Đánh giá thực trạng về giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.5. Đánh giá thực trạng về giám sát

Bảng 2.16. Bảng đánh giá thực trạng về giám sát

STT Câu hỏi Không Không

có ý kiến

1 Có tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau

khi DN đã nộp thuế, thông quan hàng hóa? 86/100 4/100 10/100 2 Có thường xuyên tổ chức định kỳ công tác

thanh tra, kiểm tra nội bộ? 89/100 3/100 8/100

3 Khi phát hiện sai sót có phản ảnh kịp thời và

báo cáo lên cấp trên? 81/100 7/100 12/100

Theo kết quả đánh giá khảo sát từ 100 cán bộ, công chức Cục HQ tỉnh BR-VT thì muốn hoàn thiện về giám sát. Cục HQ tỉnh BR-VT cần phải triển khai và phát triển các tiêu chí sau:

- Câu hỏi “Có tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau khi DN đã nộp thuế, thông quan hàng hóa?”. Với 86/100 người tán thành chiếm tỷ lệ 86%, số người không có ý kiến 10/100 người chiếm tỷ lệ 10% và không đồng ý chiếm 4%. Yếu tố này có thể dẫn đến việc thất thu thuế của ngành Hải quan cũng như các sắc thuế khác nếu như bỏ qua công tác theo dõi, cập nhật và áp dụng QLRR đối với các doanh nghiệp sau khi họ đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế bởi vì: Khi công tác QLRR không được chú trọng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cố tình lách luật để gian lận thuế, trốn thuế thông qua hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế theo số liệu chủ quan do doanh nghiệp tự xây dựng. Bên cạnh đó, công chức hải quan có nhiều cơ hội để thông đồng với doanh nghiệp mà ít sợ bị phát hiện và cuối cùng là tạo tiền lệ không tốt cho công chức hải quan ở bộ phận QLRR thực hiện không đầy đủ chức trách của mình hay như bỏ sót các bước kiểm tra được quy định trong quy trình. Do đó, công tác QLRR cần được duy trì, quan tâm đúng mực và thực sự cần thiết để hạn chế tối đa thất thu ngân sách nhà nước.

- Câu hỏi “Có thường xuyên tổ chức định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ?”. Đây là yếu tố nhận được nhiều sự đồng thuận với 89/100 người chiếm tỷ lệ 89% và có 8/100 người chọn không có ý kiến chiếm tỷ lệ 8%. Riêng ý kiến cho rằng hoàn toàn không chỉ có 3/100 người chiếm tỷ lệ 3%. Việc thường xuyên tổ chức công tác thanh tra kiểm tra giúp phát hiện được nhiều sai sót, khác phục hậu quả khi xảy ra sai sót, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ.

- Câu hỏi “Khi phát hiện sai sót có phản ảnh kịp thời và báo cáo lên cấp trên?”. Theo số người trả lời của phiếu khảo sát, số người đồng ý chọn phương án này 81/100 người chiếm tỉ lệ 81%. Trong khi đó số người có ý kiến trái chiều 7/100 người chiếm tỉ lệ 7%. Số người không có ý kiến là 12/100 người chiếm tỉ lệ 12%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)