Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTHQ thông qua việc áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTHQ thông qua việc áp dụng

dụng thống nhất, đồng bộ các biện pháp, quy trình TTHQ, tăng cường theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra của công chức hải quan.

Thực tế chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phát hiện vi phạm thấp trong hoạt động kiểm tra theo kết quả đánh giá rủi ro; trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện kiểm tra, sự thiếu thống nhất, đồng bộ giữa các quy trình thủ tục và biện pháp được áp dụng, đặc biệt là sự tuỳ tiện, đại khái hoặc thông đồng bỏ lọt vi phạm của cán bộ, công chức làm TTHQ hải quan.

Thực tiễn thời gian qua đã có không ít trường hợp tờ khai được hệ thống đánh giá rủi ro cao, phân luồng (đỏ) kiểm tra thực tế hàng hoá, nhưng do thiếu hiểu biết, tuỳ tiện hoặc cố ý thông đồng với doanh nghiệp, cán bộ, công chức đã thay đổi hình thức kiểm tra kiểm tra thành miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh); hoặc có kiểm tra nhưng bao che, bỏ qua cho đối tượng buôn lậu vì động cơ cá nhân.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTHQ, tác giả nghiên cứu đề xuất các biện pháp sau đây:

Một là, tổ chức lại hệ thống các quy trình và biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quy trình, biện pháp này trong quá trình làm TTHQ; trong đó mỗi quy trình phải thể hiện được tính độc lập

hàng hoá, phúc tập... và sự đồng bộ của hoạt động KTHQ với các biện pháp kiểm tra chuyên ngành. Qua nghiên cứu, phân tích về quy trình TTHQ cho thấy, hiện nay đang có sự chồng chéo, không rõ ràng, thiếu tính khoa học giữa các hoạt động kiểm tra. Điều này vừa làm hạn chế hiệu quả, vừa gây ách tắc trong quá trình làm TTHQ. Nhận thức được điều này, hiện nay qua theo dõi được biết ngành Hải quan đang tích cực triển khai gói thầu tái thiết kế quy trình theo hướng đơn giản, hài hoà, phù hợp với chuẩn mực chung quốc tế. Đây cũng chính là điều kiện tốt để ngành Hải quan áp dụng giải pháp này.

Hai là, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của công tác KTSTQ cho việc tạo thuận lợi trong quá trình thông quan. Nghiên cứu thực trạng công tác KTSTQ cho thấy rằng, công tác này đang được thực hiện dựa trên cơ chế xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm thay vì tập trung vào hỗ trợ kiểm tra những rủi ro được chuyển giao từ trong quá trình thông quan, cũng như việc không tập trung vào hoạt kiểm toán và đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nói chung và QLRR nói riêng, ngành Hải quan cần có phương pháp tiếp cận và cách thức tổ chức hoạt động KTSTQ phù hợp; trong đó cần xây dựng cơ chế điều phối hoạt động KTSTQ dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro gắn với việc đánh giá và xử lý rủi ro trong thông quan; xác định, phân loại và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các loại đối tượng rủi ro, đối tượng thuộc diện đánh giá tuân thủ để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá STQ.

Ba là, tăng cường trang bị các phương tiện, thiết bị hỗ trợ hoạt động KTHQ, như: máy soi hàng hoá, máy soi container, các kỹ thuật kiểm tra không xâm nhập; xây dựng các địa điểm kiểm tra tập trung... Đồng thời để phát huy hiệu quả sử dụng các phương tiện, thiết bị này dựa trên ứng dụng QLRR, khi lắp đặt và đưa các thiết bị nêu trên vào ứng dụng, ngành Hải quan cần xây dựng và áp dụng Quy chế quản lý, vận hành và có chế độ theo dõi, kiểm tra cũng như việc cá thể hoá trách nhiệm đối với cán bộ, công chức được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các thiết bị này; tránh để xảy ra tình trạng do không thích làm công việc quản lý, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật (công việc này thường nhàm chán), công chức cố ý

làm sai lệch kết quả, làm vô hiệu hoá hoạt động hoặc cố ý làm hư hỏng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

Bốn là, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTHQ, trong giai đoạn trước mắt, ngành Hải quan cần rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra của công chức trong quá trình làm TTHQ. Trong đó cần phân công, phân cấp rõ nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đối với từng cấp đơn vị hải quan; Đồng thời, thiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện quy trình TTHQ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc cố ý làm trái vì ý đồ, mục đích cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)