8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan và QLRR trong lĩnh vực hải quan
Phương pháp quản lý hải quan truyền thống đứng trước yêu cầu phải thay đổi khi xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới hình thành từ thập kỷ 80 – 90 của thể kỷ XX khiến các dòng lưu chuyển hàng hóa gia tăng nhanh chóng. Thách thức này đặt
ra cho Hải quan các nước bài toán về tính hiệu quả, giải quyết sự quá tải công việc với các nguồn lực có hạn. Sức ép từ yêu cầu cắt giảm thời gian thông quan hàng hóa của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tăng, trong khi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật vẫn phải được thực hiện. Những điều này làm cho mâu thuẫn giữa việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đảm bảo kiểm soát đối với hàng hóa XNK của cơ quan Hải quan ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này được thể hiện cụ thể trong ma trận tạo thuận lợi và kiểm soát Hải quan của David Widdowson dưới đây:
Hình 1.1:Ma trận tạo thuận lợi và kiểm soát
(Nguồn: David Widdowson (2005) Customs Modernization Handbook)
Ma trận đã thể hiện các các cách thức quản lý của cơ quan Hải quan như sau: Ô (1): Mục tiêu quản lý: kiểm soát cao, tạo thuận lợi thấp, đây là cách quản lý quan liêu- quản lý truyền thống của Hải quan: cơ quan Hải quan kiểm soát chặt chẽ tất cả các đối tượng, tạo ra sự cản trở rất lớn cho thuận lợi thương mại toàn cầu;
Ô (2): Mục tiêu quản lý: kiểm soát thấp, tạo thuận lợi thấp, đây là cách quản lý khủng hoảng, không mang lại lợi ích cho hoạt động thương mại cũng như chính phủ; Phương pháp quản lý quan liêu (1) Phương pháp quản lý cân bằng (4) Phương pháp quản lý khủng hoảng (2) Phương pháp quản lý không can thiệp
(3)
Ki
ểm soát
Cao
Ô (3): Mục tiêu quản lý: kiểm soát thấp, tạo thuận lợi cao, đây là cách quản lý không can thiệp, chứa đựng nhiều rủi ro đối với một quốc gia;
Ô (4): Mục tiêu quản lý: kiểm soát cao và tạo điều kiện thuận lợi, đây là cách quản lý cân bằng, tối đa hoá hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và lợi ích của doanh nghiệp.
Mục tiêu quản lý tại ô (4) chứa đựng hai yếu tố mâu thuẫn nhau, tuy khó thực hiện nhưng nó được các cơ quan Hải quan các nước quan tâm và dành nhiều nguồn lực thực hiện bởi những lợi ích to lớn đối với công tác quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Phương pháp quản lý cân bằng nhằm đạt mục tiêu tại ô (4) đã được cơ quan Hải quan nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả với việc thực hiện QLRR. Và đến tháng 06/1999, tổ chức Hải quan thế giới đã thông qua công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục Hải quan gọi tắt là công ước KYOTO sửa đổi trong đó đã đưa ra một số khuyến nghị về việc áp dụng phương pháp QLRR trong hoạt động Hải quan.