9%. Số người không đồng ý chiếm 5/100 người chiếm tỉ lệ 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)